Tài sản 10 người giàu nhất Hồng Kông tương đương 1/3 GDP
Huawei kiện Samsung vì bằng sáng chế
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cần gói cứu trợ nghìn tỷ USD
Nokia có thể cắt giảm tới 15.000 việc làm trên toàn thế giới
Đồ hiệu ế ẩm ở Trung Đông vì giá dầu sa sút
Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-04-2016
- Cập nhật : 28/04/2016
Ngành dược: Có thực sự hưởng lợi từ TPP?
Mới đây, tại một cuộc luận bàn về những cơ hội và thách thức mà Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang đến cho các thành viên, nhiều ý kiến cho rằng ngành dược Việt Nam đang là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài.
Thế nhưng, điều đáng nói là thị trường dược phẩm Việt Nam lại đang là "sân chơi" của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài với lượng thuốc nhập khẩu chiếm khoảng 60%. Thông tin từ Bộ Y tế vừa công bố cũng cho thấy, trong hai tháng đầu năm 2016, nhập khẩu dược phẩm của cả nước đạt 375 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ 2016.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Việt Nam tham gia TPP sẽ có tác động tiêu cực đến ngành dược, nhưng mức độ không đáng kể, bởi những yếu tố tác động chỉ gồm thuế và các quy định về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong sử dụng thuốc gốc. Ngược lại, DN nội sẽ có cơ hội mở rộng kinh doanh, chuyển giao công nghệ.
Song nhiều DN lại cho rằng sẽ khó cạnh tranh trực diện nếu đơn độc. Phân tích vấn đề này, ông Trần Tựu - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Dược phẩm SAVI (Savipharm), cho biết, công nghiệp dược Việt Nam hiện có 130 DN đạt tiêu chuẩn WHO, GMP với quy mô chủ yếu là DN vừa và nhỏ, hiện cung cấp khoảng 50% tổng lượng thuốc cho thị trường Việt Nam. Trong đó, chỉ có khoảng 10% DN có những bức phá đầu tư mới, đạt các tiêu chuẩn cao (PIC/S GMP, EU GMP).
Thế nhưng theo ông Tựu, phần lớn các DN lại sử dụng nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu nên sẽ khó có đủ điều kiện để được hưởng các lợi thế trong việc xuất khẩu sản phẩm trong nội khối TPP. Mặt khác, các DN dược trong nước cũng chưa có khả năng nghiên cứu, phát minh các nguyên liệu và sản phẩm mới, sản xuất phân tán, giá thành cao.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Bradley Silcox - Chủ tịch Tiểu ban Dược của Eurocham chia sẻ, ở Mỹ, để đưa một sản phẩm dược mới ra thị trường, DN thường phải tốn từ tiền triệu đến tỷ USD.
Để có một loại dược phẩm, đôi khi DN phải mất từ 5 đến 10 năm và phải trải qua gần 3.000 bước kiểm tra chất lượng để đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý thuốc trong nước lẫn các nước phát triển khác và còn tùy vào việc loại thuốc mới sẽ được bán ở quốc gia nào, như Nhật, Úc, Mỹ, Canada luôn đòi hỏi chất lượng rất cao.
Nói về thị trường dược Việt Nam, ông Bradley Silcox phân tích: Với TPP, nhiều DN, nhà đầu tư đang nhắm đến thị trường Việt Nam. Thông qua các chính sách về y tế, phần nào cho thấy Việt Nam muốn trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực về lĩnh vực dược.
Thế nhưng việc Việt Nam có trở thành quốc gia như Iceland (xuất khẩu 55 tỷ USD các sản phẩm y tế, đặc biệt là thiết bị y tế, 1/20 quốc gia đầu tư mạnh về nghiên cứu, kỹ thuật y tế), hay Singapore trong việc thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế thì vẫn là một câu hỏi.
Doanh nghiệp địa ốc 'vốn khủng' tăng vọt
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong quý I/2016, cả nước có thêm 23.767 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 186.013 tỷ đồng, tăng 24,8% về số doanh nghiệp và 67,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.
