tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-04-2016

  • Cập nhật : 05/04/2016

Vàng bật tăng mạnh do USD suy yếu

vang bat tang manh do usd suy yeu

Vàng bật tăng mạnh do USD suy yếu


Việc đồng USD lao dốc cuối cùng cũng giúp giá vàng thế giới bật tăng khá mạnh trong phiên giao dịch châu Á sáng nay sau khi đã giảm nhẹ trong phiên hôm qua. Giá vàng SJC cũng quay đầu tăng trở lại trong sáng nay (5/4) sau mấy phiên giảm liên tục gần đây.

Đồng bạc xanh vẫn tiếp tục suy yếu so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt là euro và yên Nhật khi mà kỳ vọng Fed sớm tăng lãi suất đã không còn. Điều đó đã hỗ trợ tích cực cho giá của nhiều loại hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này, trong đó có vàng. Đà tăng của giá vàng thế giới càng được củng cố nhờ lực cầu bắt đáy.

Hiện giá vàng kỳ hạn tháng 6 đã tăng lên 1.227,80 USD/oz; giá vàng giao ngay cũng đang dao động quanh 1.225,50 USD/oz.

dien bien gia mua - ban vang sjc cua doji trong 7 ngay qua

Diễn biến giá mua - bán vàng SJC của DOJI trong 7 ngày qua

Giá vàng thế giới phục hồi kéo giá vàng SJC trong nước cũng quay đầu tăng trở lại trong sáng nay sau mấy phiên giảm liên tiếp kể từ đầu tháng 4 đến nay. Tuy nhiên đà tăng của giá vàng trong nước vẫn chậm hơn so với giá vàng thế giới nên chênh lệch được thu hẹp.

Theo đó, sáng nay Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã nâng cả giá mua và bán vàng SJC 80.000 đồng/lượng, đưa giá giao dịch tại TP.HCM lên 33,07 – 33,32 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 33,07 – 33,34 triệu đồng/lượng. Hiện giá bán ra vàng SJC của DN này đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 320.000 đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI cũng tăng cả giá mua và bán vàng SJC của mình 80.000 đồng/lượng lên 33,20 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33,26 triệu đồng/lượng (bán ra). Hiện giá bán ra vàng SJC của DOJI cũng đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 260.000 đồng/lượng.

Theo các nhà phân tích, mặc dù kinh tế Mỹ vẫn đang cho thấy đà phục hồi vững chắc thể hiện quả những chuyển động tích cực của thị trường lao động, song nhiều khả năng Fed chưa thể tăng lãi suất trong tháng 4 này mà có thể phải đợi đến tháng 6. Điều đó đang khiến đồng USD chịu áp lực bán mạnh, qua đó hỗ trợ tích cực cho giá hàng hóa, bao gồm cả vàng.

Tuy nhiên giá vàng khó có thể bứt phá mạnh khi mà tình cảm của các nhà đầu tư dành cho kim loại quý này đang nhạt dần. Hơn nữa, Fed vẫn chưa từ bỏ ý định sẽ tăng lãi suất trong năm nay theo lộ trình bình thường hóa lãi suất của mình. Có nghĩa Fed vẫn đang là NHTW lớn duy nhất trên thế giới thực hiện thắt chặt, trái ngược với động thái nới lỏng mạnh tiền tệ của nhiều NHTW lớn khác như ECB hay BOJ. Sự trái chiều về chính sách sẽ hỗ trợ cho đồng USD duy trì sức mạnh so với nhiều đồng tiền khác, qua đó tạo sức ép lớn đến giá vàng. (TBNH)


Nhật Bản quan tâm thị trường thực phẩm Indonesia

Các doanh nghiệp Nhật Bản thời gian gần đây tiếp tục lựa chọn Indonesia là địa bàn tiềm năng để mở rộng đầu tư kinh doanh, trong đó có lĩnh vực thực phẩm, nhằm khai thác số dân trên 250 triệu người của “đất nước vạn đảo”. 

Theo báo “Bưu điện  Jakarta” số ra mới đây, Nhật Bản, quốc gia đứng thứ ba về đầu tư nước ngoài tại Indonesia sau Trung Quốc và Mỹ, đang quan tâm mở rộng kinh doanh tại Indonesia sau khi chứng kiến sự thành công của một số doanh nghiệp nước này thời gian vừa qua.

