tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-04-2016

  • Cập nhật : 20/04/2016

Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm ngành cơ khí chính xác Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) Hyu Hang Ha cho biết, hiện doanh nghiệp Hàn Quốc dành nhiều sự quan tâm đến ngành cơ khí chính xác Việt Nam, bởi đây chính là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ mà doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đang rất cần.

nganh co khi chinh xac la linh vuc cong nghiep phu tro dang co nhu cau phat trien manh me.

Ngành cơ khí chính xác là lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đang có nhu cầu phát triển mạnh mẽ.

Chính vì sự quan tâm từ các doanh nghiệp Hàn Quốc mà Triển lãm quốc tế về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại diễn ra từ 26 đến 28-4 tới đây tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ở Hà Nội đã có sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Phát biểu tại buổi họp báo về Triển lãm trên ngày 19-4 tại Hà Nội, ông Trần Việt Dũng- Phó Giám đốc công ty Triển lãm VCCI (đơn vị tổ chức triển lãm cho biết), Triển lãm lần này có sự tham của 16 doanh nghiệp Hàn Quốc. Đây là con số cao hơn rất nhiều từ phía Hàn Quốc so với các triển lãm trước.

Đặc biệt, bên cạnh doanh nghiệp Hàn Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang rất quan tâm thị trường máy móc, thiết bị cơ khí chính xác Việt Nam, nhất là từ khi Việt Nam tham gia sâu rộng các Hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định TPP. “Bởi sự chú ý của doanh nghiệp nước ngoài về thị trường này, để đáp ứng nhu cầu giao thương của doanh nghiệp nên từ năm nay, Triển lãm về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại sẽ được tổ chức mỗi năm một lần thay vì hai năm một lần như trước đây”, ông Dũng cho biết.

Nói về những quan tâm của doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực cơ khí chính xác, ông Hyu Hang Ha cho biết thêm, hiện Việt Nam đang là tâm điểm phát triển kinh tế và giao thương quốc tế. Doanh nghiệp Hàn Quốc nay đã đầu tư khoảng 45 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 4.600 doanh nghiệp. Riêng Công ty Samsung ở Việt Nam nay đã vươn tới con số 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm.

Điều đó cho thấy nhu cầu về máy công cụ, cơ khí chính xác của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam là rất lớn. Việc Việt Nam đã ký FTA với Hàn Quốc, chuẩn bị thực hiện TPP cũng như những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng tốt lên đang là cơ hội kinh doanh, giao thương rất thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp Việt Nam mà cả các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.

“Chúng tôi nhận thấy rằng đây là sự kiện triển lãm lớn nhất và đáng tin cậy nhất tại Việt Nam, là một cơ hội quý giá cho các công ty thành viên của chúng tôi gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với khách hàng tiềm năng, mở rộng mạng lưới kinh doanh và đạt được nhiều giao dịch thành công tại sự kiện”, ông Hyu Hang Ha phát biểu và cho biết trong khuôn khổ triển lãm Hiệp hội Các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng sẽ tổ chức sự kiện “Gặp gỡ kết nối cho cộng đồng các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam”.

Theo Ban tổ chức, Triển lãm có sự tham gia của 175 công ty đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ.


31 cơ sở được xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) vừa công bố danh sách 4 doanh nghiệp, 27 cơ sở nuôi tôm sú sống của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này.

trung quoc la thi truong xuat khau lon thu 2 cua mat hang tom. anh internet.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của mặt hàng tôm. Ảnh internet.

Đây là thông tin do Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vừa thông báo đến doanh nghiệp. Danh sách trên cũng đã được AQSIQ thông báo tới các cửa khẩu phía Trung Quốc.

Trước đó, kể từ ngày 5-2-2015, Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu tôm sú sống của Việt Nam với lý do tiếp tục phát hiện virus gây bệnh trên tôm. Sau đó Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Bộ NN&PTNT, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thúc đẩy Trung Quốc khẩn trương gỡ bỏ lệnh cấm này.

Sau đó, AQSIQ đã đồng ý khôi phục xuất khẩu tôm sú sống sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp đóng gói và cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam từ cuối năm 2015.

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong nảm 2015, các thị trường nhập khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam đều sụt giảm, chỉ có duy nhất thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng.

Trong những tháng đầu năm 2016, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tiếp tục giữ được đà tăng trưởng của năm 2015. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, sau thị trường Mỹ.

