Xuất khẩu dầu thô giảm gần nửa tỷ USD
USD xuống thấp nhất 10 tháng sau số liệu nhà ở đáng thất vọng
Quần áo sản xuất ở Nga rẻ hơn Trung Quốc
Khủng hoảng thép khiến nhiều nước lo lắng
Giá dầu sẽ ổn định trở lại từ cuối năm 2017
Tin kinh tế đọc nhanh 20-04-2016
- Cập nhật : 20/04/2016
Nhà giàu châu Á được khuyên mua vào USD
Giới quản lý tiền tệ cho các gia đình giàu có châu Á đang khuyên khách hàng mua USD khi đà tăng của các đồng tiền khu vực bắt đầu suy yếu.
Credit Suisse Group AG đang khuyến nghị khách hàng đặt cược đồng bạc xanh sẽ tăng giá so với giỏ tiền tệ, kể cả won Hàn Quốc, đôla Đài Loan, baht Thái và peso Philippines. Trong khi đó, UBS Group AG cho rằng giới đầu tư nên mua vào USD thay vì đôla Singapore và yên Nhật. Stamford Management Pte - đang quản lý 250 triệu USD cho nhà giàu châu Á - cũng thúc giục khách hàng mua vào USD mỗi khi tỷ giá giữa USD và đôla Sing giảm xuống dưới 1,35 SGD/USD.
Việc Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS, tức Ngân hàng trung ương) bất ngờ nới lỏng chính sách tiền tệ hôm 11/4 đã làm dấy lên đồn đoán rằng nhà hoạch định chính sách các nước khác - vốn đang lo ngại về viễn cảnh ảm đạm của kinh tế toàn cầu - sẽ có hành động tương tự. Chỉ số Đôla châu Á Bloomberg-JPMorgan, theo dõi biến động của 10 đồng tiền châu Á được giao dịch nhiều nhất, ngoại trừ yên Nhật, trong tháng này đã giảm 0,2%. Chỉ số này trong 3 tháng đầu năm nay tăng 1,9% - lần đầu tiên tăng trong 7 quý qua khi giới thương nhân điều chỉnh đặt cược vào thời điểm Fed nâng lãi suất.
Koon How Heng, chiến lược gia ngoại hối tại Bộ phận ngân hàng tư nhân và quản lý tài sản của Credit Suisse ở Singapore, cho biết "Chúng tôi nhận thấy giờ đây là cơ hội tốt để mua vào USD khi xét đến sức mạnh của đồng bạc xanh sau đà tăng của các đồng tiền châu Á trong quý I/2016. Một trong những mối lo ngại hiện nay là các ngân hàng trung ương châu Á có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm nay nếu viễn cảnh tăng trưởng kinh tế vẫn ảm đạm".
Triển vọng Trung Quốc tiếp tục hạ giá nhân dân tệ và Fed 2 lần nâng lãi suất trong nửa cuối năm nay sẽ đẩy tăng giá USD, ông Heng cho biết thêm.
Hôm 14/4 vừa qua, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đã bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ bằng cách kìm giá đôla Singapore (SGD) ở mức tăng 0% - thiết lập tốc độ tăng biên độ tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa (NEER) của đôla Singapore (SGD) ở mức 0% - quay trở lại chính sách trung lập từng áp dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Các nhà hoạch định chính sách tại New Zealand, Hàn Quốc và Đài Loan có thể sẽ hạ lãi suất trong những tháng tới để thúc đẩy tăng trưởng, Mansoor Mohi-uddin, chiến lược gia tại Royal Bank of Scotland Group ở Singapore, nhận định. Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) dự định sẽ tăng cường chương trình mua tài sản và hạ hơn nữa lãi suất tiền gửi khi nhóm họp vào ngày 28/4.
Kelvin Tay, phụ trách đầu tư tại Bộ phận quản lý tài sản của UBS ở Singapore, dự đoán, USD sẽ tăng giá so với đôla Singapore lên 1,42 SGD/USD vào quý I/2017 và tăng so với yên lên 122 JPY/USD trong vòng 12 tháng tới.
Trong khi đó, Jason Wang, CEO công quản lý tài sản Stamford Management, cho rằng, USD sẽ tăng giá so với đôla Singapore lên 1,40 SGD/USD trong vài tháng tới và đang khuyến nghị khách hàng mua USD khi đồng bạc xanh giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng qua ở 1,3415 SGD/USD hồi tháng 3 vừa qua.