Ông Franky Sibarani, Trưởng Ban điều phối vốn đầu tư Nhật Bản tại Indonesia (BKPM), ngày 19/3 nói: "Tôi đã nhận được báo cáo rằng một số công ty thực phẩm của Nhật Bản đang dự định đầu tư vào Indonesia sau khi nghiên cứu thị trường ở đây. Điều đó có nghĩa rằng họ đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh tại Indonesia”.    

Số liệu của Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Indonesia cho biết hiện có hơn 16.000 người Nhật đang sinh sống, làm ăn ở Indonesia, trong đó riêng khu vực thủ đô Jakarta là 10.000 người; đồng thời có hơn 1.000 sinh viên đang theo học tại các trường học Nhật Bản tại Jakarta. Ông Franky Sibarani cho biết các dữ liệu về người Nhật ở Jakarta là yếu tố chính dẫn đến sự quan tâm về lĩnh vực thực phẩm tại Indonesia.     

Các công ty của Nhật Bản cho đến nay vẫn chủ yếu kinh doanh các thiết bị điện tử, ô tô, sản phẩm may mặc tại thị trường Indonesia. Tuy nhiên, lĩnh vực thực phẩm là thị trường rộng lớn không chỉ cho số người Nhật Bản tại đây, mà còn đối với những người thích món ăn Nhật Bản. Hầu hết người dân Indonesia (85-90%) là người Hồi giáo, họ sử dụng thực phẩm Halal (thức ăn của người Hồi giáo). Do đó, một công ty mì ăn liền của Nhật ở Hyogo Prefecture đã bày tỏ sự sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu về thực phẩm Halal cho người dân Indonesia.          

Theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát của Indonesia được xem là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng. Hiện có khoảng 20 doanh nghiệp của Nhật Bản đã và đang đầu tư, mở rộng sản xuất tại Indonesia với số vốn hơn 1,4 tỷ USD. Các doanh nghiệp này đang tập trung kinh doanh ở các đảo lớn, nơi có đông người Indonesia sinh sống, có cơ sở hạ tầng tốt.          

Sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối tháng 12/2015, các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm tại Indonesia, quốc gia chiếm hơn 40% dân số ASEAN. BKPM đặt mục tiêu thu hút 13 tỷ USD vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực này vào năm 2016. Các mục tiêu cam kết đã được dự kiến từ số lượng các dự án của doanh nghiệp Nhật Bản được Indonesia cấp phép.

Dựa trên các số liệu của BKPM, năm 2015 các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào 2.030 dự án tại Indonesia (tăng 6% so với năm 2014), tổng số vốn là 2,87 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 115.400 lao động địa phương. Các lĩnh vực đầu tư kinh doanh chủ yếu là ô tô, các thiết bị điện tử, máy móc, hóa chất, dược phẩm. 

Theo báo “Bưu điện  Jakarta” số ra mới đây, Nhật Bản, quốc gia đứng thứ ba về đầu tư nước ngoài tại Indonesia sau Trung Quốc và Mỹ, đang quan tâm mở rộng kinh doanh tại Indonesia sau khi chứng kiến sự thành công của một số doanh nghiệp nước này thời gian vừa qua.

Ông Franky Sibarani, Trưởng Ban điều phối vốn đầu tư Nhật Bản tại Indonesia (BKPM), ngày 19/3 nói: "Tôi đã nhận được báo cáo rằng một số công ty thực phẩm của Nhật Bản đang dự định đầu tư vào Indonesia sau khi nghiên cứu thị trường ở đây. Điều đó có nghĩa rằng họ đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh tại Indonesia”.    

Số liệu của Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Indonesia cho biết hiện có hơn 16.000 người Nhật đang sinh sống, làm ăn ở Indonesia, trong đó riêng khu vực thủ đô Jakarta là 10.000 người; đồng thời có hơn 1.000 sinh viên đang theo học tại các trường học Nhật Bản tại Jakarta. Ông Franky Sibarani cho biết các dữ liệu về người Nhật ở Jakarta là yếu tố chính dẫn đến sự quan tâm về lĩnh vực thực phẩm tại Indonesia.     

Các công ty của Nhật Bản cho đến nay vẫn chủ yếu kinh doanh các thiết bị điện tử, ô tô, sản phẩm may mặc tại thị trường Indonesia. Tuy nhiên, lĩnh vực thực phẩm là thị trường rộng lớn không chỉ cho số người Nhật Bản tại đây, mà còn đối với những người thích món ăn Nhật Bản.