Đây có thể là sự chuyển hướng của các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường chính truyền thống gặp khó khăn. Trong khi nhu cầu nhập khẩu tôm để chế biến và xuất khẩu của Trung Quốc tăng do Chính phủ nước này khuyến khích nhập khẩu tôm nguyên liệu để bù đắp sản lượng tôm trong nước đang sụt giảm.


Lo ngại bong bóng đầu tư tái diễn

Tại hội thảo “Hiệp định TPP: Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực tài chính và phát triển kinh doanh của Việt Nam” do Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương tổ chức ngày 12-4 tại TP.HCM, các chuyên gia cho rằng, trong TPP, nếu không có sự kiểm soát tốt, nhiều khả năng tình trạng bong bóng ở các kênh đầu tư sẽ tái diễn như thời kỳ WTO.
cac cam ket mo cua linh vuc tai chinh - ngan hang ve co ban tuong duong voi cac cam ket trong wto.

Các cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính - ngân hàng về cơ bản tương đương với các cam kết trong WTO.

Các cam kết mở cửa ngành tài chính ngân hàng

Ông Nguyễn Xuân Vũ, Trưởng Văn phòng đại diện VietinBank tại TPHCM:

Tham gia TPP sẽ tạo nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam. Việc mở cửa thị trường sẽ giúp thị trường tài chính phát triển và đa dạng hóa với các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng. Cùng với đó, các ngân hàng thương mại có nhiều cơ hội để nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tìm kiếm đối tác chiến lược, tăng huy động nguồn vốn quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cả trong và ngoài nước.

Tiến sĩ Alan Phạm, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital:

TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Hiện đang có nhiều DN niêm yết được hưởng lợi từ TPP… Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến VinaCapital để được tư vấn về các thông tin về cổ phiếu của DN nào sẽ hưởng lợi và sẽ đi lên trong thời gian tới. Đây là cơ hội rất tốt cho các DN, tổ chức tài chính kinh doanh, DN trong nước có thể thu hút thêm các nguồn vốn ngoại nhằm nâng cao năng lực tài chính và quản trị DN. Để tận dụng được các cơ hội này, điều quan trọng nhất mà các DN Việt Nam cần cho các nhà đầu tư thấy đó là năng lực quản trị điều hành và tính minh bạch thông tin trên thị trường.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Bộ Công Thương:

Tham gia vào TPP là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế một cách toàn diện. Có 3 lĩnh vực có thể tận dụng được cơ hội này là tài chính vĩ mô, tài chính ngân hàng và doanh nghiệp. Đây là khu vực bơm máu cho thị trường để duy trì sự ổn định. Việc tham gia vào TPP thì quốc gia nào cũng phải có những thiệt thòi để đánh đổi lấy những lợi ích. Điều quan trọng là mức độ đáp ứng của mỗi quốc gia ra sao để tận dụng lợi ích tốt nhất và hạn chế tốt đa những thiệt thòi.

N.Hiền (ghi)

Bà Vũ Minh Châu, Vụ Hợp tác quốc tế - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, các cam kết về mở cửa ngành tài chính – ngân hàng của Việt Nam trong TPP ở mức tương đương với các cam kết trong WTO. Tuy nhiên, bên cạnh đó TPP cũng có một số điểm mới so với WTO. Cụ thể, cơ chế Ratchet là cơ chế mới so với WTO, các nước TPP sẽ phải giữ nguyên hiện trạng các biện pháp hiện hành, nếu sửa đổi thì chỉ theo hướng tự do hơn. Việt Nam có thời gian chuyển đổi là ba năm khi thực hiện cơ chế này. Ví dụ, nếu Chính phủ Việt Nam thấy "sức khoẻ" của hệ thống ngân hàng đã cải thiện và quyết định cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại lên 35% thay vì 30% như hiện nay, thì sau đó Việt Nam không được phép hạ mức 35% mà chỉ có thể sửa đổi theo hướng nâng thêm.

 

Ngoài ra, TPP cũng quy định các nước thành viên không phân biệt đối xử giữa các tổ chức tài chính của mình và tổ chức tài chính của các nước TPP khi cung cấp dịch vụ tài chính mới. Theo đó, nếu các tổ chức tài chính trong nước được phép cung cấp dịch vụ tài chính mới (mà không cần phải xây dựng mới hoặc sửa đổi luật) thì các tổ chức tài chính của các nước trong TPP cũng phải được cung cấp dịch vụ tương tự. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cam kết mở cửa thị trường thẻ có mã quốc tế, cho phép nhà cung cấp nước ngoài cung cấp qua biên giới các dịch vụ thanh toán bù trừ (không mở cửa thị trường thẻ nội địa).