Thị trường dầu bất ngờ được giải cứu nhờ Kuwait
Sau nhiều tháng chuẩn bị, phiên họp của các nước sản xuất dầu thô tại Doha đã thất bại, dập tắt hy vọng giải quyết tình trạng thừa cung toàn cầu.
Nhưng thật bất ngờ Kuwait lại làm được điều mà nhiều nước thành viên OPEC và ngoại khối không thể làm được.
Cuộc đình công bắt đầu từ hôm Chủ nhật 17/4 đã khiến sản lượng dầu thô của Kuwait - quốc gia Vùng Vịnh - giảm 60%, tương đương 1,7 triệu thùng/ngày, cao hơn đôi chút so với lượng thừa cung toàn cầu trong nửa đầu năm nay. Tình trạng thừa cung đã khiến giá dầu rơi xuống mức đáy 12 năm hồi tháng 1 vừa qua.
Harry Tchilinguirian, phụ trách phận chiến lược thị trường hàng hóa ở BNP Paribas, cho biết, nếu nguồn cung dầu thô của Kuwait gián đoạn trong thời gian đủ lâu, lượng dầu sụt giảm sẽ tương đương với lượng dầu lưu kho ước tính trong quý II năm nay. Tất nhiên, mọi chuyện vẫn là "nếu" vì không rõ cuộc đình công tại Kuwait sẽ kéo dài bao lâu.
Thông tấn xã Kuwait hôm thứ Hai 18/4 dẫn lời người phát ngôn Kuwait Petroleum Corp Sheikh Talal Al-Khaled Al-Sabah, cho biết, công ty này đang cố gắng khôi phục hoạt động tại 2 cơ sở sản xuất dầu thô.
Theo giới phân tích, ngay cả khi các nước sản xuất dầu thô trong phiên họp tại Doha hôm 17/4 vừa qua đi đến nhất trí "đóng băng" sản lượng, thỏa thuận này cũng sẽ không tác động đáng kể đến nguồn cung dầu toàn cầu không một nước nào tham gia thỏa thuận còn khả năng hay có kế hoạch tăng sản lượng.
Kuwait cũng không phải là yếu tố duy nhất có thể mang đến thị trường nhiều tác động hơn so với một thỏa thuận đóng băng sản lượng. Iran - đã tăng sản lượng dầu thô thêm 400.000 thùng/ngày trong năm nay sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua - tuyên bố sẽ bơm thêm ít nhất 300.000 thùng dầu/ngày trong một nỗ lực giành lại thị phần đã mất.
Hơn nữa, Saudi Arabia - đối thủ của Iran - mới là yếu tố đột phá. Mới đây, Phó hoàng thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman cho biết, nước này hoàn toàn có thể đáp lại mọi động thái tăng sản lượng của bất kỳ nước nào. Nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới này có thể ngay lập tức tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày - khoảng 10% - và tăng gấp đôi số này trong vòng 6-9 tháng, ông bin Salman tuyên bố.(NCĐT)
Nhật Bản, Kuwait bắt tay bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
Nguồn cung xăng dầu của liên doanh bán lẻ Idemitsu Q8 sẽ đến từ nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Tập đoàn Idemitsu Kosan (Nhật Bản) hôm 18/4 cho biết, tập đoàn này và Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) đã thành lập Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8 nhằm phân phối các sản phẩm xăng dầu tại Việt Nam.
Theo đó, Idemitsu và KPI mỗi bên sẽ nắm 50% cổ phần trong liên doanh này. Thông báo của tập đoàn Nhật cũng cho hay, Công ty đã nộp hồ sơ lên Chính phủ Việt Nam để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Liên doanh được thành lập nhằm mục đích xây dựng các trạm xăng tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2017. Theo Idemitsu, dự kiến, các trạm xăng này sẽ bắt đầu các hoạt động bán buôn hoặc bán trực tiếp cho các doanh nghiệp trong tương lai. Nguồn cung xăng dầu sẽ đến từ nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), đại diện Idemitsu cho biết.
Hiện tại, Idemitsu không chỉ là một trong 3 công ty lọc dầu lớn nhất nước Nhật, mà còn đang là một trong những nhà bán lẻ xăng dầu hàng đầu. Tại Nhật, có khoảng 3.700 trạm xăng mang thương hiệu Idemitsu, và số người dùng thẻ tín dụng Idemitsu là khoảng 3,23 triệu người.
