Giá dầu cọ thô có thể tăng vào cuối năm nay, do nhu cầu tăng và nguồn cung thắt chặt.
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-08-2016
- Cập nhật : 28/08/2016
Bất động sản công nghiệp trở mình nhờ FTA và TPP
Các hiệp định đáng chú ý mà Việt Nam đã ký kết gần đây có thể kể đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); FTA với Liên minh châu Âu; FTA với Hàn Quốc; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mới đây, Bộ Ngoại giao lại công bố tiếp hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Á Âu (EAEU) chính thức có hiệu lực vào ngày 5/10.
Rõ ràng, những bước tiến về mặt ngoại giao này sẽ mang lại lợi ích lớn cho nhiều ngành nghề kinh doanh của Việt Nam. Riêng với bất động sản, công ty tư vấn CBRE nhìn nhận nhu cầu của các ngành liên quan đến bất động sản như khu công nghiệp, nhà kho, và ngành hậu cần sẽ có tăng trưởng đáng kể.
Cụ thể, đối với đất công nghiệp và kho bãi, TPP sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm Việt Nam như Mỹ và Nhật Bản. Hiện đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Các công ty Mỹ sẽ tăng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam và tái nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam nhờ vào việc miễn thuế của nước này trên các sản phẩm quan trọng như hàng may mặc. Các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may lớn đang tọa lạc. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp đang có nhà máy tại các nước châu Á khác như như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,… sẽ chuyển sang Việt Nam để hưởng mức thuế cực thấp của TPP và các hiệp định FTA.
Điều này sẽ gia tăng thêm nhu cầu về đất và nhà xưởng tại các khu công nghiệp, kho bãi và nhà máy. Đối tượng được hưởng lợi lớn nhất là các chủ đầu tư khu công nghiệp, những doanh nghiệp đã đi trước và sở hữu khu công nghiệp, cụm cảng với quỹ đất giá thấp trước đây.
Theo nhận định của Cushman & Wakefied, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành điểm đến công nghiệp hàng đầu trên thế giới do chi phí nhân công thấp và nằm trong khu vực lưu thông hàng hải huyết mạch giữa châu Âu và châu Mỹ. Nhiều doanh nghiệp ngoại đang tìm đến Việt Nam do tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, tạo điều kiện để hình thành một xu thế bất động sản mới là lĩnh vực cho thuê nhà máy, kho bãi. Các đơn vị sản xuất cũng như logistics cũng sẽ chuyển mình trong thời gian tới khi quỹ đất dành cho hoạt động này lại không còn nhiều trong khi nhu cầu về phân khúc này lại có xu hướng tăng cao.
Đón trước làn sóng đầu tư này, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư sẵn sàng hạ tầng để đón sóng đầu tư. Có thể kể tới Địa ốc Hoàng Quân với dự án Khu công nghiệp Hàm Kiệm I tại Bình Thuận và KCN Bình Minh tại Vĩnh Long; hay Becamex với dự án Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex - Bình Phước.
Không chỉ các doanh nghiệp nội địa, các nhà đầu tư nước ngoại cũng thức thời rót vốn đầu tư khu công nghiệp. Tập đoàn Amata (Thái Lan) đã có dự án khu công nghiệp tại Long Thành (Đồng Nai), còn Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) cũng đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư Khu công nghiệp Thăng Long III (Vĩnh Phúc).
Theo các chuyên gia, nhiều tập đoàn đa quốc gia đang chuyển hướng đầu tư rời khỏi Trung Quốc do giá nhân công tăng cao, nên họ sẽ cân nhắc Việt Nam vốn có sẵn ưu thế nhân công giá rẻ hơn, giờ lại còn được hưởng ưu đãi thuế. Nếu như trước đây việc đầu tư vào BĐS công nghiệp của khối ngoại thường ưu tiên Indonesia hay Malaysia, thì nay họ sẽ buộc phải để ý thêm Việt Nam.
Gần đây nhất, LG của Hàn Quốc đã ký hợp đồng thuê Khu Công nghiệp Tràng Duệ của Kinh Bắc trị giá 650 tỷ đồng, và một doanh nghiệp khác cũng ký hợp đồng thuê KCN Hàm Kiệm I (Bình Thuận) của Địa ốc Hoàng Quân với giá trị hơn 11 tỷ đồng. Những hợp đồng trị giá hàng trăm tỷ đồng tại KCN Bình Minh (Vĩnh Long) đang trong quá trình thương lượng.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp TP HCM chia sẻ: “TPP vẫn còn khá sớm để có thể tạo nên những tác động mạnh mang tính tích cực vì còn phải mất khá nhiều thời gian để các nước thành viên bắt nhịp. Nhưng, nếu về tầm nhìn dài hạn thì TPP sẽ mang lại cú hích cực lớn cho BĐS công nghiệp. Chúng tôi hiện nay cũng đang có những chiến lược để thay đổi nhằm làm thế nào để giữ chân được những nhà đầu tư ngoại”.(NCĐT)
Giao dịch BĐS có dấu hiệu chững lại
Hà Nội: Thiếu nhà ở bình dân
Cụ thể, theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường BDDS trong tháng 7/2016 tại Hà Nội có khoảng 1.250 giao dịch thành công, giảm 3,85% so với tháng 6/2016.
