Nhật thử máy bay thương mại đầu tiên sau 50 năm
Thái Lan giành hợp đồng bán gạo hơn 200 triệu USD cho Indonesia
Nhà đầu tư ngoại xây resort 80 triệu USD tại Hồ Tràm
Đình chỉ hóa đơn, bêu tên doanh nghiệp chây ỳ nộp thuế
VietinBank rót 20.000 tỉ đồng vào bất động sản TP.HCM
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-11-2015
- Cập nhật : 10/11/2015
Ngân hàng thừa tiền, 'không thèm' vay mượn trên thị trường mở
Giống bắp GMO tăng gấp đôi sau nửa năm
Phú Quốc có thêm dự án nghỉ dưỡng hơn 1.000 tỷ đồng
Cuối tuần qua, tại Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, tập đoàn Sao Mai đã khởi công xây dựng dự án khu nghỉ mát Sao Mai Resort Phú Quốc và ký hợp tác chiến lược với BIDV chi nhánh Phú Quốc.
Tọa lạc tại Bãi Trường, dự án Khu nghỉ mát Sao Mai resort Phú Quốc có tổng diện tích là 20 ha, trong đó 10 ha là resort và du lịch sinh thái, 10ha còn lại là khách sạn và khu đô thị, với tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng,
Tập đoàn Sao Mai sẽ dành ra 600 tỷ đồng trong tổng số tiền mặt 1.072 tỷ đồng vừa thu về từ đợt phát hành thành công vào tháng 9/2015 vừa qua để đầu tư vào dự án này. 50% giá trị còn lại được giải ngân từ nguồn vốn vay do một số ngân hàng lớn đã đồng ý tài trợ. Theo kế hoạch, khu đô thị sẽ hoàn thành trong năm 2016 và khu resort sẽ hoàn thành trong năm 2018.
Khai thác khoáng sản sai quy định, bị phạt trên 700 triệu đồng
Ngày 9/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quốc Anh (Công ty Quốc Anh) với tổng số tiền phạt 720,545 triệu đồng, do có hành vi khai thác khoáng sản (móc hầm đất) sai quy định thiết kế, sai địa điểm được ghi trong giấy phép.
Theo phản ánh nhiều lần của người dân và báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện ChâuThành về tình trạng khai thác vật liệu xây dựng (đất, đá) tại ấp Bình Long, xã Thái Bình, huyện Châu Thành của Công ty Quốc Anh không đúng quy định, vượt độ sâu, sai thiết kế, sai địa điểm quy định, gây sạt lỡ, ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Ngày 25/6, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, cán bộ địa chính xã Thái Bình và Ban quản lý ấp Bình Long tiến hành giám sát, kiểm tra, đo đạc lại toàn bộ hiện trường khu vực khai thác đất của Công ty Quốc Anh, do ông Nguyễn Văn Duyên làm Giám đốc.
Qua kiểm tra, phát hiện Công ty này có nhiều sai phạm so với giấy phép và thiết kế được ngành chức năng phê duyệt. Cụ thể tại ao số 1, Công ty khai thác đến độ sâu 7,286m, vượt 1,286m so với độ sâu được cấp phép, khối lượng khoáng sản Công ty khai thác vượt độ sâu là hơn 8.200m3 (vượt 21%).
Tại ao số 2, khai thác đến độ sâu 7,196m, vượt 1,196m so với độ sâu cho phép, khối lượng Công ty khai thác vượt độ sâu là hơn 6.250m3 (vượt 19%).
Ngoài ra Công ty còn khai thác vượt ra ngoài diện tích so với vị trí cho phép với diện tích hơn 460m2 , độ sâu khai thác 1,2m, khối lượng Công ty khai thác vượt là gần 560m3 đất.
Chiếu theo quy định, Công ty Quốc Anh bị phạt tiền 120 triệu đồng về các sai phạm kể trên; đồng thời Công ty còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung, truy thu số lượng đất khai thác vượt khối lượng đã bán, quy ra thành tiền là 600,545 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quốc Anh phải nộp vào ngân sách Nhà nước là 720,545 triệu đồng về hành vi sai trái của mình.
Thị phần “Big 4” ngân hàng tiếp tục áp đảo
Báo cáo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, quy mô vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại nhà nước thấp hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại cổ phần nhưng lại “cõng” trên mình khối tài sản và thị phần cho vay vượt trội.
Số liệu thống kê cập nhật đến tháng 9/2015, tổng quy mô vốn điều lệcủa khối ngân hàng thương mại nhà nước ở mức 137,7 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 30,16% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống.
Tuy nhiên, cũng đến thời điểm trên, tổng tài sản của khối này đã tăng lên tới 3.157 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 45,96% toàn hệ thống.
Huy động vốn của khối ngân hàng thương mại nhà nước đến tháng 9/2015 vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong toàn hệ thống với 46,19%; thị phần cho vay còn chiếm mức cao hơn với 50,89%.
Ngược lại, khối ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vốn lớn hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại nhà nước, nhưng các thị phần kinh doanh lại thấp hơn.
Cụ thể, tính đến tháng 9/2015, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại cổ phần đạt tới 190,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,72% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống. Nhưng khối tài sản họ vác trên vai thấp hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ 2.734,4 nghìn tỷ đồng.
Huy động vốn của khối ngân hàng thương mại cổ phần đến tháng 9/2015 chiếm thị phần 43,03%; thị phần cho vay chỉ chiếm 38,61%.
Với quy mô vốn thấp hơn nhưng gánh trên vai khối tài sản lớn hơn, thị phần và quy mô cho vay lớn hơn, có một số vấn đề đang đặt ra đối với khối ngân hàng thương mại nhà nước.
Hiện một số ngân hàng thương mại nhà nước đang tính toán phương án phải tăng được vốn điều lệ để cải thiện các chỉ số cơ bản, như hệ số an toàn vốn tối thiểu, trước áp lực thực hiện các tiêu chuẩn Basel 2 từ năm 2016.
Cùng đó, một trong những chỉ báo quan trọng về quản trị rủi ro thanh khoản là tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) của khối ngân hàng thương mại nhà nước cũng ở mức cao.
Yêu cầu giảm được tỷ lệ LDR cũng đang đặt ra quyết liệt, theo mục tiêu xuống mức 90% vào cuối năm nay mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, trong khi số liệu cập nhật đến cuối tháng 9/2015 trên Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước ở mức 96,74%.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, tỷ lệ LDR đến cuối tháng 9/2015 dễ chịu hơn với 79,45%, và bình quân toàn hệ thống là 88,54%.