tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-08-2016

  • Cập nhật : 06/08/2016

Kinh tế Nga ghi nhận giảm phát lần đầu tiên sau 5 năm

Kinh tế Nga ghi nhận giảm phát lần đầu tiên sau 5 năm

Ngày 3/8, Cơ quan Thống kê Nga công bố đã ghi nhận chỉ số giảm phát 0,1% trong tuần từ 26/7 đến 1/8 - lần đầu tiên kể từ tháng 9/2011. 
Dù phần nhiều do yếu tố mùa vụ, song Bộ Kinh tế Nga hy vọng giảm phát sẽ tiếp diễn trong tháng Tám và đầu tháng Chín. 
Bộ Kinh tế Nga vẫn giữ nguyên đánh giá lạm phát tháng Bảy ở mức 0,5-0,7%. Với mức này, lạm phát năm tính đến hết tháng Bảy giảm còn 7,2​-7,4% từ mức 7,5% tính đến cuối tháng Sáu. 
Trong khi đó, Ngân hàng Nga dự báo lạm phát năm tính đến hết tháng Bảy ở mức 7,3%, sẽ giảm xuống 5-6% cho đến cuối năm 2016. 
Các yếu tố kéo lạm phát chậm lại theo Ngân hàng Nga là giá dịch vụ dân sinh thấp hơn, vụ mùa thu hoạch và tâm lý tiêu dùng kiềm chế.
Cả Bộ Kinh tế lẫn Ngân hàng Nga đều cho rằng còn quá sớm để sửa đổi dự báo về lạm phát, khi mới chỉ dựa vào con số giảm phát của một tuần. Như vậy dự báo của Ngân hàng Nga giữ nguyên dự báo lạm phát năm 2016 ở mức 5-6%. 
Còn Bộ Kinh tế cho biết vào tháng 8-9 tới sẽ xem xét lại các con số dựa vào thông tin báo cáo. Hiện dự báo của Bộ này về lạm phát 2016 là 6,5%. Tuy nhiên Bộ trưởng Aleksey Uliukaiev không loại trừ mức tăng giá sẽ không vượt 6%.
Chuyên gia phân tích của Ngân hàng Nordea Bank (top 30 ngân hàng hàng đầu của Nga) Dmitry Savchenko tỏ ra dè dặt với kỳ vọng của Bộ trưởng Kinh tế, cho rằng lạm phát năm khó dưới mức 6%, thực tế hơn sẽ là 6,3%.
Song ông cho rằng xu thế giảm lạm phát vẫn sẽ duy trì, và cho phép Ngân hàng Nga hạ lãi suất then chốt 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm.

Tháng Bảy vừa qua, Ngân hàng Nga đã giữ nguyên lãi suất then chốt ở mức 10,5%.(VN+)

Anh cắt giảm lãi suất để đối phó suy thoái

Tuần này, BOE được dự đoán sẽ hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2009, sau một loạt số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc sau khi người dân nước này bỏ phiếu ra khỏi EU (Brexit) vào tháng 6.