Hầu hết các ngành, lĩnh vực hoạt động có xu hướng tăng về doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2015. Cùng với quá trình tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, số lượng doanh nghiệp trong ngành này vụt tăng mạnh với 596 doanh nghiệp, lên 146% so với cùng kỳ.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp bất động sản mới thành lập này có quy mô vốn khá lớn với tổng vốn đăng ký lên tới 45.584 tỷ đồng, tăng gần 407% so với cùng kỳ.
Thị trường địa ốc khởi sắc, giao dịch tốt là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng và vốn của doanh nghiệp bất động sản tăng đột biến. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, thị trường Hà Nội tháng 3/2016 có 1.200 giao dịch thành công, còn tại TP HCM có 1.150 giao dịch thành công ở các dự án đảm bảo tiến độ, chủ đầu tư có uy tín. Bên cạnh đó, theo Luật Kinh doanh Bất động sản, từ ngày 1/7/2015 các doanh nghiệp bất động sản phải có vốn pháp định trên 20 tỷ đồng, khiến nguồn vốn đăng ký của doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh.
Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2016 sẽ hướng tới đầu tư nhiều vào phân khúc nhà xã hội, nhà thương mại quy mô nhỏ, giá bán trung bình đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hầu hết các tổ chức tài chính trong nước đều có cái nhìn lạc quan về thị trường bất động sản năm nay khi bắt đầu làn sóng hội nhập. Tính chung trong 3 tháng đầu năm, bất động sản là ngành xếp thứ hai trong lĩnh vực quan tâm của các nhà đầu tư FDI với vốn đăng ký khoảng 240 triệu USD.
Các ngành khác như khoa học, y tế, thiết kế, quảng cáo, giáo dục, dịch vụ khác... đều có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng từ 35 đến 113%.
Về vốn, các doanh nghiệp thông tin và truyền thông đăng ký 4.541 tỷ đồng, tăng 253%; doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản tăng 136%; tài chính - ngân hàng và bảo hiểm tăng 168%. Sản xuất phân phối điện, nước, gas tăng 151%. Một số ngành có quy mô vốn giảm so với năm trước là nghệ thuật, vui chơi, giải trí; dịch vụ việc làm; du lịch; xây dựng; cho thuê máy móc, thiết bị.
Ngành sử dụng nhiều lao động nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo với 169.612 lao động, sau đó là đến bán buôn, lẻ ôtô, ngành xây dựng.
Giá nhiều dòng xe chuẩn bị tăng sốc vì thuế, doanh nghiệp nhập ôtô kêu với Thủ tướng
Theo đó, đại diện 10 thương hiệu ô tô nhập khẩu chính hãng lớn tại Việt Nam như Audi, BMW, Bentley, Jaguar, Rolls-Royce, Renault, Maserati... cùng ký chung văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ cùng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội.
Trong văn bản này, các doanh nghiệp này cho rằng, phương thức tính thuế mới theo dự luật chưa rõ ràng. Cụ thể, tỷ lệ để so sánh với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại làm căn cứ tính thuế thay vì cố định thì lại được thay đổi thành khung tỷ lệ với biên độ chưa xác định. Việc xác định “cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại” (nhà bán sỉ / nhà phân phối) là chưa cụ thể, khi mà mối quan hệ trong "cơ sở có mối quan hệ liên kết” chưa được định nghĩa trong bất cứ văn bản Luật nào trên thực tế.
Bên cạnh đó, dù ngày hiệu lực dự kiến là trong vòng chưa đến 2 tháng nữa nhưng hiện chưa có thông tin chi tiết về kế hoạch triển khai Luật mới. Khi phương pháp tính thuế TTĐB mới được triển khai vào 1/1/2016, mặc dù nghị định và thông tư hướng dẫn đã được phát hành trước đó, các nhà nhập khẩu chính thức đã không thể thực hiện kê khai phần thuế TTĐB tăng thêm cho Cục Thuế do hệ thống kê khai trực tuyến đã không cập nhật mẫu biểu mới cho đến gần cuối tháng 3/2016. Các nhà nhập khẩu chính thức hoàn toàn không muốn một lần nữa phải đối mặt với tình trạng muốn kê khai và tuân thủ luật Thuế mà lại không thể làm được.