Hầu hết người dân Indonesia (85-90%) là người Hồi giáo, họ sử dụng thực phẩm Halal (thức ăn của người Hồi giáo). Do đó, một công ty mì ăn liền của Nhật ở Hyogo Prefecture đã bày tỏ sự sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu về thực phẩm Halal cho người dân Indonesia.          

Theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát của Indonesia được xem là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng. Hiện có khoảng 20 doanh nghiệp của Nhật Bản đã và đang đầu tư, mở rộng sản xuất tại Indonesia với số vốn hơn 1,4 tỷ USD. Các doanh nghiệp này đang tập trung kinh doanh ở các đảo lớn, nơi có đông người Indonesia sinh sống, có cơ sở hạ tầng tốt.          

Sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối tháng 12/2015, các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm tại Indonesia, quốc gia chiếm hơn 40% dân số ASEAN. BKPM đặt mục tiêu thu hút 13 tỷ USD vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực này vào năm 2016. Các mục tiêu cam kết đã được dự kiến từ số lượng các dự án của doanh nghiệp Nhật Bản được Indonesia cấp phép.

Dựa trên các số liệu của BKPM, năm 2015 các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào 2.030 dự án tại Indonesia (tăng 6% so với năm 2014), tổng số vốn là 2,87 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 115.400 lao động địa phương. Các lĩnh vực đầu tư kinh doanh chủ yếu là ô tô, các thiết bị điện tử, máy móc, hóa chất, dược phẩm.  


Cảnh báo nhựa đường nhái mác Shell Singapore bán tại Việt Nam

Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) vừa phát đi cảnh báo nguy cơ nhựa đường kém chất lượng được tuồn vào các dự án giao thông.
nhua duong shell 60/70 dong phuy tai dao bukom, singapore

Nhựa đường Shell 60/70 đóng phuy tại đảo Bukom, Singapore

Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, vật liệu nhựa đường sử dụng cho các dự án xây dựng công trình giao thông hiện chủ yếu phải nhập từ nước ngoài. Trước đây, nguồn nhựa chủ yếu nhập từ Singapore, chất lượng nhựa ổn định, các công trình được đảm bảo chất lượng trong quá trình khai thác.

Tuy nhiên, theo ông Dương Viết Doãn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng, thời gian vừa qua, nguồn nhựa được cấp từ nhiều quốc gia khác nhau, chất lượng nhựa không ổn định hoặc chất lượng kém, khi về Việt Nam có thể bị trà trộn, khoác mác nhựa Singapore để cung cấp cho các dự án đường bộ.

“Đây là một trong những lý do khiến nhiều công trình đường bộ chỉ sau một thời gian khánh thành xuất hiện các vị trí bị hư hỏng, xuống cấp”, ông Doãn nói.

Cục Quản lý xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, nhập khẩu nhựa đường nhằm tạo ra một thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nhựa đường một cách lành mạnh, đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý.

Cảnh báo của cơ quan quản lý chất lượng công trình giao thông được đưa ra sau khi Công ty TNHH Thương mại – sản xuất – dịch vụ Tín Thịnh vào đầu tháng 3/2016 báo cáo Bộ GTVT hiện tượng vật liệu nhựa đường giả nhãn hiệu Shell.

Cụ thể, theo phát hiện Công ty Tín Thịnh – nhà phân phối nhựa đường Shell 60/70 Singapore tại Việt Nam, từ tháng 1/2016 – tháng 2/2016, Công ty TNHH MTV Vật tư giao thông quốc tế, địa chỉ đăng ký tại 15/47 Phan Huy Ích, P.15 – quận Tân Bình, Tp.HCM có mở tờ khai hải quan số 100725945460 và 100752006830 tại Hải quan Tân Cảng – cảng Cát Lái, Tp.HCM để nhập 2 lô hàng:  Nhựa đường 60/70 (Shell Singapore) với tổng số lượng là 190.190 tấn, tương ứng với 1.235 thùng từ Công ty Obetech Pacific Sdn (Maylasia).

Tín Thịnh cho rằng, lô hàng này không phải do Nhà máy Shell Eastern Petroleum (Singapore) sản xuất nên không rõ nguồn gốc xuất xứ.

“Đơn vị  bán hàng (Malaysia) và nhà nhập khẩu Việt Nam đã cố tình giả mạo nhãn mác Shell Singapore trên các chứng từ; quy cách đóng gói và in Shell Bitumen trên nắp thùng khi không có sự cho phép của chủ nhãn hiệu”, đại diện Tín Thịnh cho biết.


