Doanh nghiệp Việt đã "rót" 2,4 tỷ USD sang Nga
Wilmar bước chân vào lĩnh vực sản xuất nước chấm tại Việt Nam
Hơn 760 doanh nghiệp “chết” mỗi tháng
Fed sẽ xem xét việc tăng lãi suất tại cuộc họp vào tháng 12
Bất động sản phục hồi giúp ngân hàng 'thổi bay' nợ xấu
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-10-2015
- Cập nhật : 23/10/2015
Doanh nghiệp kêu thua lỗ vì vênh biểu giá nhập khẩu
Tại hội thảo về chính sách xuất nhập khẩu tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp kêu khó trong áp biểu giá thuế nhập khẩu, có sự vênh nhau giữa biểu giá Hải quan áp và mức giá doanh nghiệp nhập khẩu thực tế dẫn đến tình trạng thua lỗ.
Nêu ý kiến tại hội thảo, đại diện Công ty TNHH Máy móc Đại Chính Quang cho rằng doanh Chính sách thuế đang có bất cập khi cùng một sản phẩm cơ quan hải quan áp thuế với biểu giá cao hơn giá thực tế doanh nghiệp nhập và bán, dẫn đến doanh nghiệp bán bị lỗ. Khi doanh nghiệp đến cơ quan hải quan hỏi thì được giải thích rằng mức thuế được áp là khung giá quy định không thay đổi được.
Vị đại diện này đặt câu hỏi với Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) rằng tại sao cơ quan thuế không thể nhìn lại mức giá trần ở thị trường với mức giá mà cơ quan thuế đã áp dụng để có cân đối sát thực tế, doanh nghiệp không bị thiệt.
Cùng ý kiến này, đại diện công ty về thiết bị hàn cho biết doanh nghiệp đang gặp khó về thủ tục hải quan. “Hầu hết doanh nghiệp khi mở rộng giao thương đều có xuất và nhập khẩu, nhưng chính sách thuế đang ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp nhất khi có một sản phẩm nhưng doanh nghiệp áp một biểu giá, hải quan áp một biểu giá, nếu doanh nghiệp để áp biểu giá cũ thì bị cho áp sai và chịu phạt, còn để hải quan áp lại biểu thuế thì doanh nghiệp lỗ. Đây là một kẽ hở nảy sinh tiêu cực trong hải quan, chúng tôi mong muốn làm sao đưa Bộ Tài chính đưa biểu giá thuế đến gần với doanh nghiệp hơn nữa để doanh nghiệp kê khai cho đúng”, Phó Giám đốc công ty thiết bị hàn nói.
Trả lời về vấn đề này, bà Trịnh Thị Bích Ngọc, Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết: Câu chuyện về biểu giá thuế được rất nhiều doanh nghiệp đặt ra. Việt Nam hiện tham gia sâu vào thương mại quốc tế và áp dụng theo công ước quốc tế về giá. Bảng giá cơ quan Hải quan thực hiện qua 6 phương pháp cụ thể. "Tôi nghĩ do doanh nghiệp chưa hiểu rõ chính sách nên chưa có áp dụng đúng trong áp mã thuế. Bảng giá cơ quan hải quan chỉ để tham chiếu, doanh nghiệp khai báo, nếu giá nhập khẩu của doanh nghiệp thấp hơn mức giá hải quan áp thì doanh nghiệp phải chứng minh phải có bằng chứng chứng minh đầy đủ, qua các phương pháp giao dịch, hóa đơn chuyển tiền... Thực tế có nhiều doanh nghiệp khi nhập khẩu đề giá thấp hơn để hưởng ưu đãi thuế".
Theo bà Ngọc, doanh nghiệp khi nhập khẩu, chứng minh được giá thực tế giao dịch sẽ được hưởng mức thuế đúng với giá nhập. Bà Ngọc đưa ví dụ, có doanh nghiệp nhập lô hàng lớn với giá rất thấp nhưng do họ nhập sớm hơn một năm, họ chứng minh được đó là giao dịch đúng với đầy đủ chứng tử, hóa đơn, phiếu chuyển tiền..nên doanh nghiệp được hưởng mức thuế áp thấp ứng với giá doanh nghiệp nhập khẩu.
Bà Ngọc cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về biểu giá thuế với từng ngành hàng, mặt hàng. “Biểu thuế xuất nhập khẩu có nhiều mức thuế, khi nhập khẩu doanh nghiệp cần phân loại hàng hóa, tìm mã số thuế nhập khẩu để áp đúng với sản phẩm của mình. Hiện nay, các doanh nghiệp thường thuê đơn vị khác kê khai mã số thuế nên không hiểu cụ thể, đôi khi bỏ qua những ưu đãi hoặc chịu thiệt”, bà Ngọc nói.
Bà Ngọc nhấn mạnh, áp mã thuế không chính xác khiến doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội ưu đãi, có nhiều doanh nghiệp chịu thiệt thòi khi không hiểu rõ về các mã thuế cụ thể với ngành hàng của mình.
Trung Quốc bán phá giá thép khiến hàng ngàn người mất việc
Trung Quốc hiện đang sản xuất một nửa khối lượng thép của thế giới, nhiều hơn so với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nga và Nhật Bản cộng lại.
Sự bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc trong những thập kỷ qua cũng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất thép của quốc gia này đang dựa trên nhu cầu phát triển đều đặn ở quê nhà.
Hiệp hội Thép Thế giới kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc đối với thép sẽ giảm 3,5% trong năm nay, và khoảng hơn 2% trong năm 2016.
Điều đó có nghĩa là Trung Quốc đang có nhiều thép không cần thiết và lượng thép này đang tràn sang các nước khác với mức giá không phù hợp với thị trường nội địa.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 27% trong 8 tháng đầu năm nay, tương đương với 15 triệu tấn.