Hai công ty hiện đang tham gia xây dựng dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa). Theo cơ cấu cổ phần hiện tại, KPI và Idemitsu Kosan mỗi bên nắm 35,1%, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) nắm 25% và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản) nắm 4,8%. Đến nay, dự án đã hoàn thành gần 80% tiến độ xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2017.
Đây là dự án có tổng mức vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, tổng công suất khi đưa vào hoạt động ước tính khoảng 200.000 thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm. Nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ đến từ Kuwait. Một khi hoàn tất, dự án này sẽ nâng tổng công suất lọc dầu của Việt Nam lên 340.000 thùng/ngày.
Theo Tổng giám đốc của NSRP kiêm đại diện của Idemitsu là ông Kazutoshi Shimmura từng trả lời trên tờ Nikkei rằng, các cổ đông đang có ý định tăng gấp đôi công suất dự án lên 400.000 thùng/ngày sau khi xem xét lại tiềm năng của thị trường Việt Nam.(NCĐT)
Ðã đến lúc phải thu hút dự án tỉ đô!
Việt Nam cần thêm những dự án FDI lớn như Intel để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay, giáo sư Nguyễn Mại nhận định.
Câu chuyện “phải kéo được người dẫn đầu” nhắc Giáo sư Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về khoảng thời gian năm 2004. Khi đó, Intel đứng trước 3 lựa chọn điểm đầu tư là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của tập đoàn này, thậm chí còn lập một “tổ đặc nhiệm” để đàm phán với Intel, gồm Giáo sư Nguyễn Mại (thành viên tổ tư vấn kinh tế đối ngoại của Chính phủ làm Tổ trưởng), ông Chu Hảo (Thứ trưởng Bộ Công Thương), ông Nguyễn Bích Đạt (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Phan Hữu Thắng (Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài) và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Đó là lần đầu tiên và duy nhất có quyết định của Thủ tướng về việc lập một “tổ đặc nhiệm” đàm phán về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Intel đưa ra 28 yêu cầu, trong đó có những yêu cầu không chấp nhận được, có những yêu cầu phải đàm phán, còn hơn 10 yêu cầu không phải đàm phán vì đã được quy định trong các luật. Trước đối tác, “tổ đặc nhiệm” có thể quyết định ngay những vấn đề 2 bên quan tâm.
Với giấy phép được cấp, tháng 1.2006, Intel công bố dự án đầu tư 300 triệu USD để xây dựng cơ sở mới và chỉ 10 tháng sau, tập đoàn này công bố tăng quy mô nhà máy lắp ráp và kiểm định chip từ 14.000 m2 lên 46.000 m2, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên 1 tỉ USD. Tính đến cuối tháng 6.2014, Intel Việt Nam đã tạo hơn 1.000 việc làm, tạo ra các hiệu ứng đa chiều thông qua các nhà phân phối địa phương.
“Việt Nam cần thu hút những dự án FDI lớn, có tác dụng lan tỏa như Intel, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay”, ông Mại nhận định.
Cách vận động đầu tư tốt nhất, theo kinh nghiệm của ông Mại, vẫn là người đi trước kéo người đi sau. Sau này, Bắc Ninh cũng chọn cách làm này, trực tiếp vận động Samsung đến đầu tư, với cam kết tạo điều kiện tốt nhất. Samsung đã không vào Hòa Lạc, nơi có diện tích 1.200 ha, hạ tầng tương đối đầy đủ mà chọn Bắc Ninh, sau đấy là Thái Nguyên.
Về vấn đề thu hút các dự án FDI lớn, Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng nước sở tại chỉ có tính chất thúc đẩy, còn quyết định nằm ở chiến lược kinh doanh của các tập đoàn.
Cũng dẫn chứng từ câu chuyện Samsung dịch chuyển sản xuất về Việt Nam, ông Tú Anh nói tập đoàn Hàn Quốc này được “lợi cả đôi đường”. Thứ nhất là để tránh chi phí lương cao. Thứ 2, Bắc Ninh, Thái Nguyên ở gần Trung Quốc, nên họ vẫn dùng được máy móc, thiết bị từ Trung Quốc chuyển sang. Bản chất kinh doanh là lợi nhuận và Samsung đã tận dụng tối đa “quyền mặc cả”, đòi thêm phần lợi cho mình, ngay cả khi mọi điều kiện đầu tư vào Việt Nam đều thuận lợi.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải dành cho họ những ưu đãi nhất định để thu được thuế, có thêm nhiều việc làm. Điều này thể hiện thiện chí, cũng như sự công bằng với các nhà đầu tư.