Tín hiệu mới trong thu hút FDI vào Cần Thơ

TP. Cần Thơ đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho nhà đầu tư. Phóng viên Báo Đầu tư trao đổi với ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ về nội dung này.

Trong bối cảnh “khát” nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mới đây, TP. Cần Thơ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc có vốn đăng ký trên 171 triệu USD. Ông có cho rằng, đây là tín hiệu lạc quan trong thu hút đầu tư vào TP. Cần Thơ?

Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (Hàn Quốc) đã đầu tư vào nhiều địa phương trên cả nước với tổng vốn đầu tư 4,163 tỷ USD, gồm các dự án sản xuất nguyên vật liệu và giày thành phẩm, sản xuất phân bón, nhiệt điện, sân golf, khu nghỉ dưỡng, đô thị, hạ tầng khu công nghiệp…

Với thị phần ngành sản xuất giày thể thao tương đối lớn, sản xuất cho thương hiệu nổi tiếng (Nike), Công ty đã chọn TP. Cần Thơ để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng phát triển khu công nghiệp và nhà máy sản xuất bán thành phẩm giày thể thao với tổng vốn đầu tư 171,48 triệu USD.

ong vo thanh thong, chu tich ubnd tp. can tho

Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ

Ngoài dự án trên, đã có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc… đến khảo sát và đăng ký đầu tư vào TP. Cần Thơ. Thành phố đang xem xét và sắp tới sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho một số dự án FDI mới.

Dự án của Tae Kwang Industrial có diện tích đất sử dụng khá lớn, với 62 ha, nhà đầu tư lại đang cần mặt bằng sớm để triển khai dự án, liệu việc giải phóng mặt bằng có đáp ứng được tiến độ của dự án không, thưa ông?

Vừa qua, chúng tôi đã đi khảo sát, tiếp xúc với các hộ dân nằm trong vùng dự án. Hầu hết các hộ dân đều cho biết, họ sẵn sàng nhận tiền đền bù và bàn giao ngay mặt bằng cho địa phương, bởi khung giá đền bù của Thành phố còn cao hơn giá đất ngoài thị trường.

Được biết, TP. Cần Thơ đã chủ động xây dựng kế hoạch cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh, gọn, nhằm giảm chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục cho công dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư, thưa ông?

Gần đây, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của TP. Cần Thơ được nhà đầu tư đánh giá cao. Minh chứng cho điều này là, tại lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của UBND TP. Cần Thơ cho dự án của mình, ông Lee Hyung Jin, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tae Kwang Industrial cho rằng, Công ty đã đầu tư tại nhiều nơi, nhưng chưa nơi đâu mà thời gian giải quyết thủ tục cấp phép đầu tư nhanh như tại TP. Cần Thơ.

Hơn nữa, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ định kỳ tiếp nhà đầu tư, doanh nghiệp 2 lần/tháng. Trong quá trình lập dự án, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh, nếu gặp phải vướng mắc, thì doanh nghiệp có thể gửi đề nghị về Văn phòng UBND Thành phố để Văn phòng tổng hợp báo cáo Chủ tịch.

Những lĩnh vực nào TP. Cần Thơ đang ưu tiên mời gọi đầu tư?

Dựa vào lợi thế và năng lực cạnh tranh của Thành phố, trong xu thế hội nhập quốc tế, TP. Cần Thơ ưu tiên thu hút đầu tư đối với các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến nông sản, thủy sản, điện tử, may mặc, thiết bị máy móc nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ; sản xuất, chế biến sản phẩm nông, ngư nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ sở hạ tầng giao thông, cảng, dịch vụ logistics, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu đô thị phức hợp; kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, khách sạn 5 sao, resort, trung tâm thương mại; bệnh viện, trường liên cấp và trường đại học quốc tế.


Ngăn sự giảm tốc của công nghiệp

Với mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra cho năm 2016 cao hơn năm trước, đòi hỏi ngành công nghiệp phải tăng cao hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng công nghiệp trong quý I/2016 đã giảm tốc, cần có giải pháp ngăn chặn.

Tăng trưởng giảm tốc

Các chỉ số thống kê cho thấy, tốc độ tăng/giảm chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2015 so với quý I/2016 rất đáng báo động.

Theo đó, tốc độ tăng của toàn ngành 3 tháng đầu năm 2016 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2015.

