Ngành công nghiệp 'fake' trị giá 461 tỷ USD
Người Việt chuộng ô tô Thái
Giá ôtô hạng sang sẽ tăng mạnh
Arab Saudi và lời đe dọa “nhấn chìm” Iran trong dầu thừa
Đồng USD suy yếu so với nội tệ của các nước xuất khẩu dầu mỏ
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-04-2016
- Cập nhật : 19/04/2016
Vốn ngoại đổ vào thực phẩm sạch
Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam quan ngại với các loại thực phẩm kém an toàn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại coi đây là cơ hội đầu tư, kinh doanh đầy tiềm năng. Vừa qua, 13 doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn Canada đã sang Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn các cơ hội giao thương. “Xuất khẩu thịt lợn Canada sang Việt Nam năm 2015 đã tăng 230%, đầy ấn tượng. Điều đó cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường đối với các sản phẩm thịt lợn của Canada và cũng minh chứng cho việc người tiêu dùng Việt Nam đặt niềm tin vào chất lượng và sự an toàn của sản phẩm này”, Đại sứ Canada tại Việt Nam - David Devine phát biểu.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến Việt Nam để tìm hiểu về cơ hội giao thương với các đối tác trong lĩnh vực thực phẩm. Ảnh: Đầu tư
Ông David Lennarz, Phó chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp (Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ - USFDA) cho biết, rất nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam thông qua các dự án sản xuất thực phẩm sạch.
“Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc - nơi chi phí sản xuất và lao động đang tăng mạnh - sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam - nơi có rất nhiều tiềm năng trong việc sản xuất thực phẩm”, ông Lennarz nói.
Trên thực tế, Registrar Corp đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005. Hiện đơn vị này đã hợp tác với khoảng 400 doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp cũng đang hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ để sản xuất các loại sản phẩm thực phẩm chất lượng cao tại Việt Nam, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Mỹ.
Trong một diễn biến tương tự, theo một số nguồn tin, dù thất bại trong việc mua lại 14% cổ phần chiến lược tại Công ty Vissan, nhưng Công ty CJ Cheil Jedang (Hàn Quốc) cho biết dự kiến sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp, hoặc mua lại một số công ty thực phẩm.
Việc đầu tư thêm sẽ nâng tổng số vốn đầu tư của công ty này lên 900 triệu USD, với mục tiêu biến Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn thứ 2 (sau Trung Quốc) tại nước ngoài của CJ Cheil Jedang. Hiện nay, CJ Cheil Jedang đã có một trang trại, 4 nhà máy chế biến và một điểm bán lẻ tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tập đoàn Techna (Pháp) - chuyên sản xuất và cung cấp các loại chất dinh dưỡng cho vật nuôi và cây trồng - cũng đang coi Việt Nam là thị trường chiến lược để mở rộng kinh doanh tại ASEAN. Tập đoàn này đã thành lập Công ty Techna Nutrition Việt Nam vào năm 2012 và dự kiến sẽ xây nhà máy tại đây vào năm 2018. Hiện nay, tất cả các sản phẩm của Techna tại Việt Nam đều được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp.
Trong chiến lược kinh doanh của mình, Techna cho rằng, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi đang làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi gia cầm và lợn của Việt Nam. Do vậy, Tập đoàn này cũng đang đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm an toàn, giúp nông dân cải thiện chất lượng chăn nuôi và bớt phụ thuộc vào các chất kháng sinh.
Trao đổi về làn sóng các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm sạch tại Việt Nam, ông Nguyễn Vũ Lộc - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (Cần Thơ) cho rằng, trong khi Việt Nam tràn ngập thực phẩm chất lượng kém, thì nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đã và đang chớp cơ hội này để đầu tư các dự án chuỗi thực phẩm sạch tại Việt Nam.
Theo ông Lộc, Việt Nam có dân số hơn 93 triệu người, với nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, cũng như thu nhập ngày càng được cải thiện. “Điều này giúp các doanh nghiệp nước ngoài củng cố niềm tin rằng, họ sẽ rất thành công tại thị trường Việt Nam”, ông Lộc nói.
Lo ngại bẫy giá cá tra ảo từ thương lái Trung Quốc
Hiện giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ được ghi nhận đã tăng mạnh từ khoảng 19.000 đồng/kg lên 22.500 đồng/kg nhưng vẫn không đủ cung cấp. Nguyên nhân được xác định là do thương lái Trung Quốc tập trung thu mua mạnh. Điều này đang khiến các nhà máy tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ - Nguyễn Minh Toại cho rằng, việc giá cá tra tăng mạnh là tín hiệu vui và là cơ hội tốt cho người nuôi trồng thủy sản. Hình thức mua cá tra của thương lái Trung Quốc là xẻ cá ra cắt khúc hoặc để nguyên con để bán. Nếu trường hợp nào bán đạt được yêu cầu tiêu thụ hàng hóa cho bà con nông dân, người dân đảm bảo có hiệu quả thì Sở ủng hộ. Tuy nhiên, đơn vị sẽ tập trung giám sát việc mua bán có yếu tố nước ngoài.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá cá tra tăng mạnh là tín hiệu tích cực. Song hiệp hội cũng khuyến cáo người nuôi cá và các công ty chế biến xuất khẩu cẩn thận để tránh bẫy “giá ảo” khi thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao.
Eximbank lao đao vì “thông tin không tốt”
Trung Quốc tăng giá nhân dân tệ mạnh nhất tháng Tư
Ngày 18/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ấn định tỷ giá tham chiếu của đồngnhân dân tệ ở mức 6.4787CNY/USD, tương ứng mức tăng 0,18% của Nhân dân tệ so với phiên trước. Đây là mức tăng mạnh nhất một ngày kể từ đầu tháng Tư.
Số liệu của PBoC cho thấy tài chính tổng hợp, một thước đo tăng trưởng tín dụng trong ngành ngân hàng, đạt tổng cộng là 2.340 tỷ nhân dân tệ, tương đương 361 tỷ USD, trong tháng Ba. Đây được xem làm mức tăng các khoản vay tài chính đột ngột.
Các ngân hàng “tranh” bán USD cho NHNN