Cũng theo các nhà nhập khẩu, việc kinh doanh ô tô mới nhập khẩu chính hãng được căn cứ trên 6 tháng thời gian chờ tính từ lúc bắt đầu đặt hàng sản xuất đến lúc bàn giao cho khách hàng tại Việt Nam. Chính vì thế, việc không thể báo giá bán bằng Việt Nam đồng một cách tương đối chính xác cho khách hàng khi nhận đặt hàng trong thời gian này cho ô tô giao sau ngày 1/7/2016 sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp này và hệ quả tất yếu là sẽ làm sụt giảm nguồn thu Ngân sách nhà nước.
Các nhà nhập khẩu kiến nghị Bộ Tài chính duy trì phương thức tính thuế hiện tại theo quy định của điều luật thuế sửa đổi, bổ sung đã được áp dụng từ ngày 1/1/2016 và tạm hoãn áp dụng phương thức tính thuế TTĐB mới cho đến khi xác định cụ thể tỷ lệ để so sánh với giá bán bình quân, xác định rõ nghĩa cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại, cũng như khi có định nghĩa cụ thể "cơ sở có mối quan hệ liên kết”, tránh sự nhầm lẫn và diễn dịch sai.
Nếu áp dụng biểu thuế mới, sau ngày 1/7 nhiều dòng xe dung tích lớn sẽ tăng giá mạnh, đặc biệt là các dòng xe cao cấp trong khi giá các mẫu xe dung tích dưới 1,5 lít chỉ giảm rất nhẹ.(LĐ)
Zalora đã bán, chuẩn bị rút khỏi Việt Nam và Thái Lan
Vừa mới nhận được khoản đầu tư khổng lồ trị giá 339 triệu USD từ Global Fashion Group (GFG), Rocket Internet chiều nay đã chính thức xác nhận thương vụ bán Zalora sau một thời gian hoạt động khó khăn tại Việt Nam và Thái Lan.
Những tin đồn về thương vụ này đã nổi lên từ đầu tuần với việc các trang công nghệ như Techcrunch đưa tin rằng Zalora sẽ được bán với mức giá khiêm tốn 10 triệu USD mỗi nước cho Central Group Thái Lan. Một đại diện từ Rocket Internet hôm nay đã xác nhận công ty đã ký hợp đồng bán Zalora nhưng từ chối tiết lộ trị giá cũng như bên mua.
Zalora hiện được đưa tin là đã gây ra các khoản lỗ hàng trăm triệu USD trong những năm vừa qua.
Dù những khoản lỗ nay đã không còn là vấn đề thì vòng gọi vốn mới nhất này có vẻ đến sau những nỗ lực đàm phán qua lại của Rocket Internet và các nhà đầu tư chắc chắn muốn thấy rõ hơn những hướng đi có thể sinh lời cho Zalora.
Điều này có nghĩa là trang thương mại điện tử thời trang này sẽ tập trung vào các thị trường tăng trưởng nhanh và giàu tiềm năng như Indonesia hay Singapore và rút khỏi những thị trường không mang lại hiệu quả.
Báo cáo tài chính hàng năm mới được tung ra đầu tháng này của Rocket Internet cho thấy doanh thu ròng của Zalora đã tăng 77,5%, lên mức 235 triệu USD năm 2015 và lỗ đã giảm xuống còn 106 triệu USD. Dù công ty không đưa ra các con số chi tiết cho từng thị trường thì đây cũng vẫn là một tình huống nguy ngập cho công ty này.
