Kiểm soát, giám sát chặt các lô hàng than xuất khẩu
Ấn Độ áp thuế tự vệ 20% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu
Lào Cai cần hơn 36.000 tỷ đồng mở rộng khu kinh tế
Nhật xem xét nhập xoài, thanh long ruột đỏ của Việt Nam
Đầu tư 5,1 tỉ USD, tàu khách Bắc - Nam chạy 95,7 km/h
Tin kinh tế đọc nhanh 23-10-2015
- Cập nhật : 23/10/2015
Kêu gọi Na Uy hỗ trợ đầu tư khu kinh tế biển
VN mong muốn Na Uy hỗ trợ xây dựng khu kinh tế biển đẳng cấp thế giới tại Phú Quốc, Quảng Ninh hay Khánh Hòa, trong đó đặc biệt là đảo ngọc Phú Quốc.
Cáp ngầm 110kV Hà Tiên - Phú Quốc treo trên phao đang được kéo từ từ vào bờ đất liền Hà Tiên (tại ấp Hòa Phầu, xã Thuận Yên) bằng máy kéo.
Ông Bùi Tất Thắng, viện trưởng Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ KH&ĐT, khẳng định như vậy tại tọa đàm “Chiến lược phát triển các ngành kinh tế biển: kinh nghiệm của Na Uy và triển vọng ở VN” do Bộ Ngoại giao VN tổ chức tại Hà Nội ngày 20-10.
Theo ông Thắng, dù có chuyển biến trong 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia nhưng VN vẫn còn loay hoay chưa xác định đúng “tọa độ” để phát triển các cảng biển chủ lực tầm vóc quốc tế.
PGS.TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho rằng để thúc đẩy phát triển kinh tế biển hiệu quả hơn, VN cần có những nghiên cứu đầy đủ về tài nguyên biển, đổi mới khoa học công nghệ, cải thiện năng lực tài chính, nguồn nhân lực... và quan trọng nhất là chọn tọa độ ưu tiên phát triển cảng biển, chứ không đầu tư tràn lan như hiện nay.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, GS Torger Reve, giám đốc Trung tâm cạnh tranh hàng hải ĐH Kinh doanh Na Uy, cho biết mô hình phát triển kinh tế biển của Na Uy được xác định là tạo “mức độ hấp dẫn” hơn là cạnh tranh với những đối thủ khác, dựa trên kiến thức công nghiệp chuyên sâu, nhóm doanh nhân chủ lực, các nhà đầu tư mạo hiểm, khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, thể chế phù hợp và lãnh đạo có tầm nhìn.
Bà Dilek Ayhan, quốc vụ khanh Bộ Công thương và thủy sản Na Uy, cho biết VN là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Na Uy, nhất là trong lĩnh vực chế biến, đánh bắt thủy sản. Do đó, Chính phủ Na Uy đặc biệt quan tâm đến đàm phán hiệp định thương mại tự do với VN để thúc đẩy hợp tác hơn nữa.
Giá gạo Việt Nam lại cao hơn gạo Thái
Sau một thời gian dài luôn ở mức thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, vào thời điểm này, giá giao dịch nhiều loại gạo xuất khẩu của nước ta đã lại cao hơn so với gạo Thái.
Cụ thể, ngày 19/10, giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã tăng lên ở mức 345-355 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với ngày 15/10, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan vẫn đứng yên. Vì vậy, gạo 25% tấm của Việt Nam hiện cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan tới 15 USD/tấn.
Cũng trong ngày 19/10, gạo 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 365-375 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với ngày 15/10, trong khi giá giao dịch gạo 100%B của Thái Lan lại giảm xuống.
Do đó, giá giao dịch gạo 5% tấm của Việt Nam đang ngang bằng với giá giao dịch gạo 100%B của và cao hơn giá gạo 5% tấm của Thái Lan (vì ở nước này, gạo 5% tấm thường được định giá thấp hơn gạo 100%B khoảng 15 USD/tấn). Riêng chủng loại gạo tấm, thì loại 100% tấm của Việt Nam đang có giá giao dịch 305-315 USD/tấn, ngang bằng với gạo A1 Super của Thái Lan.
So với các nước xuất khẩu lớn khác là Ấn Độ và Pakistan, giá gạo Việt Nam cũng đang cao hơn khá nhiều: gạo 5% tấm cao hơn 15 USD/tấn so với gạo Ấn Độ và cao hơn 60 USD/tấn so với gạo Pakistan; gạo 25% tấm cao hơn 15 USD/tấn so với gạo Ấn Độ và 65 USD/tấn so với gạo Pakistan; tấm Việt Nam cao hơn 15 USD/tấn so với tấm Ấn Độ và 30 USD/tấn so với tấm Pakistan.
Như vậy từ sau khi trúng thầu cung ứng 450 ngàn tấn gạo cho Philippines và ký hợp đồng bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng liên tục. Nhiều doanh nghiệp dự đoán rằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng trong thời gian tới khi mà Indonesia bắt tay vào nhập khẩu gạo.
Coca-Cola Việt Nam bắt đầu đóng thuế sau 20 năm lỗ liên tiếp
Nội dung nêu trên được doanh nghiệp gửi tới UBND TP HCM ngày 19/5, song chỉ vừa được công bố ra bên ngoài. Theo đó lợi nhuận tính thuế năm ngoái của Coca-Cola Việt Nam là 16,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với mức 7 triệu USD của năm 2013. Tổng số thuế đóng trong năm 2014 đạt 20 triệu USD, trong khi sản lượng tiêu thụ tăng 25%. Như vậy sau nhiều năm liền công bố thua lỗ, công ty này đã bắt đầu có lãi và đóng thuế.
