Chủ tịch Hạ viện Mỹ bác khả năng phê chuẩn TPP trong năm nay
Tăng trưởng ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 7 giảm
EU áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc và Nga
Anh hạ lãi suất lần đầu tiên trong 7 năm, đồng bảng sụt mạnh
Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-08-2016
- Cập nhật : 04/08/2016
Bán xe máy, Honda Việt Nam lãi gần 9.000 tỉ đồng/năm
Năm 2015, Honda Việt Nam lãi sau thuế hơn 8.923 tỉ đồng, tăng tới 35% so với năm 2014, trong đó chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất, kinh doanh xe máy
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), năm 2015, Honda Việt Nam bán ra 1.997.057 xe máy các loại, tăng 4,5% so với năm 2014, trong bối cảnh toàn thị trường xe máy Việt Nam đạt 2.849.066 xe, tăng 5,1% so với năm trước.
Trong khi đó, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2015, Honda Việt Nam bán ra 8.312 ô tô các loại, tăng 28% so với năm 2014 ( toàn thị trường 245.000 xe, tăng 55%).
Mặc dù doanh số ô tô tăng cao nhưng tỷ lệ doanh thu, lợi nhuận từ kinh doanh ô tô Honda thường chỉ chiếm khoảng 10% tổng doanh thu, lợi nhuận của Honda Việt Nam. Điều này cho thấy lợi nhuận sau thuế từ hoạt động xe máy của Honda Việt Nam năm 2015 vừa qua đạt mức tăng "khủng" ngay cả khi doanh số bán tăng thấp hơn mức tăng chung toàn thị trường.
Honda Việt Nam thành lập năm 1996, là công ty liên doanh gồm 3 đối tác: Công ty Honda Motor (Nhật Bản - góp 42% vốn), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan 28%), Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam (30%). Hiện Honda Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất xe máy với tổng công suất 2,5 triệu xe, 1 nhà máy sản xuất ô tô. Sau 20 năm, Honda Việt Nam bán ra gần 20 triệu xe máy, 44.000 ô tô (tính từ năm bắt đầu hoạt động 2006).
Việt Nam là thị trường nổi bật của Heineken
Hãng bia lớn thứ 3 thế giới cho biết hoạt động tại châu Á đã giúp họ có lợi nhuận vượt dự báo nửa đầu năm.
Lợi nhuận hoạt động nửa đầu năm của hãng tăng 12,6% lên 1,71 tỷ euro. Con số này cao hơn dự báo trước đó là 1,67 tỷ euro trong khảo sát của Reuters.
Lợi nhuận ròng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 977 triệu euro. Trong khi đó, doanh thu tăng 1% lên 10,1 tỷ euro.CEO Heineken - Jean-Francois van Boxmeer cho biết trên Reuters rằng thị trường châu Phi và Trung Đông sẽ khó khởi sắc trong ngắn hạn. Trong khi đó, Việt Nam, Campuchia và Indonesia là những cái tên nổi bật về tăng trưởng.
Mảng châu Phi, Trung Đông và Đông Âu đóng góp 20% doanh số bán bia của Heineken. Đây cũng là điểm yếu của hãng, trong báo cáo tài chính mới công bố. Sau tin tức trên, cổ phiếu Heineken đã giảm hơn 3% hôm qua.
Hãng bia nổi tiếng với các sản phẩm Heineken, Tiger và Sol cho biết đồng peso Mexico, naira Nigeria và bảng Anh yếu sẽ khiến lợi nhuận của hãng sụt giảm trong thời gian tới. Khoảng cách giữa Heineken và hãng bia dẫn đầu - AB InBev sẽ càng nới rộng nếu AB InBev hoàn tất thương vụ mua SABMiller với giá hơn 104 tỷ USD.
Tiền tệ các thị trường này yếu đi có thể khiến hãng thiệt hại khoảng 200 triệu euro (223 triệu USD) lợi nhuận hoạt động và 110 triệu euro lợi nhuận ròng. Mexico hiện là thị trường lớn nhất của Heineken.
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL), nhà sản xuất các sản phẩm bia Heineken, Tiger... ngày 1/8 đã chính thức công bố đổi tên thành Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam và sẽ sử dụng logo mới.
Công ty cũng khẳng định, tỷ lệ sở hữu trong liên doanh gần 25 năm ở Việt Nam vẫn không thay đổi với 40% cổ phần thuộc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và 60% của Heineken châu Á-Thái Bình Dương.
Nhà máy bia Heineken Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng tên mới trên toàn bộ bao bì sản phẩm của công ty kể từ tháng 1/2017.(VNexpress)
Việt Nam nhập nhiều thuốc trừ sâu từ Trung Quốc
Trong đó nước ta chi hơn 400 triệu USD để nhập thuốc trừ sâu và nguyên liệu các loại. Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc.
Lượng phân bón nhập khẩu trong bảy tháng qua cũng lên tới gần 2,4 triệu tấn. Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc với 44% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, đồ gỗ và thức ăn gia súc cũng là những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều trong thời gian qua.