Startup thời trang Jabong của Rocket Internet tại Ấn Độ cũng đang vật lộn với việc gia tăng doanh số. Rocket Internet được đưa là có thể đã bán được công ty này với mức giá khá ổn là 500 triệu USD vào tháng 10 năm ngoái, nhưng các nhà đầu tư lại không hài lòng dứt áo chỉ với 250 đến 300 triệu USD như vậy.
Công ty này sau đó đã lỗ 6,9 triệu USD để cạnh tranh với Myntra và các trang thương mại điện tử ngách khác trong quý IV năm 2014, theo tiếp sau đó là khoản lỗ 297.000 USD trong quý IV 2015. Đại diện công ty cho biết lợi nhuận biên vẫn tăng trong quý này, nhưng cũng phải lưu ý rằng đây là thời điểm đặc biệt với cả lễ Giáng sinh và lễ hội truyền thống Diwali của Ấn Độ.
Tính cả năm 2015, Jabong lỗ 7 triệu USD, đã giảm đáng kể so với mức lỗ 24 triệu USD năm 2014.
Mua lại hãng Withings, lịch sử Nokia bước sang trang mới
"Chúng tôi luôn xác định, sức khỏe kỹ thuật số là lĩnh vực mà Nokia dành sự quan tâm chiến lược, và giờ đây chúng tôi đang có những hành động cụ thể để tạo ra cơ hội cho mình ở thị trường rộng lớn, quan trọng này" - Rajeev Suri, Chủ tịch & CEO Nokia cho biết trong một phát biểu.
"Với vụ mua lại này, Nokia sẽ củng cố vị trí của mình ở lĩnh vực IoT theo cách thúc đẩy thương hiệu của mình, phù hợp với mục đích của công ty là mở rộng các khả năng của con người trong thế giới kết nối, đưa chúng tôi vào vị trí trung tâm của những thị trường rộng lớn, nơi Nokia có thể tạo ra một sự khác biệt lớn trong cuộc sống".
CEO của Withings là Cédric Hutchings cũng tỏ ra hân hoan và cho rằng vụ sáp nhập này là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của công ty. "Nokia tạo ra các sản phẩm có thiết kế đẹp phục vụ người dùng, và điều đó phản ánh chính xác tham vọng của chúng tôi. Withings có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực thiết bị đeo để chia sẻ và tiếp tục phát triển". Hutchings tiết lộ, Nokia tỏ ra quan tâm phát triển lĩnh vực "Y tế dự phòng và Chăm sóc bệnh nhân", đồng thời trấn an các khách hàng của Withings rằng, các ứng dụng và sản phẩm của công ty này vẫn sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường.
Vụ mua lại Withings là một trong những "hành động" của Nokia để tiếp tục duy trì thương hiệu sau khi hãng từ bỏ mảng điện thoại cách đây 2 năm. Nokia bỏ ra tới hơn 16 tỷ USD mua lại công ty về viễn thông của Pháp Alcatel-Lucent hồi tháng 4/2016, sau đó bán bộ phận bản đồ Here cho các công ty xe hơi Đức với giá 3 tỷ USD.
Hiện tại, bộ phận Nokia Technologies của công ty sẽ "gánh vác" trách nhiệm, tham vọng đưa thương hiệu Nokia trở lại với thị trường điện tử tiêu dùng. Tuy nhiên, công ty vẫn phải phụ thuộc vào các giá trị cũ để tồn tại. Nokia Technologies cấp bản quyền thương hiệu cho các công ty khác "đóng mác" lên sản phẩm mà những công ty này sản xuất; hãng vẫn kiếm được tiền từ bằng sáng chế về di động mà mình sở hữu. Những sản phẩm ấn tượng của Nokia thời hậu mobile là chiếc camera thực tế ảo Ozo dành cho các studio làm phim và tablet Android N1 ra mắt ở Trung Quốc.
Việc mua Withings sẽ giúp Nokia tiến sâu thêm vào thị trường công nghệ dành cho người dùng trong tương lai, và CEO Nokia cũng từng nói rằng, hãng "hạnh phúc" với việc giành thời gian để tạo dựng lại thương hiệu từng vang bóng này.