Mặc dù, 3 tuần trước BOE quyết định giữ lãi suất không đổi. Ngân hàng trung ương châu Âu cho biết, các nhà hoạch định chính sách sẽ ủng hộ chính sách này trong cuộc họp chính sách tháng 8 sau khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự kiện Brexit.
Kinh tế Anh giảm tốc nhanh chóng, và cuộc khảo sát ngành công nghiệp vào ngày 3/8 cho thấy tăng trưởng kinh tế Anh sụt giảm nhanh nhất kể từ khi ngân hàng giữ mức lãi suất thấp.
Các nhà kinh tế dự đoán BOE sẽ hạ lãi suất thêm 25 điểm phần trăm xuống 0,25% đồng thời công bố tiếp tục chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá hàng nghìn bảng anh.
Nhà kinh tế trưởng Andy Haldane của BOE cho biết ông sẵn sàng ứng phó với kinh tế yếu kém bằng cách sử dụng các biện pháp mạnh hơn, nhưng bà Kristin Forbes cho biết chưa đủ bằng chứng để ủng hộ cắt giảm lãi suất 
Trong khi đó,chỉ số kinh doanh và tiêu dùng trượt giảm, vẫn còng qua sớm để có số liệu chính thức về ảnh hưởng của Brexit ngày 33/6.
Nếu BOE cắt giảm lãi suất thấp nhất trong lịch sử 322 năm của mình, Anh sẽ cùng tham gia vào nhóm với ngân hàng trung ương Nhật và Australia mà cả hai đã thực hiện kích thích kinh tế chưa từng có trong tuần qua.
Chỉ có Fed trong số các ngân hàng thế giới vẫn thắt chặt chinh sách trong năm nay.
Tuy nhiên các nhà kinh tế, bao gồm cựu quan chức hàng đầu của BOE, nghi ngờ cắt giảm lãi suất hoặc nới lỏng định lượng sẽ tốt như thế nào cho tỷ lệ lãi suất chính thức và chi phí đi vay của chính phủ hiện tại hoặc gần mức thấp kỷ lục.
BOE sẽ công bố quyết định chính sách của mình vào ngày 4/8.

Bên cạnh việc cắt giảm lãi suất, giới phân tích còn đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều chiến lược gia cho rằng BOE có thể sẽ mở rộng chương trình cho vay nhằm khuyến khích các ngân hàng tăng khoản cho vay đối với doanh nghiệp và hộ gia đình.( VITIC/Reuters)

Tăng trưởng kinh doanh của khu vực Eurozone tăng nhẹ

Hoạt động kinh doanh khu vực Eurozone tăng nhanh hơn so với dự báo vào tháng trước, sau cú sốc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh EU.

Nhưng tăng trưởng vẫn ảm đảm và được dẫn dắt bởi một sự đột biến ở Đức, tăng trưởng kinh tế của Pháp, Italy và Tây Ba Nha tiếp tục trì trệ.
Theo kết quả khảo sát của Markit công bố ngày 3/8, chỉ số PMI của khu vực này là 53,2 trong tháng 7, cao hơn ước tính trước đó 52,9 và 53,1 của tháng 6. Chỉ số PMI trên 50 cho thấy tăng trưởng của khu vực này không đáng kể từ giữa năm 2013.
Tháng trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ lãi suất không đổi nhưng cho biết sẽ đưa ra nhiều gói kích thích trong tương lai. Một cuộc thăm dò tháng Reuters cho thấy ECB sẽ sớm bị buộc phải mở rộng và mở rộng phạm vi của chương trình mua tài sản của mình. 
Một số nhà hoạch định chính sách gói cứu trợ, chỉ số phụ đánh giá giá đầu ra của tháng 7 tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng 49,8 từ 49,1 tháng 6. Nhưng lạm phát không thể xuống dưới mức mục tiêu dài hạn là 2%.
Tăng trưởng trong ngành công nghiệp dịch vụ của khu vực Eurozone tăng trong tháng 6 PMI tăng 52,9 từ mức 52,8, cao hơn mức 52,7 dự báo trước đó là.

Dự báo các công ty dịch vụ cải thiện hơn trong tháng này, số lượng nhân viên tăng nhanh nhất kể từ đầu năm 2008. Chỉ số việc làm tăng lên 53,7 từ 53,1.(vinanet)

Cạnh tranh trong ngành thép: Lợi thế cho doanh nghiệp nào chủ động được nguồn phôi

Từ cuối tháng 6, đầu tháng 7 tới nay thời tiết không mấy thuận lợi, khiến cho việc xây dựng đình trệ, hầu như không có công trình mới khởi công; cùng với nhiều yếu tố khác tác động như thép nhập khẩu gia tăng, làm cho lượng thép tiêu thụ giảm khoảng 70 - 80% so với tháng 3 và tháng 4/2016.  
 