Vietcombank dự tính phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu
Ngày 28/07/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1521/QĐ-NHNN về việc cho phép Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam phát hành trái phiếu năm 2016.
Theo Quyết định, Thống đốc NHNN chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phát hành trái phiếu bằng nội tệ năm 2016 với tổng mệnh giá là 8.000 tỷ đồng.
Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối tượng mua trái phiếu do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng
Mục đích phát hành, tên gọi của trái phiếu, đồng tiền phát hành, thời hạn, hình thức phát hành, địa điểm phát hành, phương thức phát hành, phương thức thanh toán lãi và gốc, địa điểm trả gốc và lãi thực hiện theoPhương án phát hành trái phiếu năm 2016 đính kèm Công văn số 1468/VCB-ALM ngày 02/6/2016 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Lãi suất trái phiếu do Vietcombank quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho Vietcombank. Vietcombank mua lại trái phiếu năm 2016 theo nội dung mua lại trái phiếu nêu tại Phương án phát hành năm 2016 trên cơ sở tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định hiện hành, trường hợp trái phiếu được tính vào vốn cấp 2 thì việc mua lại trái phiếu phải phù hợp với quy định hiện hành tại các văn bản pháp luật có liên quan.
Vietcombank thực hiện việc phát hành trái phiếu năm 2016 theo các quy định hiện hành; trường hợp chào bán trái phiếu ra công chúng, Vietcombank thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
NHNN yêu cầu Vietcombank có trách nhiệm sử dụng vốn phát hành trái phiếu năm 2016 đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả và an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của Thống đốc NHNN, đảm bảo tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định hiện hành. Việc sử dụng vốn từ nguồn phát hành trái phiếu cần tập trung vào lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích; hạn chế rủi ro tập trung tín dụng đối với các khách hàng lớn; hạn chế cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động động sản, BOT, BT; hạn chế rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp;…
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, Vietcombank đã được cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ một lần hoặc nhiều lần cho tối đa 10 NĐTNN với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ của Vietcombank tại thời điểm chào bán (sau khi phát hành cổ phiếu thưởng). Số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 359,8 triệu cổ phiếu. Kế hoạch tăng vốn này đến nay vẫn chưa được Ngân hàng thực hiện.
Trước đó, vào tháng 6/2016, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đã hoàn tất phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu của ACB đã được phân phối hết cho 34 nhà đầu tư, trong đó có 27 cá nhân (14.25% giá trị) và 7 tổ chức (85.75% giá trị). Trái phiếu có thời hạn 5 năm, lãi suất là lãi suất bình quân cộng biên độ 2% với lãi suất kỳ đầu tiên 30/06/2016-30/06/2017 là 8.5%/năm.
ACB cho biết sẽ sử dụng số tiền trái phiếu phát hành để bổ sung vào nguồn vốn cấp 2 và vốn tự có, đa dạng hóa kênh huy động vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất do chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn.
Công bố top 5 các công ty bảo hiểm
Vừa qua, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố danh sách các công ty bảo hiểm có uy tín trong năm 2016.
Theo đó, danh sách này có sự xuất hiện của bảo hiểm trong nước và cả nước ngoài. Trong đó, top 5 các công ty bảo hiểm uy tín nhất Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp của Việt Nam, bốn doanh nghiệp còn lại đều là công ty bảo hiểm nước ngoài có trụ sở, thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Để đưa ra được kết quả nghiên cứu trên, Vietnam Report đã đánh giá và xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính là năng lực tài chính, uy tín truyền thông và mức độ hài lòng của người dùng đối với sản phẩm dịch vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp.
Theo Vietnam Report, tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm hiện nay là khá lớn. “Tuy nhiên, để bảo hiểm thực sự là một kênh đầu tư an toàn và có lợi, mỗi công ty bảo hiểm cần minh bạch, rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm trong mọi hợp đồng, tránh các hành vi trục lợi bảo hiểm, từ đó cải thiện uy tín công ty, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững trong tương lai”, đại diện Vietnam Report chia sẻ.
Ông Wilf Blackburn - tổng giám đốc Công ty BHNT Prudential Việt Nam - cho biết đây có thể xem là minh chứng cho tất cả những nỗ lực mà đơn vị này đã và đang mang lại cho khách hàng tại Việt Nam suốt thời gian qua.
“Giải thưởng sẽ là động lực để chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn nữa vào sự bảo vệ của bảo hiểm nhân thọ từ Prudential Việt Nam”, ông Wilf Blackburn nói thêm.
Danh sách top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín năm 2016 gồm có: Bảo hiểm Bảo Việt (Việt Nam), Bảo hiểm Prudential (Anh), Bảo hiểm Dai-ichi (Nhật Bản), Bảo hiểm AIA (châu Á), Bảo hiểm Chubb (Mỹ).