Xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016
Doanh nghiệp thủy sản trở lại sân nhà
Big C sẽ hoàn tất nộp 1.534 tỷ đồng vào cuối tháng 8
Kiều hối 7 tháng đạt 2,5 tỷ USD
Tin kinh tế đọc nhanh 05-08-2016
- Cập nhật : 05/08/2016
Thái Lan bán được 347.500 tấn gạo qua 2 phiên đấu giá trong tháng 7
Giá gạo Thái Lan và Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu, gạo Việt Nam vững
Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chiếm tổng cộng 60% tổng mậu dịch gạo toàn cầu.(Vinanet)
Dược Hậu Giang trở lại nhờ marketing
Mới đây, DHG công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với nhiều điểm nổi bật.
Đáng chú ý là chi phí bán hàng của DHG tăng tới 43% so với cùng kỳ, chủ yếu do hoạt động marketing của công ty được đẩy mạnh, tập trung vào 3 sản phẩm Naturenz, Hapacol và Natto Enzym. Các chiến lược marketing này tỏ ra hiệu quả khi mà doanh số của các sản phẩm này trong 6 tháng đầu năm đều tăng trưởng đáng kể: Hapacol tăng 25%, Naturenz tăng 170% còn Natto Enzym tăng 84%.
Như vậy kết thúc nửa năm tài chính, DHG đã hoàn thành 45% cả về kế hoạch doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế. Do các DN dược phẩm thường đẩy mạnh bán hàng vào nửa cuối năm, chúng tôi cho rằng mọi chuyện đang đi đúng hướng và DHG hoàn toàn có thể ít nhất hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra trong năm nay.
Một điều nữa có thể nhìn thấy trong quý II vừa qua, Taisho Pharmaceutical, một trong những công ty dược phẩm hàng đầu của Nhật, đã bỏ ra khoảng 2.600 tỷ đồng để mua 24,5% cổ phiếu của DHG. Trong buổi họp mặt nhà đầu tư vừa qua, Công ty dược Hậu Giang cũng đã có những chia sẻ về thương vụ đang được quan tâm này.
Theo đó, đối với Taisho, mục đích của họ là tận dụng kênh phân phối rộng khắp của DHG. Trong thời gian tới, DHG sẽ đưa các sản phẩm của Taisho vào bán trong hệ thống của DHG, cũng như lựa chọn các sản phẩm của Taisho để gia công và sản xuất nhượng quyền.
Theo chiều ngược lại, DHG cũng sẽ thông qua Taisho để tiếp cận xuất khẩu sang một số thị trường trong khu vực mà Taisho Holding, tập đoàn sở hữu Taisho Pharmaceutical, cũng đang sở hữu nhiều công ty dược khác tại Indonesia, Thái Lan, Malaysia…
Thêm vào đó, Taisho cũng sẽ hỗ trợ DHG đào tạo cán bộ và nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật. Hiện tại, Taisho đang tham gia tư vấn xây dựng nhà máy chuẩn PIC/S cho DHG.
Liên quan đến việc liệu Taisho có ý định tiếp tục tăng sở hữu trong DHG giống như ở các nước khác trong khu vực. Do là ngành kinh doanh đặc thù, việc các công ty dược được cho phép nâng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn bỏ ngỏ. Vì thế, ở thời điểm hiện tại, nếu muốn Taisho cũng chỉ có thể tăng sở hữu lên tối đa 49% bằng cách chào mua công khai từ các nhà đầu tư nước ngoài khác.(TBNH)
Chế biến gỗ chạy theo TPP
Gia nhập TPP là một cơ hội lớn cho ngành gỗ và chế biến gỗ Việt Nam, nhưng đi cùng đó cũng không ít khó khăn.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) các DN ngành gỗ và chế biến gỗ xuất khẩu đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Bởi hiện nay, DN chế biến gỗ đã xuất khẩu trên 3.000 chủng loại sản phẩm đến gần 50 thị trường thế giới và đang đứng trước cơ hội lớn từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại. Tuy nhiên, nhìn vào thực lực DN sản xuất thì thấy, để phát huy lợi thế và tận dụng hết cơ hội thị trường xuất khẩu, DN còn hụt hơi.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Vifores cho biết, cả nước hiện có trên 4.500 DN và 340 làng nghề chế biến gỗ. Trong đó, tập trung nhiều nhất là khu vực miền Đông Nam bộ (Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh…). Và nhiều DN tại đây đã phát triển với quy mô lớn trên 100 tỷ đồng, công nghệ sản xuất được đầu tư ngày càng hiện đại (Trường Thành, Đức Thành, Thuận An…), đáp ứng tốt yêu cầu cao của những thị trường xuất khẩu lớn.