Thực vậy, Việt Nam cần có những dự án cam kết lâu dài như Intel, Samsung để có thể dùng FDI như một bàn đạp thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Bằng chứng là việc Samsung đầu tư vào Việt Nam (từ năm 1996) đã góp phần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Ông Bang Hyunwoo, Phó Tổng Giám đốc Samsung Điện tử Việt Nam, cho biết tỉ lệ nội địa hóa linh kiện sản xuất của Samsung tại Việt Nam hiện nay vào khoảng 36%. 70% hoạt động sản xuất của Samsung tại 2 nhà máy SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là sản xuất các linh kiện điện thoại, 30% còn lại dành cho các công đoạn lắp ráp sản phẩm hoàn thiện. Tất cả các sản phẩm mới nhất, hiện đại nhất của Samsung Điện tử như Galaxy Note 5, Galaxy S7, Galaxy S7 Edge... đều được sản xuất tại Việt Nam.
Cũng theo ông Bang Hyunwoo, môi trường đầu tư của Việt Nam rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ, có kỹ năng và làm việc chăm chỉ. Ông cũng nhận xét cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, với những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư và cho đây là “yếu tố khiến Việt Nam rất cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á”. Tuy nhiên, ông cũng nói đó “không phải là yếu tố quan trọng duy nhất” thu hút dòng vốn đầu tư của Samsung vào Việt Nam.
Cũng như Samsung, các nhà đầu tư lâu nay quan ngại nhất vẫn là thể chế, hạ tầng và những chi phí phi chính thức. Từ kinh nghiệm của mình, Giáo sư Nguyễn Mại khuyến cáo, tới đây khi tiếp nhận các dự án lớn, nhất là dự án từ các nước tham gia OECD, cần lưu ý các quy định của khối này về chống tham nhũng. Hơn nữa, trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam tham gia, minh bạch là chuyện phải chú ý. Vấn đề này trước đây trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cũng đã được đề cập nhưng ở mức độ thấp hơn.
TPP cũng “nói nhiều” đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ. Hiện nay, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam về cơ bản đã cập nhật với thế giới, nhưng thực thi vẫn là vấn đề khiến các nhà đầu tư nản lòng.
Vì thế, cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn rót vốn vào Việt Nam.Thông thường, một nhà đầu tư vào Việt Nam phải tìm hiểu chính sách. Muốn biết thủ tục về thuế phải đến Bộ Tài chính, muốn đăng ký thì đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, muốn biết về hải quan thì phải đến Tổng cục Hải quan... Các tập đoàn lớn như Intel hay Samsung không làm như vậy, không đi từng nơi để tìm hiểu, hoàn tất thủ tục.Từ kinh nghiệm “tổ đặc nhiệm” trước đây, ông Mại cho rằng các địa phương có thể áp dụng trong trường hợp có những dự án lớn, cần phải tư vấn trực tiếp cho lãnh đạo tỉnh, tránh cho các nhà đầu tư khỏi mất thời gian đi đến các bộ, ngành như hiện nay.
Vấn đề ông Mại đang lo ngại là “quyền lựa chọn nhà đầu tư” không thuộc Chính phủ, mà đã được phân cấp về các tỉnh, trưởng ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Chính phủ vừa được cơ cấu lại, chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Những người mới được bổ nhiệm vào các vị trí quyết định những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài cần “thực thi đúng quyền được lựa chọn” của mình và không nên “bất chấp tất cả” để thu hút FDI, theo ông Mại.
Ngân hàng đầu tư tập trung vào 1% của 1%
Có một danh sách bí mật mà Citigroup Inc. giữ ở bộ phận nghiên cứu cổ phiếu tại cơ sở hoạt động của nó ở Tribeca. Đứng đầu danh sách là một loạt các gã khổng lồ trong ngành quỹ đầu cơ, gọi là nhóm “Focus Five”, mang lại nguồn thu lớn nhất cho Citigroup, gồm Millennium, Citadel, Surveyor Capital, Point72 và Carlson Capital, theo một người nắm rõ thông tin về danh sách trên.
Nhóm 5 công ty quỹ đầu cơ này luôn được Citigroup “chăm sóc tận răng”. Ngân hàng này cung cấp cho họ những ý tưởng giao dịch hay nhất, những cuộc gọi nói chuyện điện thoại nhiều giờ liền với các nhà phân tích, những tiệc tối thân mật với các nhà điều hành, được Ngân hàng cung cấp các mô hình giao dịch theo yêu cầu, cùng nhiều ưu tiên khác. Các nhà phân tích cũng phải thường xuyên liên lạc với các khách hàng trong nhóm Focus Five này.
