tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 06-08-2016

  • Cập nhật : 06/08/2016

Chủ tịch Hạ viện Mỹ bác khả năng phê chuẩn TPP trong năm nay

 chu tich ha vien my paul ryan. (nguon: epa/ttxvn)

 Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Ngày 4/8, Chủ tịch Hạ viện Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa Paul Ryan đã tuyên bố ông không thấy có khả năng đưa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra bỏ phiếu tại Quốc hội vào cuối năm nay sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 tới. 

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh bang Wisconsin, ông Ryan khẳng định "tôi thấy không có lý do để đưa một thỏa thuận (ra bỏ phiếu) chỉ để hủy bỏ nó." Ông Ryan cũng nói thêm rằng khả năng bỏ phiếu càng thấp trong bối cảnh nhiệm kỳ hai của ông Barack Obama đang đi đến hồi kết.

Trước đó, hôm 29/7, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama mong muốn Quốc hội nước này thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, nhằm góp phần đặt ra các quy tắc cho thương mại toàn cầu trong khi giữ vững lợi thế cạnh tranh của các nước ký kết hiệp định này.

Người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schultz tuyên bố đây là việc Quốc hội Mỹ cần nỗ lực thực hiện vì nếu không họ có thể nhường “sân chơi” cho Trung Quốc, một cách tiếp cận mà Tổng thống Obama cho là sai lầm.

Theo Phát ngôn viên Nhà Trắng, Tổng thống Obama hoàn toàn tin tưởng rằng hiệp định này sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua trong năm nay.

TPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia bao gồm Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Austrialia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam, được hình thành với mục tiêu chính là xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ giữa các nước thành viên.(Vietnam+)

Tăng trưởng ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 7 giảm

Tăng trưởng trong dịch vụ của Trung Quốc giảm vào tháng 7, với hoạt động mở rộng và tạo ra việc làm mới yếu khiến cho lần đầu tiên trong 4 tháng các công ty phải sa thải nhân viên khi họ định cắt giảm chi phí, cuộc khảo sát tư nhân cho thấy vào ngày 3/8. 
Số liệu này tương phản với các dữ liệu trong cuộc khảo sát vào ngày 2/8, gia tăng lo ngại Trung Quốc vẫn còn đang đối mặt với nhiều trở ngại trong kế hoạch chuyển đổi nền kinh 
Theo Caixin/Markit PMI trên cơ sở điều chỉnh theo mùa giảm còn 51,7 vào tháng 7, từ mức cao nhất 11 tháng 52,7 của tháng 6. 
Trong khi, ngưỡng 50 đánh dấu phân ranh giới giữa mở rộng và thu hẹp mỗi tháng. PMI dịch vụ của tháng 7 cho thấy đà tăng trưởng đang chậm, khi việc làm giảm khiêm tốn. 
"Toàn bộ các mục cho thấy dấu hiệu sụt giảm, với số việc làm trong tháng 7 giảm, sau ba tháng tăng liên tục." giám đốc phân tích kinh tế vĩ mô Zhengsheng Zhong tại Tập đoàn CEBM cho biết. 
Trung Quốc định hướng phát triển ngành dịch vụ để thế chỗ nhằm cải thiện nền kinh tế và giảm tình trạng dư thừa công suất trong lĩnh vực công nghiệp như ngành thép và khai khoáng. Thời kỳ suy thoái kéo dài trong sản xuất công nghiệp cũng như xuất khẩu yếu kéo tăng trưởng kinh tế xuống mức tồi tệ nhất trong 25 năm.
Theo khảo sát sản xuất của Caixin trong tháng 7, sản xuất mạnh hơn, làm dấy lên hy vọng ảnh hưởng chương trình kích thích kinh tế của chính phủ đang bắt đầu mang lại lợi ích cho công ty tư nhân nhỏ cũng như các công ty quốc doanh.
PMI tổng hợp của cả hai ngành dịch vụ và sản xuất tăng 51.9, mức cao nhất kể từ năm 2014, phản ánh cải thiện rõ rệt trong sản xuất. 
Khảo sát dịch vụ chính thức cho thấy tăng trưởng đã tăng 53.9 vào tháng 7 từ 53.7 vào tháng 6. 
Tăng trưởng dịch vụ xây dựng chậm lại và sự suy yếu ngành dịch vụ bất động sản, thêm vào lo ngại rằng hiện tượng bong bóng trong lĩnh vực bất động sản.( VITIC/Reuters)

EU áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc và Nga

ngay 4/8, lien minh chau au (eu) da ap thue chong ban pha gia doi voi cac san pham thep can nguoi nhap khau tu trung quoc va nga.