Nếu xét theo ngành, thì ngành có tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp là chế biến, chế tạo, tuy vẫn còn tăng khá và cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành, nhưng đã thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2015; trong đó một số ngành, sản phẩm cụ thể, thời gian trước tăng cao, nhưng nay tăng chậm hơn, thậm chí còn bị giảm. Ngành khai khoáng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, nếu cùng kỳ năm 2015 tăng 7,2%, thì 3 tháng đầu năm nay giảm tương đối sâu, tới -1,2%. Hai ngành còn lại tăng cao, nhưng do tỷ trọng trong toàn ngành công nghiệp nhỏ, nên tác động đến tốc độ tăng của toàn ngành không lớn.

.trong 3 thang dau nam, tong so doanh nghiep giai the la 2.919 doanh nghiep, tang 13,2%, so doanh nghiep tam ngung hoat dong la 20.044 doanh nghiep, tang 23,9%.

.Trong 3 tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp giải thể là 2.919 doanh nghiệp, tăng 13,2%, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 20.044 doanh nghiệp, tăng 23,9%.

Xét ở đầu ra, chỉ số tiêu thụ của công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn chỉ số tiêu thụ của năm 2015. Mặc dù 3 tháng xuất siêu, nhưng chủ yếu do kim ngạch xuất khẩu tăng thấp (tăng 4,1%), trong khi nhập khẩu giảm (giảm 4,8%). Nhập khẩu giảm có phần quan trọng do giá nhập khẩu tính bằng USD giảm và còn do nhu cầu đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở trong nước chậm lại.

Các giải pháp ngăn chặn

Việc công nghiệp tăng chậm lại trong 3 tháng khởi đầu - thời gian có nhu cầu tăng cao, là cảnh báo đáng quan tâm đối với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP của cả năm, do vậy, cần quyết liệt, khẩn trương tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng tăng chậm lại này. Có nhiều giải pháp, trong đó có một số giải pháp chủ yếu sau.

Trước hết, cần khuyến khích hơn nữa tinh thần khởi nghiệp, đăng ký thành lập doanh nghiệp, tập trung cho nhóm ngành kinh tế thực (nông, lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp - xây dựng), ngăn chặn tình trạng giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động đang diễn ra nhiều trong thời gian qua. Tình trạng khởi nghiệp chưa nhiều, do lòng tin vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính chưa cao. Tình trạng phá sản, dừng kinh doanh hoạt động do nợ xấu, do việc tiếp cận vốn khó khăn, do tỷ suất lợi nhuận trước thuế thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng, do thị trường bất động sản - nguyên nhân chủ yếu của nợ xấu, vừa mới ấm lên đã lo sợ bong bóng, muốn thắt chặt tín dụng... đã chững lại trong quý I.

Giải pháp thứ hai là tăng tổng cầu. Mặc dù về tốc độ thì tổng cầu đã cao hơn tổng cung, nhưng về quy mô tuyệt đối thì tổng cầu vẫn nhỏ hơn tổng cung. Trong các giải pháp tăng tổng cầu, có thể nới lỏng một phần chính sách tiền tệ. Trước hết là hạ lãi suất cho vay, hiện là một trong các giải pháp được nhiều nước áp dụng. Nước Mỹ sau khủng hoảng đã tung ra hàng ngàn tỷ USD để kích thích tăng trưởng, đã 7 năm nay giữ lãi suất ở mức gần bằng 0. Nước Nhật đã hàng chục năm nay giữ lãi suất gần bằng 0 và mới đây còn đưa xuống mức âm. Cả khu vực EU cũng giảm lãi suất. Trung Quốc đang chặn tình trạng suy giảm tăng trưởng bằng việc hạ lãi suất, phá giá đồng tiền và tung nhiều tỷ USD ra nền kinh tế.

Do đó, hạ lãi suất cùng với giải quyết nợ xấu một cách thực chất, sẽ góp phần giúp tăng trưởng tín dụng cao hơn. Xem xét để giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ngừng phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước, tăng cường chiết khấu trái phiếu chính phủ, trái phiếu đặc biệt (mua nợ xấu), đẩy nhanh thị trường mở... Bên cạnh đó, ngăn chặn sự phá sản, tạm dừng hoạt động của các doanh nghiệp cũng là giải pháp giữ ổn định xã hội, tăng tổng cầu.

Giải pháp thứ ba là hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. So với cùng kỳ năm trước, nhập siêu từ Trung Quốc đã giảm khoảng 1,2 tỷ USD (từ 7,7 tỷ USD xuống còn 6,5 tỷ USD), nhưng lại tăng nhập siêu từ Thái Lan, Brazil, Ấn Độ, Malaysia...

