tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-04-2016

  • Cập nhật : 06/04/2016

Nước nào thiệt hại nặng nhất, hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu?

Tấm bản đồ vừa được ngân hàng Deutsche Bank đưa ra là đáp án cho câu hỏi trên.
gia dau sut giam manh anh huong rat lon den cac nuoc xuat khau dau tho. nhung nuoc co hoat dong xuat khau dau chiem hon 30% gdp chiu thiet hai nhieu nhat - anh: ngan hang deutsche bank

Giá dầu sụt giảm mạnh ảnh hưởng rất lớn đến các nước xuất khẩu dầu thô. Những nước có hoạt động xuất khẩu dầu chiếm hơn 30% GDP chịu thiệt hại nhiều nhất - Ảnh: Ngân hàng Deutsche Bank

Giá dầu sụt giảm mạnh ảnh hưởng rất lớn đến các nước xuất khẩu dầu thô. Những nước có hoạt động xuất khẩu dầu chiếm hơn 30% GDP chịu thiệt hại nhiều nhất - Ảnh: Ngân hàng Deutsche Bank

Theo trang Business Insider, với các nước sản xuất dầu mỏ, những ngày bán mỗi thùng dầu với giá 100 USD dường như đã kết thúc. Giá dầu lao dốc xuống còn 40 USD/thùng khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định không giảm sản lượng, bảo vệ thị phần và có vẻ như dầu thô vẫn sẽ giữ mức giá này trong tương lai.

Hồi cuối tuần qua, Iran cho hay sản lượng dầu thô trong nước đã vượt ngưỡng 2 triệu thùng/ngày sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế vào tháng 1. Yếu tố này sẽ tiếp tục đẩy mạnh nguồn cung đã quá dư trên thị trường dầu mỏ.

Để cho thấy điều này ảnh hưởng lớn ra sao với kinh tế thế giới, ngân hàng Deutsche Bank đưa ra bản đồ hiển thị các nước nhập khẩu dầu và xuất khẩu dầu nhiều nhất thế giới.

Tấm bản đồ cho thấy hiện tại, Ả Rập Xê Út, Nigeria và Venezuela nằm trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá dầu lao dốc, trong khi đó Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ lại hưởng lợi đáng kể vì là các nước nhập khẩu ròng dầu thô.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước lao đao vì dầu đều chịu nỗi đau theo cùng một cách. Phân tích của ngân hàng Deutsche Bank viết: “Có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia riêng lẻ, dẫn đến phần chi phí khai thác khác nhau. Trong khi Nigeria cần dầu có giá 85 USD/thùng để cân bằng ngân sách trong năm 2016, Kuwait chỉ cần giá dầu là 47 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Nếu chính phủ các nước phải dùng tài sản quốc gia để bù đắp cho thâm hụt ngân sách vì giá dầu, Kuwait sẽ chỉ bắt đầu làm điều này sau 122 năm nữa, trong khi Nigeria thì chỉ chịu được nửa năm”.


Doanh nghiệp Trung Quốc “xí phần” TPP

Làn sóng doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đổ xô qua Việt Nam đầu tư để hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến doanh nghiệp trong nước không khỏi lo lắng
doanh nghiep trung quoc chiem ti le ap dao tai saigon tex 2016.

Doanh nghiệp Trung Quốc chiếm tỉ lệ áp đảo tại Saigon Tex 2016.

Điểm khác biệt tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may thiết bị và nguyên phụ liệu 2016 (Saigon Tex 2016) diễn ra từ ngày 30/3 đến 2/4 tại TP HCM là sự áp đảo của doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Tại Saigon Tex 2016, trong 1.065 doanh nghiệp đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ (gấp đôi năm ngoái), có gần 750 doanh nghiệp Trung Quốc - một tỉ lệ chưa từng thấy trước đây.

Doanh nghiệp FDI chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu

Ông Andrew Kay, Tổng Giám đốc Công ty Tổ chức triển lãm CP Hồng Kông (đơn vị đồng tổ chức Saigon Tex 2016), cho biết doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm chủ yếu là sản xuất vải. Họ đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư, tận dụng lợi thế từ TPP.

Tham gia Saigon Tex 2016, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tìm kiếm máy móc, thiết bị phù hợp để gia tăng năng suất hoặc tìm nguồn cung nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu về xuất xứ và tăng tỉ lệ nội địa hóa.

Có điều, trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU hay TPP, Trung Quốc đều không phải là thành viên nên hàng may mặc Việt Nam sản xuất từ nguyên phụ liệu nhập khẩu của nước này sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi.