Ngày 4/8, Liên minh châu Âu (EU) đã áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga.

 

Ngày 4/8, Liên minh châu Âu (EU) đã áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga.

Chính sách này được triển khai sau khi các nhà sản xuất trong khối này khiếu nại họ đã bị đánh bật khỏi thị trường. 

Tuyên bố của EU nêu rõ: "Sau cuộc khủng hoảng dư thừa năng lực sản xuất thép toàn cầu, Ủy ban châu Âu (EC) đang áp dụng các công cụ bảo hộ thương mại nhằm tái lập một sân chơi bình đẳng giữa các nhà sản xuất của EU và nước ngoài".

Theo EU, các mức thuế chống bán phá giá vốn đã được công bố tạm thời hồi tháng 2/2016 nói trên sẽ được áp dụng trong 5 năm, giữa lúc liên minh này đang tìm cách đối phó với tình trạng dư thừa thép toàn cầu, chủ yếu do sản lượng lớn của Trung Quốc. EU cũng cho biết họ có hơn 100 biện pháp bảo hộ thương mại và 37 trong số đó nhằm vào những sản phẩm thép nhập khẩu không công bằng với 15 sản phẩm đến từ Trung Quốc.

Mới đây, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nói rằng sản lượng thép dư thừa 600 triệu tấn của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp thép trên thế giới và đó là lý do tại sao một số quốc gia và khu vực đã quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker cũng cho rằng lượng thép nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc đang gây bất ổn trên thị trường thép châu Âu nói riêng và cả thế giới nói chung.(Tin tức)

Anh hạ lãi suất lần đầu tiên trong 7 năm, đồng bảng sụt mạnh

thong doc nhtw anh mark carney noi voi bao chi rang boe phai co nhung dong thai nay vi trien vong kinh te da thay doi dang ke vi su kien brexit.

Thống đốc NHTW Anh Mark Carney nói với báo chí rằng BoE phải có những động thái này vì triển vọng kinh tế đã thay đổi đáng kể vì sự kiện Brexit.

 

Thống đốc NHTW Anh Mark Carney nói với báo chí rằng BoE phải có những động thái này vì triển vọng kinh tế đã thay đổi đáng kể vì sự kiện Brexit. 

Thống đốc NHTW Anh Mark Carney vừa thông báo nước Anh sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 7 năm trở lại đây, sau khi dự báo tăng trưởng của nước này bị cắt giảm mạnh do ảnh hưởng của sự kiện Anh quyết định rời khỏi liên minh châu Âu (EU).

Các quan chức của BoE đã nhất trí bỏ phiếu lựa chọn giảm lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản, xuống mức thấp kỷ lục 0,25%. Ngoài ra BoE còn triển khai thêm một số biện pháp trong khuôn khổ gói kích thích kinh tế như tăng quy mô chương trình mua tài sản thêm 170 tỷ bảng. BoE sẽ mua vào các tài sản gồm bảng Anh, trái phiếu của các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng với kinh tế Anh đồng thời triển khai chương trình cấp vốn cho các ngân hàng.

Carney nói với báo chí rằng BoE phải có những động thái này vì triển vọng kinh tế đã thay đổi đáng kể. Các chỉ số đều sụt giảm mạnh, xuống gần mức của khủng hoảng tài chính và thậm chí một số còn tồi tệ hơn cả thời kỳ khủng hoảng.

Ông cũng thông báo có thể tăng thêm cường độ kích thích, thậm chí giảm lãi suất xuống gần 0 nếu cần thiết.

Đây là lần thay đổi lãi suất đầu tiên kể từ tháng 3/2009, khi khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Sau thông báo này đồng bảng giảm gần 1,3%, xuống còn 1,3156 USD đổi 1 bảng.

Dù chưa có đầy đủ số liệu thống kê chính thức cho thấy những tác động tiêu cực của sự kiện Brexit đối với kinh tế Anh, một số báo cáo ban đầu cho thấy niềm tin đã sụt giảm nghiêm trọng và một số ngành đang suy yếu.

BoE hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2017 từ mức 2,3% xuống còn 0,8%. Dự báo cho năm 2018 cũng giảm từ 2,3% xuống 1,8%.

Hiện BoE đang triển khai chương trình mua tài sản có quy mô 435 tỷ bảng, vốn đã cao hơn mức 375 tỷ USD mà người tiền nhiệm Mervyn King triển khai trong khủng hoảng tài chính toàn cầu.(CafeF)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục