30% người tiêu dùng tham khảo mạng xã hội để mua sắm
Vietjet Air mua 30 máy bay trị giá 3,6 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may sang Indonesia, Hong Kong tăng mạnh
Nhập khẩu gần 1,5 tỷ USD bông sau 10 tháng
Xuất khẩu dệt may sang Indonesia, Hong Kong tăng mạnh
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-11-2015
- Cập nhật : 09/11/2015
Khánh thành nhà máy phân bón lớn nhất khu vực Tây Bắc
Ngày 7/11, Tập đoàn hóa chất Việt Nam, Công ty cổ phần DAP số 2 Vinachem đã tổ chức khánh thành Nhà máy phân bón cao cấp diamon photphat (DAP) số 2 tại Khu công nghiệp Tằng Lỏong, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh việc nhà máy DAP số 2 đi vào hoạt động chính thức sẽ góp phần nâng tổng sản lượng phân bón DAP sản xuất trong nước lên 660.000 tấn/năm, cung ứng 2/3 nhu cầu DAP trong nước, giúp chủ động trong sản xuất nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu nhà máy hết sức nỗ lực trong công tác quản lý, vận hành sản xuất. Với một dự án hóa chất, nguy cơ phát thải và xâm hại đến môi trường rất lớn. Vì vậy, ngoài đánh giá tác động môi trường đã được chuẩn bị, nhà máy phải xây dựng các phương án ứng phó với những sự cố hóa chất để phối hợp với các lực lượng địa phương dễ dàng xử lý nếu sự việc xảy ra. Đây cũng là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ mà các dự án hóa chất phải hết sức lưu ý đảm bảo dự án phát triển bền vững và an toàn cho cộng đồng.
Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 được xây dựng trên diện tích hơn 72ha tại Khu công nghiệp Tằng Lỏong, huyện Bảo Thắng với quy mô cấp 2 quốc gia. Dự án có tổng mức đầu tư 5.171 tỷ đồng.
Theo thiết kế, nhà máy có năng lực sản xuất mỗi năm lên tới 330.000 tấn phân bón cao cấp diamon photphat, tổng hàm lượng dinh dưỡng hơn 61% và các sản phẩm trung gian như 420.000 tấn axit sulfuric đậm đặc, 162.000 tấn axit photphoric, thời gian vận hành đạt 330 ngày/năm.
Dự án này sẽ giúp thị trường phân bón cao cấp của Việt Nam hạn chế lệ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu vốn bấp bênh về giá và chất lượng, đáp ứng một phần nhu cầu xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, cho biết với Lào Cai, dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 là minh chứng rõ nét cho chủ trương thu hút đầu tư với phương châm "Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển" của tỉnh. Mặc khác, dự án cũng hiện thực hóa chiến lược của tỉnh là tăng cường chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô trên địa bàn. Hiện nhà máy đang sử dụng hơn 300 lao động địa phương./
Ngân hàng lớn thứ hai của Pháp sẽ đóng cửa 400 chi nhánh
Societe Generale, ngân hàng lớn thứ hai của Pháp, vừa công bố kế hoạch trong vòng 5 năm tới sẽ đóng cửa 400 chi nhánh và cắt giảm khoảng 2.000 việc làm trong bối cảnh khách hàng ngày càng chuyển dần sang sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Societe Generale, ngân hàng lớn thứ hai của Pháp, vừa công bố kế hoạch trong vòng 5 năm tới sẽ đóng cửa 400 chi nhánh và cắt giảm khoảng 2.000 việc làm trong bối cảnh khách hàng ngày càng chuyển dần sang sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Frederic Oudea, Giám đốc điều hành Societe Generale, cho biết ngân hàng này hy vọng kế hoạch lớn nói trên sẽ đạt được khi nhân viên nghỉ hưu hoặc tự nguyện nghỉ việc.
Cũng như các chi nhánh của mình và công ty con Credit Du Nord, Societe Generale cũng sở hữu ngân hàng trực tuyến Boursorama, nơi dự kiến sẽ tiếp nhận thêm từ 700.000 khách hàng đến 2 triệu khách hàng trong 5 năm tới, với số tiền đầu tư ước lên tới 1,5 tỷ euro (1,7 tỷ USD).
Trong bối cảnh lượng khách hàng giao dịch tại các chi nhánh giảm sút, từ 57% trong năm 2007 xuống 42% trong năm 2012, Societe Generale đã dần chuyển hướng sang dịch vụ ngân hàng trực tuyến bởi khách hàng có xu hướng liên hệ tư vấn qua email.
Trước đó, Societe Generale thông báo lợi nhuận ròng trong quý 3 đã tăng 28% lên 1,1 tỷ euro.
Alibaba tung 3,7 tỷ USD mua "YouTube phiên bản Trung Quốc"
Hãng thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba công bố mua lại trang video Youku Tudou với giá 3,7 tỷ USD, cao hơn mức giá họ đưa ra trước đây.
Alibaba - gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc - mới đây công bố đã đạt được thỏa thuận mua lại Youku Tudou, một trong những trang video hàng đầu cũng đến từ đất nước tỷ dân. Theo các thống kê, mạng video này hiện có khoảng hơn nửa tỷ người dùng.