Cũng trong năm 2014, Coca-Cola đầu tư thêm 210 triệu USD mở rộng kinh doanh. Công ty tạo ra 2.200 lao động và gần 22.000 người làm gián tiếp cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Doanh nghiệp cũng cho biết đã chi hơn 850.000 USD phát triển nguồn nhân lực.
Cuối tháng 12/2012, Cục Thuế TP HCM đã công bố tình hình sản xuất kinh doanh và khẳng định từ khi thành lập năm tại Việt Nam năm 1994 đến cuối năm 2012, Coca-Cola thua lỗ triền miên dù doanh thu vẫn tăng đều qua các năm. Coca-Cola cũng xác nhận lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Chính việc liên tục báo lỗ này đã khiến Coca-Cola dính nghi án chuyển giá.
Thời gian | Doanh thu | Lợi nhuận |
Năm 2004 | 728 | -110 |
Năm 2005 | 809 | -108 |
Năm 2006 | 1.026 | -253 |
Năm 2007 | 1.029 | -206 |
Năm 2008 | 1.276 | -132 |
Năm 2009 | 1.752 | -39 |
Năm 2010 | 2.529 | -188 |
Năm 2013 | Chưa công khai | 150 |
Năm 2014 | Chưa công khai | 357 |
Đơn vị: tỷ đồng
Tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 9, khi một số ý kiến nghi ngờ việc Coca-Cola Việt Nam liên tục báo lỗ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng không thể nói công ty này chuyển giá khi trong tay không có bằng chứng. Bộ trưởng Vinh cũng thông tin vừa có chuyến thăm đến thủ phủ của Coca-Cola tại Mỹ và nhận được cam kết của Tập đoàn có 130 năm tuổi này nếu ai phát hiện được sai phạm sẽ chịu trách nhiệm.
"Không phải Coca-Cola cứ mở rộng, không có lãi thì gọi là chuyển giá. Họ đã bắt đầu nộp thuế và có lãi. Dự kiến thời gian tới Coca-Cola tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam và cam kết có lãi”. Bộ trưởng Vinh cho biết.
Đại gia dầu mỏ Ấn Độ nhảy vào mảng mua sắm trực tuyến
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Reliance Industries Ltd (RIL), tỷ phú Mukesh Ambani cho biết công ty sẽ ra mắt trang bán lẻ trực tuyến chuyên về thời trang và thiết bị điện tử vào cuối năm nay. Ông Mukesh là người giàu nhất Ấn Độ và xếp thứ 39 thế giới (theo Forbes) với giá trị tài sản ước tính 21,4 tỷ USD.
Hãng sẽ tung ra thị trường mẫu điện thoại thông minh riêng với thương hiệu LYF, sau khi hoàn thiện dịch vụ di động 4G. Reliance Jio - công ty con kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông của RIL, đang thực hiện chương trình thử nghiệm dịch vụ 4G và sẽ triển khai dịch vụ thương mại vào cuối năm nay. Doanh nghiệp này cũng đã lên kế hoạch cung cấp dịch vụ 4G với giá chỉ bằng 1/3 so với các đối thủ khác như Airtel, Vodafone và Idea.
"Kế hoạch này nhằm tấn công thị trường thương mại điện tử cùng với Reliance Jio và sẽ được tiến hành từng bước một", Gaurav Jain - Giám đốc chiến lược hãng bán lẻ Reliance Retail nói.
RIL sẽ cung cấp nhiều thương hiệu thời trang quốc tế trên website thông qua việc bắt tay với các công ty ở Singapore, Australia, Nga, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty này dự kiến trình làng nền tảng mua sắm trực tuyến riêng biệt mang tên Reliance Digital cho tất cả mặt hàng điện tử được bày bán tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống của mình.
Theo Ibtimes, công ty của tỷ phú Ambani cũng có kế hoạch mở rộng kinh doanh bán lẻ tạp hóa trực tuyến đến nhiều thành phố khác. Hiện dịch vụ này mới hoạt động ở Mumbai. "Với sự hỗ trợ của thương mại điện tử và việc mở rộng thị trường, Reliance Retail sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn trong năm nay", ông Ambani nói.
EU đầu tư 21 tỷ USD vào Việt Nam
Quy mô trung bình một dự án của EU tại Việt Nam là 12,6 triệu USD, cao hơn mức trung bình của các đối tác đầu tư khác.Trong tổng số 23 quốc gia EU đầu tư vào Việt Nam có 5 quốc gia EU đầu tư mạnh bao gồm: Hà Lan, Vương quốc Anh, Pháp, Luxembourg và Cộng hòa Liên bang Đức. Riêng 5 quốc gia này chiếm 82% tổng FDI của EU vào Việt Nam.
FDI từ EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở các trung tâm kinh tế lớn và các tỉnh có cơ sở hạ tầng tốt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng,…
3 lĩnh vực tại Việt Nam đượccác nhà đầu tư EU quan tâm đầu tư bao gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo; điện và kinh doanh bất động sản. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 573 dự án có tổng vốn đầu tư 6,29 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.