Nhìn chung, có chưa tới 100 công ty nằm trong danh sách của Citigroup, được xếp hạng theo mức đóng góp của mỗi khách hàng vào doanh thu của ngân hàng này. Danh sách trên đã được sàng lọc vào đầu năm nay. Các chuyên gia phân tích không được khuyến khích dành thời gian cho những khách hàng mà không có tên trong danh sách. Một phát ngôn viên của Citigroup không bình luận gì về mối quan hệ với các khách hàng.
Không riêng gì Citigroup. Trong bối cảnh lợi nhuận ngày càng khó kiếm do các quy định nghiêm ngặt hơn cùng với các mức lãi suất thấp kỷ lục, các ngân hàng đầu tư đang hướng sự tập trung vào tầng lớp siêu giàu của thế giới, gọi là “1% của 1%”, tức những người giàu nhất trong số những người giàu.
Một nhà quản lý quỹ tại một công ty ở Phố Wall (không muốn nêu tên) cho biết bà thậm chí không buồn nhấc máy gọi cho các chuyên gia phân tích hàng đầu tại các ngân hàng lớn, vì bà hiểu được rằng công ty bà “không có cửa”. Các chuyên gia sẽ chẳng thèm nghe điện thoại của bà dù công ty bà quản lý hàng tỉ USD giá trị tài sản.
Thực vậy, các ngân hàng đang tập trung phục vụ cho những khách hàng “đáng giá” tạo ra doanh thu cao nhất cho họ, trong khi ngoảnh mặt làm ngơ đối với những khách hàng khác. Tại Citigroup, Morgan Stanley, HSBC Holdings PLC và nhiều ngân hàng khác, toàn bộ các mảng kinh doanh đều đang tập trung vào tầng lớp siêu giàu. HSBC trong một phát ngôn cho biết Ngân hàng “đang giảm số lượng khách hàng mang lại doanh thu thấp và không có giao dịch” để giúp Ngân hàng xây dựng hoạt động kinh doanh bền vững hơn. Trong khi đó, tại một cuộc họp hồi tháng 1, Tổng Giám đốc Michael Corbat của Citigroup cho biết ngân hàng này đang tập trung hơn vào “các khách hàng mục tiêu”.
Tại Deutsche Bank, đồng CEO John Cryan hồi cuối năm ngoái cho biết Ngân hàng sẽ sàng lọc danh sách khách hàng xuống còn phân nửa trong một số mảng kinh doanh. Các nhà điều hành ngân hàng cũng từng nói về các khách hàng mục tiêu trong bộ phận xử lý giao dịch, nơi khoảng 500 khách hàng tạo ra tới 80% doanh thu.
Nhóm nghiên cứu cổ phiếu của Goldman Sachs cũng tập trung nguồn lực vào những quỹ đầu cơ nặng ký, theo một người thân cận với chính sách của Ngân hàng. Các đại diện của Goldman Sachs và Deutsche Bank đều từ chối bình luận.
Cho dù là mảng thu nhập cố định hay cổ phiếu thì các ngân hàng đều dành sự ưu tiên cho khách hàng “xịn” nhất. Morgan Stanley giờ xếp hạng các khách hàng trong mảng thu nhập cố định châu Âu mang lại mức sinh lời cao nhất thành 3 nhóm: “siêu cốt lõi”, “cốt lõi” và “cơ bản”, theo những người thân cận với vụ việc. Những khách hàng khác - tổng cộng khoảng 2.000 doanh nghiệp - thì bị “hạn chế” tiếp cận các bộ phận nghiên cứu, bán hàng và quản trị của Ngân hàng.
Tại HSBC, khoảng phân nửa trong số 3.000 khách hàng định chế tài chính trong các lĩnh vực tiền tệ, nợ, cổ phiếu và tài trợ thương mại đã bị cắt giảm trong vòng 18 tháng qua, theo một người biết rõ vụ việc. Tổ chức cho vay lớn nhất châu Âu này cũng đã tạo ra một bản danh sách gồm chưa tới 200 khách hàng tổ chức và các khách hàng khác trong lĩnh vực tài chính, xem đó là những khách hàng được họ ưu tiên cao nhất.