Nguồn cung BĐS vẫn tiếp tục tăng nhưng giao dịch thành công trên thị trường đã có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ so với tháng trước, đòi hỏi cần phải có biện pháp quản lý về cung-cầu để thị trường phát triển ổn định.
Phân khúc trung và cao cấp tăng mạnh với hàng loạt dự án nhà ở mới được mở bán. Phân khúc bình dân lại lâm vào tình trạng hạn chế về nguồn cung khi có rất ít dự án mới được mở bán, mặc dù nhu cầu trên thị trường tại phân khúc này vẫn rất lớn.
Giao dịch thành công trên thị trường tập trung chủ yếu tại các dự án có vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín và tiến độ xây dựng nhanh như khu đô thị Gamuda Gardens Yên Sở, quận Hoàng Mai; chung cư Seasons Avenue Mỗ Lao, quận Hà Đông; chung cư 219 Trung Kính, quận Cầu Giấy; Ecolife Capitol Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).
TP.HCM: Giao dịch có dấu hiệu chững lại
Trong khi đó thị trường BĐS TPHCM ghi nhận khoảng 1.200 giao dịch thành công. Tuy nhiên lượng giao dịch đã có dấu hiệu chững lại và giảm 4% so với tháng 6/2016.
"Hiện đang có bất cập trong cơ cấu cung- cầu hàng hóa khi nguồn cung tập trung chủ yếu ở phân khúc trung và cao cấp, dẫn đến tình trạng giao dịch có dấu hiệu chững lại", ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết.
Thực tế cho thấy, nhu cầu về căn hộ cao cấp trên thị trường vẫn không nhiều nhưng các dự án vẫn chào bán ồ ạt.
Một số dự án tiêu biểu thu hút được sự quan tâm của thị trường như dự án Saigon Mia (Quận 7), dự án Vinhomes Golden River (Quận 1), dự án Centana (Quận 2) và dự án Saigon Royal (Quận 4).
Thanh khoản trên thị trường BĐS vẫn tăng đều qua các tháng, từ 20-25%, chứng tỏ thị trường phát triển khá ổn định, không có hiện tượng "sốt nóng".
Điều này đã được Hiệp hội khuyến cáo tới các cơ quan quản lý Nhà nước để có các biện pháp kiểm soát thị trường, đặc biệt chú trọng đến số lượng, nguồn cung và tiến độ các dự án thuộc phân khúc cao cấp phù hợp hơn với nhu cầu thực của thị trường.
Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cần kiểm soát nguồn tín dụng, khuyến khích các doanh nghiệp, chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các dự án nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội đáp ứng với nhu cầu của số đông khách hàng nhằm góp phần điều chỉnh cơ cấu hàng hóa và tình trạng lệch pha cung - cầu trên thị trường này.(NDH)
Doanh nghiệp Nhật chấp nhận rủi ro, đầu tư vào bất động sản
Áp lực thừa cung nhôm ở Trung Quốc!
Theo David Flicking – nhà báo gạo cội của Bloomberg phụ trách mảng Hàng hóa và ngành Tiêu dùng thì tình trạng quá dư thừa nguồn cung của nhôm hiện nay khiến cho nó không thể tăng giá.
Hãy nhìn vào Trung Quốc, tiêu thụ nhôm của quốc gia này đã tăng từ 3,4 triệu tấn năm 2000 lên 31 triệu tấn vào năm ngoái nhưng sản lượng thì tăng lên gần 14 lần, đạt 36 triệu tấn. Kết quả là giá giao dịch của nhôm trên thị trường kim loại LME đang ở mức khoảng 1.650 USD/tấn, gần bằng với mức giá tương tự ở đầu thập kỷ.
“Áp lực cung dư thừa lại đang quay trở lại lần nữa vào nửa cuối năm nay”, Chalco, nhà sản xuất kim loại lớn thứ hai Trung Quốc cho biết khi công bố thông tin rằng 25% doanh thu của họ giảm so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay.
Trước tình hình thị trường, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gia tăng nguồn cung, tỉnh Tân Cương dự định sẽ bổ sung thêm 4,3 triệu tấn từ công suất luyện hàng năm vào 2020, tương đương 12% sản lượng hiện tại của Trung Quốc.
Mông Cổ cũng sẽ cung thêm 2,5 triệu tấn so với cùng kỳ, cộng thêm 2 triệu tấn vào cuối năm 2017 từ vùng ven biển tỉnh Sơn Đông.
Chỉ riêng nguồn cung từ Tân Cương đã vượt qua tất cả sản lượng nhôm của Châu Âu và các nước thuộc liên minh Liên Xô, và đặc biệt là kể từ khi Tân Cương đưa vào áp dụng công nghệ mới, đặt các nhà máy gắn liền các mỏ than, họ sẽ càng sản xuất ra kim loại với chi phí rẻ hơn nữa. Điều này càng khiến giá có thể có cơ hội tăng lên.
Vậy tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ nguồn cung khi doanh thu của chính các công ty Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng từ giá? Câu trả lời là trong một mối quan hệ giữa các nhà máy sản xuất nhôm với vấn đề sử dụng điện, than và vấn đề dân số, họ phải làm nhiều hơn là chỉ sản xuất ra kim loại. Chính việc duy trì sản xuất nhôm đã giúp Trung Quốc tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn và thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển vì mục tiêu chung của nền kinh tế.(NDH)