Đặc biệt, Việt Nam cũng cho phép các nước TPP cung cấp qua biên giới các dịch vụ tài chính vào Việt Nam. Bà Châu chia sẻ, nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép ngân hàng ở nước ngoài cung cấp qua biên giới vào Việt Nam các dịch vụ thẻ, sản phẩm phái sinh… sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trong TPP, Việt Nam chỉ cho phép các ngân hàng ở nước ngoài cung cấp qua biên giới một số dịch vụ như tư vấn tài chính và chuyển thông tin tài chính. Trên thực tế, Việt Nam đã cho phép cung cấp xuyên biên giới hai dịch vụ này trong cam kết WTO.

Tránh vết xe đổ của WTO

Đánh giá về dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, ông Alan Phạm-Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, các khách hàng chưa được phục vụ tốt. Phần lớn thu nhập của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Theo ông Alan Phạm, các ngân hàng nên phát triển đa dạng các dịch vụ cho khách hàng như dịch vụ sổ sách cho doanh nghiệp, quản trị tài chính cho người thu nhập cao, ngoại hối… thay vì chỉ chú trọng tới hoạt động tín dụng. Bà Vũ Minh Châu cũng cho rằng, việc Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài được cung cấp dịch vụ tài chính mới sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài đã hiện diện tại Việt Nam do sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trong nước còn chưa đa dạng.

Ở một góc nhìn khác, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright lại cho rằng sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng là không đáng lo ngại do ngân hàng trong nước vẫn có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, ông Du lại lo lắng rằng dòng vốn đầu tư gián tiếp vào ngân hàng chảy vào Việt Nam quá nhiều sẽ làm cho các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản nóng lên. Kéo theo đó, những trục trặc về chính sách tài chính, tiền tệ như thời WTO nhiều khả năng sẽ xảy ra.

Ông Du cũng cho hay, qua nghiên cứu, tìm hiểu, ông nhận thấy trong khoảng 10 năm qua (kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO), GDP của Việt Nam đã tăng trưởng 80% (nếu tính theo giá cố định thì bằng 1,8 lần năm 2006), nhưng khi tính về chỉ số thu lời của các kênh đầu tư cơ bản như vàng, USD, tiền gửi tiết kiệm bằng VND, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản thì không có một kênh nào có suất sinh lợi danh nghĩa cao hơn lạm phát bình quân. Điều này có nghĩa là suốt 10 năm qua không có kênh đầu tư nào có suất sinh lời thực. Các thành phần có được lợi nhuận cao chỉ là một số DN đầu tư vào bất động sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên... Trong khi đó, giá trị gia tăng của các lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào FDI. Mặt khác, dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ về Việt Nam khá lớn đã làm cho các kênh đầu tư như thị trường chứng khoán, bất động sản nóng lên, tạo thành bong bóng.

Thực tế, trong 10 năm qua rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào đầu cơ thay vì hướng đến kinh doanh ngành nghề cốt lõi. Do đó, dòng vốn ngân hàng cũng chảy mạnh vào bất động sản gây mất cân bằng rất lớn cho thị trường tiền tệ. Việc dòng vốn chủ yếu chỉ mua bán lòng vòng mà không chảy mạnh vào sản xuất, kinh doanh... đã gây ra sự trục trặc và bất ổn của nền kinh tế hiện tại. Theo ông Du, trong 4 động lực phát triển kinh tế là FDI, khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực nông nghiệp thì sau 10 năm, giờ chỉ có FDI là hoạt động tốt. Đây chính là bài học mà Việt Nam cần chú ý khi tham gia TPP để tránh đi vào vết xe đổ.


Chiêu lách luật của VIP Car!

VIP Car- dịch vụ xe khách chất lượng cao đang nở rộ ở Hà Nội. Xe hoạt động dịch vụ này thường là loại xe 16 chỗ được hoán cải, thiết kế lại thành 9 chỗ ngồi rộng rãi, lịch sự.
vip car cua nha xe ninh quynh. anh: q.tan

VIP Car của nhà xe Ninh Quỳnh. Ảnh: Q.Tấn

Sự tiện lợi, chất lượng là điều có thể thấy rõ và giúp VIP Car đang là lựa chọn của nhiều hành khách từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh… và ngược lại.