Nhận định về nguyên nhân lượng thép tiêu thụ giảm mạnh trong hai tháng gần đây, ông Nguyễn Đình Phúc - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam - cho rằng: Do thời tiết không mấy thuận lợi, đặc biệt, nắm bắt được cơ hội chuẩn bị áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu, cuối tháng 3/2016 các doanh nghiệp, đại lý… đã ôm rất nhiều hàng, cộng với hàng tồn kho trước. Hai yếu tố này cộng lại khiến các đại lý gần như phải dừng nhập hàng trong các tháng tiếp theo để tập trung đẩy mạnh tiêu thụ hết hàng cũ. Đó là nguyên nhân dẫn tới tháng 6 và tháng 7 lượng thép tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất thép sụt giảm mạnh. 

Không những vậy, hiệu quả của các doanh nghiệp còn bị sụt giảm mạnh bởi, từ tháng 6 tới nay giá thép giảm khoảng trên 1 triệu đồng/tấn so với tháng 4 và 5. Hiện nay giá giao dịch trung bình còn khoảng 11,2 triệu đồng/tấn thép. Bên cạnh đó, hiện nguồn cung thép vượt cầu gấp trên 2 lần, đặc biệt sự ảnh hưởng của thép nhập khẩu.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nguyên Văn Sưa, 6 tháng đầu năm 2016 Việt Nam nhập khẩu thép thành phẩm tới 8,8 triệu tấn; phôi 966.000 tấn; tôn mạ gần 1 triệu tấn; nổi trội nhất là thép hợp kim và tôn mạ màu, như: thép hợp kim nhập khẩu là 4,2 triệu tấn; tôn mạ gần 1 triệu tấn, trong khi cả năm 2015 mới nhập khẩu có 1,4 triệu tấn tôn. Nếu cứ đà này, năm 2016 tôn mạ nhập khẩu sẽ tăng tới khoảng 2 triệu tấn.

Ông Sưa cũng nhận định, việc sản lượng thép tiêu thụ của các doanh nghiệp giảm mạnh trừ các nguyên nhân đề cập trên thì một phần cũng do ảnh hưởng của việc thép hợp kim nhập khẩu tăng cao, đây chính là sản phẩm dễ khai báo “nhập nhèm” để trốn thuế và bán với giá cạnh tranh, dẫn tới hàng Việt ngày càng gặp khó.

Để bảo vệ hàng trong nước cạnh tranh sòng phẳng, ổn định sản xuất cho doanh nghiệp, ngoài việc áp thuế tự vệ thì việc kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan quản lý đối với sản phẩm thép hợp kim nhập khẩu cần có hình thức chặt chẽ và khắt khe hơn, khi đó mới hy vọng giảm được nguồn thép nhập khẩu gian lận. Không những vậy, các doanh nghiệp còn có chiêu trò là nhập khẩu qua nước không bị đánh thuế như Malaysia, Thái Lan... (hay còn gọi là nhập khẩu qua nước thứ 3) để có được sản phẩm nhập khẩu giá cạnh tranh với thép sản xuất trong nước.

Do cung lớn hơn cầu nên đã tạo ra mặt bằng cạnh tranh tương đối khốc liệt. Theo ông Phúc, doanh nghiệp muốn làm ăn hiệu quả phụ thuộc tương đối lớn vào công tác dự báo thị trường. Đối với thép Miền Nam, dù thị trường khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng vận dụng tối đa kinh nghiệm, giải pháp; giảm tối đa các chi phí không cần thiết, bám sát thị trường để hoạt động có lợi nhuận. Theo đó, 7 tháng công ty sản xuất thép cán đạt 280.000 tấn, vượt 7% so với cùng kỳ và vượt 17% so với công suất thiết kế.

Về tiêu thụ, 7 tháng thép Miền Nam đạt 270.000 tấn, vượt 4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu được 45.000 tấn, bằng 62% so với cùng kỳ. Lý giải về nguyên nhân xuất khẩu giảm, ông Phúc cho biết, do giá thép xuất khẩu ngày càng cạnh tranh khốc liệt với thép xuất khẩu từ Trung Quốc tại thị trường Cambodia.