Chỉ tính riêng 6 tháng/2016 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,21 tỷ USD và dự báo cả năm 2016, ngành này sẽ đạt kim ngạch trên 7 tỷ USD. Hoa Kỳ (Mỹ) hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 39% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ và chế biến gỗ.
Những thị trường lớn khác là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh. Hầu hết các thị trường nhập khẩu hiện nay đều tăng nhẹ về kim ngạch nhập khẩu. Tại khu vực châu Á, rất nhiều thị trường đang tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam như Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ và Malaysia… Và Việt Nam hiện trở thành một quốc gia sản xuất đồ gỗ lớn của thế giới.
Tuy vậy, nhiều DN nhận thấy, từ năm 2016 DN ngành gỗ và chế biến gỗ sẽ gặp nhiều khó khăn bằng với cơ hội. Cụ thể như ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh phân tích, hiện nay Việt Nam đang mất dần lợi thế về giá nhân công so với một số nước lân cận như Myanmar, Philippines, Indonesia… do các nước này đang gia tăng sản xuất, thu hút đầu tư vào ngành chế biến gỗ.
Mặt khác, tuy số lượng DN trong ngành lớn nhưng 70% trong số đó là DNNVV, hộ sản xuất gia đình hay làng nghề. Không chỉ thiếu trang thiết bị sản xuất hiện đại, mà còn ít khả năng cung ứng liên tục với số lượng lớn cho yêu cầu xuất khẩu.
Gia nhập TPP là một cơ hội lớn cho ngành gỗ và chế biến gỗ Việt Nam, nhưng đi cùng đó cũng không ít khó khăn. Trước mắt, một vấn đề lớn mà ngành gỗ Việt đang đối mặt là sự dịch chuyển của nhiều nhà máy chế biến gỗ từ các nước láng giềng sang Việt Nam (những nước không tham gia TPP hay không ký Hiệp định thương mại với châu Âu).
Hiện nay đã có rất nhiều DN chế biến gỗ Trung Quốc sang Việt Nam đăng ký đầu tư lập nhà máy. Tại tỉnh Bình Dương, nơi được xem là thủ phủ của ngành chế biến gỗ phía Nam, trong 6 tháng/2016 đã có 30 dự án thuộc ngành gỗ đầu tư mới. Và trong số 900 DN Trung Quốc, Đài Loan đang hoạt động tại Bình Dương, có đến 90% DN liên quan đến ngành gỗ, chế biến gỗ và công nghiệp phụ trợ ngành gỗ.
Một khó khăn khác mà DN Việt phải đối mặt khi thực thi TPP là yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ đất trồng rừng đến sản phẩm gỗ. Ông Huỳnh Văn Hạnh phân tích, trong TPP, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam chiếm 57.9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam ra thế giới.
Về lợi thế, thì ngoài hai thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản, đồ gỗ Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu sang một số nước khác như Canada, Úc và Mexico… Ngành gỗ Việt cũng có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư trong nội khối TPP để ngày càng phát triển tốt hơn, do đuợc tiếp cận máy móc sản xuất hiện đại, tiên tiến. Sản phẩm gỗ sẽ ngày càng được nâng chất lượng và giá trị gia tăng trên thị trường.
Về trở ngại, cũng không ít, như việc phải đáp ứng tốt 2 yêu cầu, là sản phẩm gỗ Việt Nam bán trong nội khối phải đảm bảo tiêu chí 55% lượng gỗ nguyên liệu phải có xuất xứ từ các nước khối TPP; Và sản phẩm gỗ phải hợp pháp từ đất đai, khai thác, vận chuyển chế biến, tài chính và an sinh xã hội…
Trong khi hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Nội khối TPP thì hiện chỉ nhập khẩu gỗ của Mỹ và hoàn toàn chưa đạt tiêu chí 55%. Nhiều DN ngành gỗ đang hướng đến việc tăng nhập khẩu từ Úc, New Zealand… để đảm bảo yêu cầu nguồn gốc xuất xứ sản phẩm gỗ. Như vậy, trong hiện tại ngành gỗ và chế biến gỗ vẫn song hành cơ hội và thách thức.(TBNH)