Thậm chí các ngân hàng nhỏ hơn cũng có danh sách các khách hàng quan trọng, nhắm đến một số lượng có chọn lọc các công ty đầu tư. Stifel Financial Corp., chẳng hạn, có danh sách gồm 21 khách hàng mục tiêu, theo một nguồn tin. CEO Ronald Kruszewski của Stifel Financial cho biết ông sẽ “rất ngạc nhiên nếu một công ty nào đó bán sản phẩm mà không có danh sách khách hàng”.
Ở vài phương diện nào đó, các ngân hàng gần như không có sự lựa chọn. Trong một thế giới tài chính hậu khủng hoảng với các quy định nghiêm ngặt hơn và các mức lãi suất thấp kỷ lục, các ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn trong việc gia tăng khả năng sinh lời. Khoản lợi nhuận mà các ngân hàng thương mại thu được từ hoạt động cho vay đã giảm mạnh.
Những quy định mới cũng buộc các ngân hàng phải tránh các canh bạc rủi ro và buộc họ phải nắm giữ vốn nhiều hơn. Vì thế, chuyện kiếm những đồng tiền dễ dàng từ giao dịch trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều, trong khi đây là nguồn lợi nhuận lớn nhất của các ngân hàng.
Tại các ngân hàng đầu tư lớn nhất, doanh thu từ mảng thu nhập cố định và giao dịch đã giảm còn 61,8 tỉ USD năm ngoái, mức giảm lần thứ 5 trong 6 năm, theo Bloomberg Intelligence. Trong khi Phố Wall cuối cùng cũng có được một năm lợi nhuận kỷ lục bằng cách sa thải hàng loạt lao động và cắt giảm mạnh chi phí thì hầu hết các ngân hàng vẫn không tạo ra được hệ số ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) ít nhất 10% - một thước đo chính về khả năng sinh lời.
Bước sang năm 2016, tình hình vẫn không khá hơn bao nhiêu. Hồi tháng 2 vừa qua, cả Citigroup lẫn JPMorgan Chase & Co. đều khuyến cáo tổng doanh thu giao dịch quý I năm nay sẽ giảm. CEO Tidjane Thiam của Credit Suisse hồi cuối tháng 3 vừa qua cũng cho biết Ngân hàng sẽ “chọn lọc hơn đối với khách hàng” sau khi gánh chịu mức lỗ trong các khoản giao dịch thu nhập cố định.
“Ai nấy đều nói tới việc làm sao để gia tăng khả năng sinh lời… Các ngân hàng sắp tới sẽ “o bế” các tài khoản VIP và các khách hàng nòng cốt của mình”, Greg Braca, một nhà điều hành tại TD Bank, nhận xét.
Để lọt vào danh sách gần 100 khách hàng quan trọng của Citigroup, các khách hàng hằng năm phải tạo ra 2 triệu USD doanh thu giao dịch với Ngân hàng. Mỗi một công ty quỹ đầu cơ trong danh sách Focus Five giao dịch gấp nhiều lần con số trên. Các công ty quỹ đầu cơ này nằm trong số những công ty nổi tiếng nhất và lớn nhất trong ngành, nắm giữ xấp xỉ 120 tỉ USD giá trị cổ phiếu Mỹ tính đến cuối năm ngoái, theo thống kê của Bloomberg dựa trên hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ.
Tại Morgan Stanley, danh sách khách hàng châu Âu thuộc nhóm “siêu cốt lõi” của nó trong đó có BlackRock và Pacific Investment Management Co., theo những nguồn tin thân cận với vụ việc. Ngân hàng này bắt đầu phân tích hồ sơ khách hàng vào năm 2012 và nhìn vào mọi giao dịch, tương tác giữa đội ngũ kinh doanh của Ngân hàng với các khách hàng, từ những lần nhắn tin cho đến gọi điện thoại và gặp mặt. Họ nhận thấy khoảng 75% doanh thu đến từ xấp xỉ 25% khách hàng, theo các nguồn tin trên.
Một số ý kiến cho rằng việc các ngân hàng đầu tư tập trung vào nhóm khách hàng cốt lõi tạo ra doanh thu cao nhất là một thực tế không thể phủ nhận. “Đó là một thế giới cấu xé lẫn nhau. Rất khốc liệt nhưng là cách sự việc diễn ra”, Kevin Kelly, Giám đốc Đầu tư tại Recon Capital Partners ở New York, nhận xét. (NCĐT)