Sự gia tăng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc đang bóp nghẹt việc sản xuất ở các nơi khác. Tại Anh, hàng ngàn công việc đang gặp nguy hiểm vì các nhà sản xuất thép đang thu hẹp quy mô hoạt động của mình.
Chỉ mới tuần trước, các nhà điều hành của một nhà máy thép ở phía đông bắc nước Anh cho biết họ không có sự lựa chọn. Theo đó, 1.700 công nhân đã không có việc làm. Nhà sản xuất thép khác ở Anh - Caparo Industries đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 19.10.
Vào ngày 20.10, nhà sản xuất thép Tata Steel của Ấn Độ đã cắt giảm 1.170 việc làm ở Anh.
Một nhà sản xuất thép lớn khác, ArcelorMittal (AMSYF), đóng cửa hai nhà máy ở Nam Phi, khiến hàng trăm người mất việc. Hơn nữa, nhà sản xuất này cũng đang cân nhắc đóng cửa nhiều nhà máy hơn nữa.
Vào tháng 8 vừa qua, công ty này đã đổ lỗi cho nhập khẩu gia tăng nên đã phải đóng một cơ sở ở Georgetown, South Carolina, khiến hơn 200 người mất việc làm.
Chính phủ Anh hy vọng sẽ đạt được các thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.
Liên minh châu Âu đã áp đặt thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc, hy vọng sẽ bảo vệ các nhà sản xuất thép châu Âu.
Các nhà sản xuất thép ở Mỹ đang đẩy mạnh mức thuế tương tự như đối với Trung Quốc. Lĩnh vực sản xuất thép tại Mỹ phải cần tới khoảng 150.000 người, và hơn một triệu việc làm ở Mỹ phụ thuộc vào ngành công nghiệp này, theo American Iron and Steel Institute.
Brand Finance: Thương hiệu FPT có giá trị 239 triệu USD
Với tổng tài sản hợp nhất năm 2014 khoảng 1,027 tỷ USD, giá trị thương hiệu FPT hiện chiếm khoảng 23% tổng tài sản Công ty và được xếp hạng AA+ của Brand Finance (A là mạnh, AA là rất mạnh, AAA là cực mạnh).
Đây là lần đầu tiên, các thương hiệu Việt Nam được hãng định giá thương hiệu có trụ sở tại UK Brand Finance đưa vào danh sách các thương hiệu được định giá hàng năm. Kết quả định giá thương hiệu của Brand Finance được sử dụng và công bố chính thức trên các kênh truyền thông hàng đầu như BBC, CNN, CNBC, Bloomberg, The Economist, The Wallstreet Journal…
Giá lúa ở Hậu Giang tăng mạnh
Hiện giá lúa được thương lái mua tăng từ 400-500 đồng/kg so với 2 tuần trước; trong đó, tăng mạnh nhất là giống IR 50404 khoảng 500 đồng/kg.
Nếu vào thời điểm mưa dầm cuối tháng 9, lúa tươi cắt máy giống IR 50404 chỉ ở mức 3.800-3.900 đồng/kg, thì nay tăng lên 4.300-4.400 đồng/kg, nhưng nông dân còn rất ít lúa để bán; riêng lúa hạt dài đang dao động từ 4.600-4.800 đồng/kg.
Giá lúa tăng mạnh trong những ngày qua, kéo theo thị trường mua bán lúa gạo sôi động hẳn lên. Nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh tìm đến tận đồng ruộng mua lúa, không ít thương lái tranh nhau đặt tiền cọc trước giành mua.
Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, tính đến thời điểm này nông dân trong tỉnh đã thu hoạch khoảng 40.000 ha lúa thu đông trong tổng số gần 49.000 ha xuống giống. Diện tích lúa còn lại chủ yếu tập trung ở thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và một phần Vị Thủy. Hiện lúa đang trong giai đoạn chín, dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm vào đầu tháng 11.
Vinacomin dự kiến hợp tác nhập khẩu than với doanh nghiệp Nhật Bản
Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) thống nhất sẽ đẩy nhanh tiến độ hợp tác về việc nhập khẩu than.
Mới đây, ông Đặng Thanh Hải - Tổng Giám đốc Vinacomin đã làm việc với Tập đoàn Marubeni tại Việt Nam về việc hợp tác lĩnh vực điện, nhập khẩu than.
Tập đoàn Marubeni mong muốn được tiếp tục đẩy mạnh triển khai hợp tác với Vinacomin ở Dự án Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2. Về lĩnh vực điện, hiện tại, ông Đặng Thanh Hải cho biết, Vinacomin cũng đang tiến hành tuyển chọn các nhà thầu cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2 và tập đoàn nhận thấy Marubeni đang có rất nhiều lợi thế, dựa vào hiệu quả hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 1 cũng như các lĩnh vực khác đang triển khai tại Vinacomin.
Đặc biệt, Marubeni mong muốn mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với Vinacomin trên lĩnh vực nhập khẩu than. Về lĩnh vực nhập khẩu than, hai bên thống nhất sẽ đẩy nhanh tiến độ hợp tác. Đây được xem là lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa Vinacomin và Marubeni trong tương lai.
Được biết, Tập đoàn Marubeni thành lập từ tháng 5/1858, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên phạm vi rộng khắp toàn cầu từ thực phẩm, năng lượng đến dệt may, hóa chất, kim loại và khoáng sản, máy móc thiết bị giao thông vận tải.
Trong lĩnh vực năng lượng, Marubeni tham gia vào 33 dự án nhà máy điện tại 22 quốc gia với tổng công suất 29.428 MW và công suất phát ròng 8.680 MW.