Tuy nhiên, phải kể đến một lợi thế lớn nhất trong thời điểm này mà thép Miền Nam đạt được là công ty đã tự chủ động sản xuất được phôi phục vụ cho cán thép, với công suất từ 52.000 - 53.000 tấn phôi. Với sản lượng đó, công ty còn dư để cung cấp ra thị trường được khoảng 8.000 tấn phôi/tháng. Tính trong 7 tháng công ty này đã sản xuất đạt 321.000 tấn, vượt 18% so với công suất thiết kế. Đây chính là lợi thế nổi trội so với các công ty trong ngành thép, nên dù xuất khẩu gặp khó hơn nhưng thép Miền Nam vẫn đạt được kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh.(BCT)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-08-2016

    Giá vàng đang trong xu hướng tăng dần
    Quốc Cường Gia Lai báo lãi gấp 13 lần cùng kỳ
    Bao bì ghi sai sự thật bị phạt đến 60 triệu đồng
    Thế Giới Di Động thu 20 tỷ đồng từ bán thực phẩm
    Phần lớn kiều hối đầu tư sản xuất, kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-08-2016

    65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư tại Việt Nam
    Sẽ "khai tử" 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện
    Công ty không được phép ủy quyền cho chi nhánh dự thầu
    Đại gia Thuỵ Sỹ bán xi măng Holcim Việt Nam cho Thái Lan

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-08-2016

    Nhiều tập đoàn lớn tiếp tục "dốc" vốn vào Việt Nam
    6 tháng: Người Việt sắm hơn 700 xe ô tô mỗi ngày
    Thấy gì từ chỉ tiêu kinh tế 7 tháng đầu năm 2016?
    Khó đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-08-2016

    Gần 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản 7 tháng đầu năm
    Người tiêu dùng Việt lạc quan về nền kinh tế
    42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh
    Xuất khẩu gạo đạt 1,32 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-08-2016

    Điểm đầu tư nóng nhất châu Á
    7 tháng đầu năm, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối
    VPBank đang "phanh gấp"?
    Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore có thể rót 600 triệu USD vào Vietcombank

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-08-2016

    Một đại gia BĐS Hà Nội thâu tóm dự án trên 7000 tỷ đồng ở Thủ Thiêm
    Xuất khẩu thiếc tinh luyện của Indonesia giảm 48% trong tháng 7
    “Ông lớn” xi măng LafargeHolcim rút khỏi Việt Nam, “bỏ túi” 890 triệu USD
    Vietinbank sẽ thoái vốn tại Cảng Sài Gòn và Cảng Hải Phòng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng  06-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-08-2016

    Xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016
    Doanh nghiệp thủy sản trở lại sân nhà
    Big C sẽ hoàn tất nộp 1.534 tỷ đồng vào cuối tháng 8
    Kiều hối 7 tháng đạt 2,5 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-08-2016

    Chủ tịch Hạ viện Mỹ bác khả năng phê chuẩn TPP trong năm nay
    Tăng trưởng ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 7 giảm
    EU áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc và Nga
    Anh hạ lãi suất lần đầu tiên trong 7 năm, đồng bảng sụt mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-08-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-08-2016

    Ôtô nhập khẩu tăng lượng, giảm giá trị
    Tiết kiệm 60% chi phí với hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời mới
    Washington DC: Đến năm 2032, sản lượng điện năng tái tạo sẽ chiếm 50%
    Thủ đoạn lừa tiền của các doanh nghiệp nhập khẩu trái cây từ UAE

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-08-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-08-2016

    Ngành sản xuất ôtô của châu Âu vẫn “sống khỏe” sau Brexit
    Hợp tác để cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ tại các thành phố
    Ấn Độ sẽ áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép
    Ngành thép Trung Quốc lãi cao trong nửa đầu 2016