Vốn đầu tư nước ngoài "đổ" vào Bình Dương tiếp tục tăng mạnh
OECD: Kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm 2016
Ngân hàng rút về gần 9.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành
TPP: Sẽ áp hạn ngạch với ô tô cũ
Lọc dầu Dung Quất ùn ứ sản phẩm vì chênh lệch thuế
Tin kinh tế đọc nhanh 09-11-2015
- Cập nhật : 09/11/2015
Nhà đầu tư thực hiện dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng sẽ được 8ha đất tại quận 9
UBND Thành phố HCM đã chấp thuận sử dụng 3 khu đất có tổng diện tích gần 8ha để đàm phán với nhà đầu tư được lựa chọn thanh toán cho Hợp đồng BT dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).
Diện tích và vị trí cụ thể 3 lô đất gồm: 5.500m2 đất tại Lô C8A, Khu A, Khu Đô thị mới Nam TP, phường Tân Phú, quận 7; Trung tâm hạt nhân 42.000m2 tại phường Phước Long B, quận 9 và khu đất có diện tích 31.414m2 tại số 232 đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, quận 9.
Được biết, trước đó UBND TPHCM đã có văn bản gởi Thường trực HĐND TP xin ý kiến về việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT).
Tổng vốn đầu tư sơ bộ (đã bao gồm lãi vay) của dự án khoảng 9.850 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.790 tỷ đồng. Nhà đầu tư đề xuất là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam.
Quy mô giai đoạn 1 của dự án (từ năm 2015 đến năm 2020): Xây dựng 06 cống kiểm soát triều: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định; Xây dựng 6,97 km đê xung yếu và xây dựng 68 cống nhỏ dưới đê, nhà quản lý. Địa điểm: Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 8, huyện Nhà Bè, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh…
Dự án nhằm bảo vệ vùng nội đô trung tâm của TP với diện tích 55.450 ha; triển khai thực hiện đầu tư từ năm 2015 đến năm 2018. Dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ làm giảm các thiệt hại có thể xảy ra do ngập lụt, do triều cường trong khu vực tác động của dự án chiếm diện tích khoảng 570 km2 với 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và Trung tâm TP.
Tràn lan thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
Ngày 5-11, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đồng loạt kiểm tra 4 cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu trên địa bàn thành phố.
Qua kiểm tra, cơ sở kinh doanh tại địa chỉ tại 62 Thợ Nhuộm, quận Ba Đình và cơ sở tại số 17/331, đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng có nhiều sản phẩm được bày bán không có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Trên bao bì sản phẩm không có dán nhãn phụ ghi thông tin về sản phẩm, đơn vị sản xuất, cung ứng.
Mặt hàng phổ biến như nhân sâm, hồng sâm dạng viên, linh chi, nấm lim xanh, đông trùng hạ thảo của Hàn Quốc… và nhiều mặt hàng thực phẩm chức năng khác. Giá trị những mặt hàng được bày bán có giá trị khá lớn, hầu hết từ 1 cho đến vài triệu đồng.
Cụ thể, tại cơ sở số 17/331, đường Trần Khát Chân do ông Vũ Ngọc Huyền (Giám đốc Công ty TNHH XNK và kinh doanh VHP) đứng tên, đoàn kiểm tra phát hiện 30 hộp màu xanh và 13 hộp màu đỏ có chữ nước ngoài trên vỏ hộp. Tất cả 43 hộp bị phát hiện, chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được hóa đơn chứng từ.
Đây là các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và thuốc chống đột quỵ có tên tiếng Việt là Vũ Hoàng Tĩnh Tâm, Vũ Hoàng Thanh Tâm do Công ty Kangdong (Hàn Quốc) sản xuất, người tiêu dùng quen gọi là “An cung Hàn Quốc”. Chủ cơ sở này giải thích rằng đây là lô hàng công ty nhập về làm mẫu và chào hàng nên chưa làm các thủ tục cần thiết.
Tuy nhiên, ông Hoàng Xuân Phương - PGĐ Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Nam Sơn – đơn vị nhập khẩu hai mặt hàng này khẳng định: Công ty đã ký hợp đồng phân phối độc quyền mọi sản phẩm thực phẩm chức năng của Kangdong Hàn Quốc tại Việt Nam. Các sản phẩm đều có tem phụ ghi rõ đơn vị nhập khẩu và phân phối, có tem chống hàng giả của Bộ Công an.
Ông Trịnh Đình Minh, Phó đội trưởng đội QLTT số 14, Chi cục QLTT Hà Nội khẳng định, trong bất cứ trường hợp nào, việc bày bán các sản phẩm Vũ hoàng tĩnh tâm, Vũ Hoàng thanh tâm này đều vi phạm pháp luật
Ông Phương cũng cho biết thêm theo những thông tin do nhà sản xuất Hàn Quốc cung cấp thì những sản phẩm mà lực lượng quản lý thị trường vừa bắt giữ đều là hàng giả, hàng nhái.
Ông Trịnh Đình Minh cho biết cả 4/4 cửa hàng được kiểm tra đều có bày bán không rõ nguồn gốc xuất xứ. Riêng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đột quỵ, lực lượng QLTT đã thu giữ 56 hộp thực phẩm chức năng Vũ Hoàng Thanh Tâm nghi giả trị giá hàng trăm triệu đồng.