Dịch vụ đang nở rộ nhưng có vẻ vấn để quản lý hoạt động vận tải này chưa được chặt chẽ.

Mặc dù VIP Car hoạt động theo kiểu vận tải khách tuyến cố định. Nhưng về danh nghĩa, các doanh nghiệp thường ký hợp đồng với những cá nhân có xe dưới dạng xe hợp đồng. Do đó, VIP Car không đón trả khách ở các bến xe theo quy định mà đón trả tận nơi, không theo luồng tuyến.

Để rõ hơn, mới đây, chúng tôi liên hệ nhà xe Ninh Quỳnh từ Hà Nội đi Lạng Sơn và được nhà xe đón khách ngay khu vực Thanh Xuân Bắc (Hà Nội)- địa bàn ô tô khách không được hoạt động; khi ở chiều ngược lại từ Lạng Sơn về Hà Nội nhà xe này cũng đón khách ở nhiều địa điểm trong trung tâm TP.Lạng Sơn mà không đón ở các điểm đón trả khách theo quy định.

Khi trả khách tại Hà Nội nhà xe này cũng trả ở nhiều địa điểm nội đô như Tăng Bạt Hổ (Hoàn Kiếm); Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân); Đại Thanh (Thanh Trì)…

Đáng chú ý, không chỉ lách luật trong hoạt động vận tải hành khách cố định (quy định về luống tuyến, bến bãi), các nhà xe này cũng không phát hành vé cho hành khách, trong khi giá vé thường cao hơn giá xe khách bình thường.

Việc không bán vé khiến cho nhà nước thất thu thuế vì không có dữ liệu (là vé) để quản lý và quyền lợi của hành khách cũng không được đảm bảo (ví dụ trường hợp có xảy ra tại nạn sẽ không có bảo hiểm).

Việc phát triển chất lượng dịch vụ xe khách- phương tiện vận tải chủ lực hiện nay là điều cần thiết. Tuy nhiên, đi đôi với đó, các nhà xe cần tuần thủ pháp luật và cơ quan quản lý (ngành Giao thông, cơ quan Thuế) cũng cần tăng cường kiểm tra để đảm bảo việc cạnh tranh công bằng giữa các DN và chống thất thu ngân sách.


Nhiều công ty Nhật đóng cửa nhà máy sau động đất

Toyota, Honda, Nissan hay Sony đều chịu ảnh hưởng từ các trận động đất cuối tuần qua tại Nhật Bản.

Các trận động đất đã làm rung chuyển Kyushu - trung tâm sản xuất ôtô của Nhật Bản. Hai trận cường độ lớn nhất diễn ra vào thứ Năm và thứ Bảy tuần trước, khiến hàng chục người thiệt mạng và phá hủy hàng nghìn căn nhà.

Việc này đã khiến nhiều công ty lớn tại Nhật chịu hậu quả. Hãng ôtô lớn nhất thế giới - Toyota là một trong những cái tên thiệt hại nặng nhất. Họ tuyên bố thiếu nguyên vật liệu do trận động đất, và phải ngừng sản xuất nhiều dây chuyền lắp ráp trên khắp Nhật Bản tuần này. Cổ phiếu Toyota hôm qua mất 4,8%, kéo chỉ số Nikkei giảm 3,4%.Các hãng khác cũng gặp vấn đề tương tự. Honda đã phải ngừng một nhà máy sản xuất xe máy tại Kumamoto - thành phố chịu trận động đất lớn nhất. Nhà máy có công suất 750 xe mỗi ngày, sẽ đóng cửa đến ít nhất là thứ Sáu tuần này. Đến thời điểm đó, Honda sẽ cân nhắc đã mở lại được hay chưa.

tran dong dat da anh huong den cuoc song cua hang chuc nghin nguoi nhat ban. anh: ap

Trận động đất đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục nghìn người Nhật Bản. Ảnh: AP

Hai nhà máy của Nissan cũng đã phải ngừng hoạt động trong thời gian ngắn. Công ty cho biết họ đã mở cửa trở lại, nhưng vẫn còn quá sớm để nói trước khi nào các nhà máy sẽ hoạt động hết công suất.

Ngoài ôtô, các hãng công nghệ cũng chịu chung số phận. Sony đã phải ngừng một cơ sở sản xuất thiết bị bán dẫn và cảm biến hình ảnh ở Kumamoto.