Cuối cùng là cơ cấu lại khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Hiện tại đang có khoảng cách chênh lệch khá lớn giữa 2 khu vực này, khi khu vực FDI chiếm trên dưới 50% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-04-2016

    IMF kêu gọi thắt chặt hợp tác chính sách để ổn định tài chính
    Đồng yên Nhật tăng vọt
    Phố Wall giảm điểm mạnh nhất 1 tháng
    Châu Âu đang tạo ra quá nhiều điện "sạch", nhiều đến mức điện lưới không tải nổi, nhưng khi cần vẫn thiếu
    Donald Trump: "Tôi có thể xóa khoản nợ 20 nghìn tỷ USD của Mỹ trong 8 năm"

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-04-2016

    Vàng trong nước ngược chiều thế giới, chênh lệch tiếp tục thu hẹp
    CEO Mỹ: Thủy sản Việt Nam vẫn tụt hậu sau Trung Quốc
    USD xuống thấp nhất gần 18 tháng so với yên
    Lãi suất vay trung dài hạn của Quỹ phát triển DNNVV là 7%/năm
    Hàng Việt đang mất chỗ ở siêu thị

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-04-2016

    IMF: Thế giới sẽ đón nhiều cú sốc kinh tế mới từ Trung Quốc
    Lộ diện các ngân hàng lớn “góp mặt” trong Tài liệu Panama
    Thu giữ hàng chục nghìn hộp sữa bột Similac giả tại Trung Quốc
    Mạng 5G sắp được thương mại hóa
    LG Display sẽ xây dựng dự án 1,5 tỷ USD tại KCN Tràng Duệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-04-2016

    Nước nào thiệt hại nặng nhất, hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu?
    Doanh nghiệp Trung Quốc “xí phần” TPP
    Trung Quốc hạn chế trao đổi thương mại với Triều Tiên
    Chủ tịch TP HCM sang Nhật mời gọi đầu tư
    Wal-Mart mời gọi người mua hàng trực tuyến

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-04-2016

    “2016 vẫn là một năm tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam”
    Trung Quốc phá giá đồng nội tệ phiên thứ hai liên tiếp
    Đồng USD sụt giá so với yen Nhật và bảng Anh
    VinGroup đã bỏ ra gần 5.700 tỷ để nắm 1 dự án rộng 215ha tại Hà Nội
    Phát hiện một doanh nghiệp FDI xuất khống gần 700.000 mét vải

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-04-2016

    Các nhà xuất khẩu châu Á đối phó với sự giảm tốc của Trung Quốc ra sao?
    Doanh nghiệp trong nước chủ động đón đầu xu hướng năng lượng xanh
    Ngày 5/4: Giá vàng theo đà giảm mạnh
    Tập đoàn Chubb chính thức ra mắt thương hiệu Chubb Life tại Việt Nam
    Nhà đất Trung Quốc đang bùng nổ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-2016

    ​Giá nhà tăng trong quý I/2016
    USD tiếp tục giảm do giới đầu tư điều chỉnh theo sự thận trọng của Fed
    IFC rót 50 triệu USD vào Dragon Capital
    Công ty Panama giúp khách hàng trốn thuế như thế nào
    Tăng trưởng không phải là tất cả

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-04-2016

    Các đồng tiền châu Á tăng giá mạnh
    Chính sách mới ảnh hưởng xấu đến kinh tế Thái Lan
    10 triệu xe tự hành ra đường năm 2020
    Doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh gas phải có tối thiểu 40 đại lý
    Kinh tế Hàn Quốc loạng choạng vì Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-04-2016

    Việt - Hàn nâng kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ USD
    Cá tra nguyên liệu không còn để cung cấp cho nhà máy
    Rủi ro khi đầu tư đất vùng ven chờ tăng giá
    Cổ phiếu Eximbank bị đưa vào diện cảnh báo
    Dự án thép hơn 8.000 tỷ nằm chờ nhà thầu Trung Quốc 4 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-04-2016

    Vốn ngoại vẫn kỳ vọng ở Việt Nam
    Nhu cầu vàng trang sức đang tăng mạnh
    Tỷ giá tiếp tục ổn định trong phiên đầu tuần
    Khi DN vàng trang sức… ngại báo cáo
    Hàng Việt cần tận dụng thị trường Hồng Kông