Hợp đồng xuất khẩu gạo tháng 10 cao nhất từ trước đến nay
Thu hơn 10.000 tỉ đồng từ bắt buôn lậu
Nhiều hàng nhập giả xuất xứ VN
Nhiều sàn điện tử tan rã, giải thể
Minh oan cho chè ô long
Tin kinh tế đọc nhanh 12-11-2015
- Cập nhật : 12/11/2015
Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp thực phẩm
Các công ty Đan Mạch rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và sẵn sàng chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao về vệ sinh thực phẩm.
Bộ trưởng Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch Eva Kjer Hansen trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 9-11 - Ảnh: Quỳnh Trung
Bà Eva Kjer Hansen, Bộ trưởng Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch, đã khẳng định như vậy trong buổi gặp mặt báo chí ở Hà Nội ngày 9-11 nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát.
Trọng tâm của chuyến thăm nhằm vào củng cố mối quan hệ Việt Nam - Đan Mạch dựa trên Thỏa thuận hợp tác Toàn diện giữa hai nước, tăng trưởng thương mại và những cơ hội mới đi cùng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, đồng thời tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực môi trường và thực phẩm.
Để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực này, phía Đan Mạch còn cử thêm một tham tán phụ trách về môi trường và thực phẩm đến làm việc ở Sứ quán Đan Mạch ở Hà Nội.
Theo bà Eva Kjer Hansen, hiện tại có khoảng 139 công ty Đan Mạch đang có mặt ở Việt Nam, một tỉ lệ khá cao so với các quốc gia khác cũng như với quy mô một nước có dân số chỉ khoảng 5,6 triệu dân như Đan Mạch.
Thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và Đan Mạch đã tăng 73% trong 5 năm qua. Theo Bộ Công thương, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 450 triệu USD năm 2014. Trong 7 tháng đầu năm 2015, thương mại hàng hoá hai nước tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu quần áo và sản phẩm dệt may đến thị trường Đan Mạch và nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản từ quốc gia Bắc Âu này.
Trung Quốc đang đe dọa Boeing và Airbus?
COMAC cho biết họ đã nhận đơn đặt hàng từ 21 khách hàng với tổng số 517 máy bay, chủ yếu là từ các công ty vận tải nội địa, ngoài ra còn từ Công ty GE Capital Aviation Services thuộc Tập đoàn General Electric (Mỹ).
Siết kiểm tra khoáng sản xuất khẩu
Không doanh nghiệp nào dám bao tiêu sản phẩm dài hạn cho nông dân
Ngày 10-11, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ KH&ĐT, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Quyết định 62/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển HTX, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Theo các Sở NN&PTNT, khó khăn lớn nhất trong liên kết tiêu thụ nông sản là đầu ra, không doanh nghiệp nào dám lập ra đề án bao tiêu dài hạn cho nông dân, vì thị trường có nhiều biến động. Khó khăn nữa là nông dân không thể bán trực tiếp cho doanh nghiệp mà phải thông qua nậu vựa, thương lái. Một số nậu vựa còn tạo điều kiện cho thương lái nước ngoài thu mua hải sản, trốn tránh được thuế và các trách nhiệm khác đối với ngư dân. Cần có chế tài xử lý vi phạm hợp đồng, nâng mức kinh phí hỗ trợ, mức liên kết càng cao thì mức hỗ trợ càng nhiều.
Theo ông Vũ Minh Tú - Vụ trưởng Vụ HTX, Bộ KH&ĐT, cần khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập, tổ chức lại hoạt động của các HTX, liên hiệp HTX phù hợp với quy định của Luật HTX năm 2012; mở rộng hình thức liên hiệp HTX quy mô vùng và quốc gia, nhất là ở lĩnh vực tín dụng, nông nghiệp; khuyến khích thành lập HTX quy mô lớn thông qua hợp nhất, sáp nhập HTX. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các HTX; các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; chế biến sản phẩm.
Đồng quan điểm, đại diện Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ NN&PTNTnghiên cứu sửa đổi hoặc thay thế quyết định bằng quyết định khác có phạm vi, đối tượng mở rộng trong các ngành hàng. Cần có chế tài xử lý vi phạm trong hợp đồng cung cấp sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất với doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác tiêu thụ chế biến sản phẩm. Đồng thời nâng mức kinh phí hỗ trợ theo mức độ hợp tác liên kết, mức độ liên kết càng cao thì hỗ trợ càng nhiều. Đặc biệt hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để doanh nghiệp, người sản xuất được tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp.
Mỹ cam kết xóa gần 100% số dòng thuế cho Việt Nam
Theo đó, Việt Nam (VN) sẽ xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới, riêng ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10. Đối với sắt thép, xăng dầu, thịt gà, thịt heo,… VN sẽ xóa bỏ thuế vào năm thứ 10-12. Trong khi đó, dệt may, giày dép, gạo, sữa,… sẽ được xóa bỏ thuế ngay lập tức khi TPP có hiệu lực.
Bộ Tài chính cho biết hai nước có nền kinh tế lớn là Mỹ và Nhật Bản cũng đã có những cam kết xóa thuế cho VN.
Trong đó, Mỹ cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trừ một số sản phẩm đường áp dụng hạn ngạch thuế quan. Cụ thể, Mỹ sẽ xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN như gạo, mật ong, cà phê, trà, hạt tiêu, điều, rau quả đều được xóa bỏ thuế ngay. Về thủy sản, Mỹ xóa bỏ ngay hoặc vào năm thứ ba kể từ khi hiệp định có hiệu lực (riêng cá ngừ chế biến xóa bỏ vào năm thứ 10).
Trong khi đó, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế (chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của VN sang Nhật Bản, tương đương 10,5 tỉ USD) và vào năm thứ 11 xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.
Theo Bộ Tài chính, dự kiến TPP sẽ được ký vào năm 2016. Thời điểm chính thức hiệp định có hiệu lực hy vọng khoảng năm 2018. Trong trường hợp quốc hội một nước nào đó không phê chuẩn TPP thì hiệp định vẫn có hiệu lực với các nước còn lại. TPP sẽ có hiệu lực nếu tối thiểu sáu nước thông qua và chiếm 85% GDP trên 12 nước.