Hiện tại, lực lượng quản lý thị trường đang gửi mẫu hàng thu giữ này đi kiểm định chất lượng để tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo thống kê của lực lượng Quản lý thị trường, các sản phẩm thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng rất đang lưu hành trên thị trường là rất lớn.
Đừng mơ năm 2006 trở lại
Một tháng trôi qua đủ để những hồ hởi, phấn khởi ban đầu lắng xuống. Có thể thấy “cơn điên chứng khoán năm 2006” khó trở lại bởi các điều kiện thị trường bây giờ khác xa lúc trước…
Cuối tuần, cà phê với một nhóm bạn chơi chứng khoán. Một người khoe: “Trong máy của tôi vẫn còn lưu tin nhắn từ một người bạn máu mê chứng khoán “hoàn tất đàm phán TPP, năm 2006 sẽ trở lại, múc tẹt ga” . Tin nhắn này tôi nhận được ngay khi có tin bộ trưởng của 12 nước thành viên TPP chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán và đạt được thoả thuận cuối cùng cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hồi đầu tháng”.
Anh này kể tiếp: “Chỉ vài ngày sau, trong hộp thư của tôi lại nhận được bản tin “ảnh hưởng tin tức TPP qua mau” khi các nhà đầu tư chốt lời, giá chứng khoán xuống. Bản tin này cho rằng, TPP là một quá trình, và tin tức về TPP đã có từ trước. Nhiều nhà đầu tư đã đón đầu mua trước và nay chốt lời. Một diễn biến rất đúng với tinh thần “tin ra là bán”.
Từ đó, có thể thấy cách đầu tư “mua khi có tin đồn, bán khi đã ra tin” vẫn tồn tại từ lâu nay. Và cách đầu tư này vẫn rất phổ biến khi nó có đủ sức mạnh để ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán.
Việc mua bán nhanh theo tin, bao gồm tin đồn, tin chính thức, rõ ràng là kiểu chơi của nhà đầu cơ chứ không phải nhà đầu tư đúng nghĩa. Với đầu tư thì cần chọn chứng khoán tốt, sẽ đến lúc nó về đúng giá trị và sinh lời cho nhà đầu tư.
Nhưng với đầu cơ, một quan niệm rất phổ biến ở Việt Nam là “không có cổ phiếu tốt, cũng không có cổ phiếu xấu, chỉ có cổ phiếu tăng giá hay xuống giá”.
Những diễn biến “tăng giá ngoạn mục” rồi “lao dốc không phanh” của cả thị trường cũng như từng cổ phiếu cụ thể, liên tục diễn ra từ cuối năm 2006 đến nay vẫn cho thấy bức tranh tổng thể về một thị trường của những nhà đầu cơ nhỏ lẻ, theo kiểu bầy đàn.
Trong một cuộc trò chuyện với các nhà đầu tư, một broker cho rằng: “Ở Việt Nam nếu áp dụng cách làm “hãy tham lam khi mọi người sợ hãi và hãy sợ hãi khi mọi người tham lam” thì chỉ có mất vốn. Nếu đánh hơi thấy mọi người tháo chạy, thì mình phải tháo chạy nhanh hơn…”.
Một tháng trôi qua đủ để những hồ hởi, phấn khởi ban đầu lắng xuống. Có thể thấy “cơn điên chứng khoán năm 2006” khó trở lại bởi các điều kiện thị trường bây giờ khác xa lúc trước…
THACO ký hợp đồng tín dụng 4.500 tỉ đồng mở rộng đầu tư
Đưa đậu nành Việt Nam tiệm cận với thế giới
Giải thể Công ty Chứng khoán Saigon Tourist
Ngày 4/11/2015, Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định chấp thuận cho Công ty cổ phần Chứng khoán STSC (tiền thân là Chứng khoán Saigon Tourist) giải thể theo đề nghị từ STSC.
Trước giải thể, Chứng khoán STSC đã chấm dứt tư cách thành viên tại 2 Sàn giao dịch Hà Nội và Tp.HCM. Công ty cũng hoàn thành việc tất toán và chuyển khoản tài khoản khách hàng về Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI). Việc tất toán được hoàn thành vào cuối tháng 8 vừa qua.
Năm 2014, Chứng khoán STSC lãi ròng hơn 800 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2015, công ty đã “kịp” lỗ tới 59 tỷ đồng trước khi giải thể. Chi phí nổi cộm nhất trong kỳ của STSC là chi phí hoạt động kinh doanh, lên tới 57,7 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý 3/2015, STSC lỗ lũy kế chưa phân phối 58,2 tỷ đồng (với đóng góp chủ yếu từ 9 tháng đầu năm 2015), vốn điều lệ 318,7 tỷ đồng. Các khoản nợ phải trả cuối quý 3 đã được thu xếp gần hết, chỉ còn 653 triệu đồng, trong đó 455 triệu đồng là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
STSC cũng đã “giải phóng” gần hết số lượng cổ phiếu nắm giữ, chỉ còn vài cổ phiếu lẻ trị giá vỏn vẹn 115.000 đồng. Đầu năm 2015, giá trị cổ phiếu nắm giữ của STSC lên tới 58,7 tỷ đồng.