Alibaba sẽ phải bỏ ra khoản tiền 3,7 tỷ USD để sở hữu Youku Tudou. Hãng lần đầu tiên công bố kế hoạch mua lại Youku Tudou hồi tháng 10/2015. "Chúng tôi tự tin sẽ củng cố vị thế của mình trên thị trường, và thúc đẩy sự phát triển thông qua việc tích hợp mảng quảng cáo với nền tảng và các dịch vụ Alipay của Alibaba" - Victor Koo, Chủ tịch và CEO của Youku Tudou, cho biết trong một phát biểu.
Cách đây hơn một năm, Alibaba đã tạo nên một thành tích tuyệt vời khi trở thành công ty IPO thành công nhất lịch sử - thu về hơn 25 tỷ USD sau khi chào bán cổ phiếu ra công chúng. Kể từ đó, hãng dùng khoản tiền thu được đem đầu tư và thâu tóm các công ty khác như Jet (hoạt động thương mại điện tử tại Mỹ), Lyft, và Didi Kuaidi (dịch vụ đi chung xe), hay Peel (nhà thông minh).
Những khoản đầu tư này có thể giúp Alibaba mở rộng thị trường, tránh việc bị "chôn chân" tại riêng Trung Quốc - thị trường mà các nhà đầu tư lo lắng đang có dấu hiệu chững lại. Những lo lắng này đã khiến giá cổ phiếu Alibaba trùi sụt trong mấy tháng gần đây, tuy nhiên, tình hình có vẻ đã được cải thiện trong tuần này sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý với những con số đầy lạc quan.
Trung Quốc tái khởi động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Ngày 6/11, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) thông báo sẽ cho phép các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sau khi tạm ngưng hoạt động này vào đầu tháng 7 vừa qua do những những biến động của thị trường chứng khoán.
Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn của CSRC cho biết có 28 công ty được phép phát hành cổ phiếu trước cuối năm nay. Trước đó, những biến động trên thị trường chứng khoán đã khiến sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến tuyên bố hoãn việc phát hành cổ phiếu của 28 công ty này, trong số này có 10 công ty đã chấp nhận các đăng ký mua cổ phiếu và bị yêu cầu hoàn tiền cho nhà đầu tư.
Những công ty này sẽ phát hành cổ phiếu ra thị trường đầu tiên, trong khi 18 công ty còn lại sẽ phát hành trước cuối năm nay. Theo người phát ngôn, CSRC cũng sẽ tiếp tục các cuộc họp thông qua IPO với nhịp độ hợp lý.
Ngày 8/7 vừa qua, CSRC đã cấm các cổ đông lớn và quan chức điều hành cấp cao của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán bán cổ phần trong vòng 6 tháng nhằm ngăn chặn đà lao dốc của thị trường chứng khoán nước này.
Theo CSRC, động thái trên nhằm "duy trì sự ổn định của thị trường vốn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư”. Lệnh cấm được áp dụng đối với các cổ đông lớn - được xác định là những người sở hữu cổ phần trên 5% - như các giám đốc và quan chức điều hành cấp cao của công ty./.
EU hy vọng EVFTA mở ra cơ hội mới hợp tác với Việt Nam
Các nước ủng hộ việc Liên minh châu Âu (EU) sớm ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA) và khẳng định khi EVFTA được triển khai trong tương lai gần sẽ mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới giữa Việt Nam và EU nói chung, cũng như giữa Việt Nam với các nước này nói riêng.
Theo phóng viên TTXVN có mặt tại Luxembourg, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) lần thứ 12 (FMM-12) tại Luxembourg, tối 5/11 (theo giờ Việt Nam), Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc gặp song phương với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Luxembourg, Ireland, Malta và Thứ trưởng Ngoại giao các nước Áo, Slovenia.
Trong trao đổi với đoàn Việt Nam, các nước đều đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ Đổi mới và cho rằng Việt Nam đang trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn về đầu tư và du lịch tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, các nước ủng hộ việc Liên minh châu Âu (EU) sớm ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA) và khẳng định khi EVFTA được triển khai trong tương lai gần sẽ mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới giữa Việt Nam và EU nói chung, cũng như giữa Việt Nam với các nước này nói riêng.
Giới quan chức ngoại giao Thụy Điển và Luxembourg cho biết trong bối cảnh kinh tế-xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển, các nước này sẽ chuyển dần từ hình thức cung cấp viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam (ODA) sang hình thức hỗ trợ mới, thông qua việc hình thành các quan hệ đối tác, đóng góp tài trợ cho các dự án của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng như hình thức hợp tác.
Đồng thời, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực như chống và thích nghi với biến đổi khí hậu, xây dựng hạ tầng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, y tế, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… góp phần giúp Việt Nam thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) do Liên hợp quốc đề ra.
Bên cạnh đó, các nước đều đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với Việt Nam tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc, trong ASEM và trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU, quan hệ Việt Nam-EU; mong muốn tăng cường trao đổi đoàn các cấp với Việt Nam, đặc biệt là các đoàn cấp cao nhằm tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ song phương phát triển.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã thừa ủy quyền của Chính phủ ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao với Malta, góp phần tạo điệu kiện thuận lợi cho việc trao đổi các đoàn công tác giữa hai nước.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Ngoại giao Malta, George Vell nhấn mạnh Malta mong muốn tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Ngoại trưởng Malta cũng đánh giá cao những sáng kiến cũng như đóng góp tích cực của Việt Nam đối với ASEM.
Phía Malta cũng bày tỏ mong muốn hai nước sớm ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước đầu tư, kinh doanh trên lãnh thổ của nhau./