Hãng này đang đánh giá thiệt hại để quyết định khi nào nhà máy có thể hoạt động lại như bình thường. Tuy nhiên, dư chấn tại khu vực này vẫn còn tiếp diễn. 2 cơ sở khác của Sony cũng đã phải tạm nghỉ, rồi hoạt động lại vào Chủ nhật tuần trước.

Dù vậy, giới phân tích đều cho rằng các hậu quả của động đất với ngành công nghiệp Nhật Bản sẽ không thể lan rộng. "Quy mô thiệt hại có vẻ không lớn và việc đóng cửa sản xuất của các hãng lớn sẽ sớm chấm dứt thôi", Marcel Thieliant - nhà nghiên cứu tại Capital Economics cho biết.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-04-2016

    Trung Quốc tiến dần đến vị trí thống trị giá vàng toàn cầu
    Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất gần 2 tháng
    Intel sắp sa thải 12.000 người
    Pháp truy thu 341 triệu USD tiền nghi trốn thuế từ McDonald's
    Lãi suất âm – cơn ác mộng của các NHTW

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-04-2016

    Toàn cầu đang khủng hoảng chuối
    Bổ sung 13 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ
    15 năm nữa, doanh nghiệp logistics vẫn thiếu nhân lực
    Heineken ăn nên làm ra nhờ Việt Nam
    Mitsubishi Motors gian lận kiểm tra tiết kiệm nhiên liệu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-04-2016

    Xuất khẩu dầu thô giảm gần nửa tỷ USD
    USD xuống thấp nhất 10 tháng sau số liệu nhà ở đáng thất vọng
    Quần áo sản xuất ở Nga rẻ hơn Trung Quốc
    Khủng hoảng thép khiến nhiều nước lo lắng
    Giá dầu sẽ ổn định trở lại từ cuối năm 2017

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-04-2016

    Google trước nguy cơ bị phạt 7,4 tỷ USD
    Lotte thoái lui khỏi cuộc đua mua lại Big C Việt Nam
    Đàm phán Doha thất bại, Nga rục rịch tăng sản lượng dầu thô
    Nhiều nước mở cửa thị trường xăng dầu cho đại gia ngoại
    Ô tô con có thể đóng lệ phí trước bạ mức 50%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-04-2016

    Ngành công nghiệp 'fake' trị giá 461 tỷ USD
    Người Việt chuộng ô tô Thái
    Giá ôtô hạng sang sẽ tăng mạnh
    Arab Saudi và lời đe dọa “nhấn chìm” Iran trong dầu thừa
    Đồng USD suy yếu so với nội tệ của các nước xuất khẩu dầu mỏ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-04-2016

    Tổng cục Hải quan: Dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến
    Mặt bằng bán lẻ TP HCM đứng trước áp lực rớt giá mạnh
    Nhà đầu tư Singapore dẫn đầu M&A bất động sản
    Hàn Quốc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 xuống 2,8%
    ACB đối mặt với thách thức gì?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-04-2016

    NHTW Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất dù cắt giảm dự báo tăng trưởng
    IFC tăng hạn mức tài trợ thương mại cho TPBank lên 30 triệu USD
    Ngân hàng chưa vơi nỗi lo mỏng vốn
    Xem xét tăng thuế nhập khẩu gang thỏi lên 3%
    Hơn 93% doanh nghiệp báo lãi trên sàn HNX trong năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-04-2016

    Nhà giàu châu Á được khuyên mua vào USD
    Thị trường dầu bất ngờ được giải cứu nhờ Kuwait
    Nhật Bản, Kuwait bắt tay bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
    Ðã đến lúc phải thu hút dự án tỉ đô!
    Ngân hàng đầu tư tập trung vào 1% của 1%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-04-2016

    Đại gia Singapore, Nhật Bản “lùng mua” dự án bất động sản Việt
    Thị trường bất động sản chững lại
    Đừng phí tiền quảng cáo “thiên thần hương” trên tivi nữa, người Việt không quan tâm đâu
    Các sàn thương mại điện tử bắt đầu siết hoạt động bán hàng
    Thị trường tài chính Nhật sụt giảm mạnh sau tin động đất

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-04-2016

    Vốn ngoại đổ vào thực phẩm sạch
    Lo ngại bẫy giá cá tra ảo từ thương lái Trung Quốc
    Eximbank lao đao vì “thông tin không tốt”
    Trung Quốc tăng giá nhân dân tệ mạnh nhất tháng Tư
    Các ngân hàng “tranh” bán USD cho NHNN