Bà Phạm Minh Hương, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho rằng có thể doanh nghiệp Trung Quốc đến triển lãm để thăm dò thị trường rồi mới quyết định đầu tư vào nước ta.

Lý giải của bà Hương được nhiều người chấp nhận bởi xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực sợi dệt nhuộm đang tăng rất mạnh, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… nhằm hưởng lợi từ TPP và các FTA khác.

Năm 2015, khoảng 2,5 tỉ USD vốn ngoại đã đổ vào dệt may với nhiều dự án quy mô lớn, đầu tư chuỗi khép kín từ sợi - dệt - nhuộm và may.

Ngay công đoạn dễ nhất là may - hiện khoảng 85% doanh nghiệp Việt vẫn chủ yếu gia công may - doanh nghiệp trong nước cũng sẽ phải cạnh tranh với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngay trên sân nhà.

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt hơn 27,2 tỉ USD nhưng doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 70%.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 28, cho biết trong ngành sợi, cách đây 5 năm, doanh nghiệp nội địa chiếm 60% nhưng đến nay khối FDI vươn lên chiếm 70%.
Doanh nghiệp trong nước chủ yếu làm gia công và ngay cả FOB (mua nguyên liệu bán thành phẩm), khách hàng cũng chỉ định nơi mua nguyên liệu, doanh nghiệp chỉ được chủ động về phụ liệu.
Với TPP, chuyện đầu ra cho nguyên liệu rất khó bởi đầu tư mới một nhà máy sản xuất cần khoảng 50 triệu USD, vốn lớn nhưng thu hồi chậm nên doanh nghiệp trong nước không mặn mà đầu tư vào dệt nhuộm. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam và bán vải cho doanh nghiệp nội địa lại có tiềm lực rất lớn…

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Garmex Sài Gòn, cho rằng các dự án FDI đổ vào ngành dệt may ngày càng theo xu hướng khép kín là điều bất lợi cho doanh nghiệp nội địa.

Cụ thể, công đoạn sản xuất giá trị gia tăng thấp được doanh nghiệp FDI tổ chức tại Việt Nam từ kéo sợi đến thành phẩm may mặc, còn công đoạn thiết kế phân phối có giá trị gia tăng cao do công ty mẹ ở nước ngoài đảm nhận.

Đa phần doanh nghiệp FDI là công ty toàn cầu đến từ các cường quốc dệt may, ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam cũng dịch chuyển sang xu hướng khép kín, như Formosa, Bamboo…

“Chuỗi khép kín của doanh nghiệp FDI tạo lợi thế cạnh tranh do giá thành thấp, thời gian sản xuất ngắn và nguồn hàng phong phú sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa. Còn việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành may mang tính chất quyết định cho doanh nghiệp trong nước để đáp ứng yêu cầu xuất xứ thì đến nay vẫn chưa như kỳ vọng” - ông Hùng lo ngại.

Phải thoát “kiếp làm thuê”

Ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết TPP và các FTA khác sẽ tạo ra cú hích cho ngành dệt may nhưng thách thức cũng không nhỏ do yêu cầu quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, trong khi ngành lại rất yếu ở công đoạn này.

Thời gian đầu khi TPP có hiệu lực, phía Mỹ cho phép Việt Nam áp dụng quy tắc “nguồn cung thiếu hụt” ở một số sản phẩm, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước nâng dần tỉ lệ nội địa nhằm hưởng thuế suất 0%. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp ỷ lại vào quy tắc này thì doanh nghiệp Việt sẽ mãi mãi dừng lại ở việc gia công.

Để giải bài toán nguyên phụ liệu, Vinatex và ngành dệt may đã mở rộng đầu tư vào các dự án sợi, vải.

Khoảng 2 năm trở lại đây, Vinatex đã tái khởi động các dự án sợi, vải quy mô lớn. Tuy nhiên, cả Viantex và các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ mới đáp ứng được một tỉ lệ nhỏ so với nhu cầu nguyên phụ liệu. Nút thắt cổ chai này vẫn đang chờ các doanh nghiệp trong ngành và Chính phủ quan tâm, tăng tốc đầu tư trong thời gian tới.

“Nếu không thay đổi phương thức kinh doanh thì dù hội nhập, doanh nghiệp dệt may Việt cũng vẫn mãi kiếp làm thuê, lợi thế hội nhập sẽ không còn ý nghĩa” - ông Lê Quang Hùng băn khoăn.

Các chuyên gia cho rằng nhà nước cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp may mặc chuyển đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang FOB hay ODM (tự thiết kế bán hàng), OBM (sở hữu nhãn hiệu riêng).

Đồng thời, muốn đạt kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 30 tỉ USD, cần khoảng 21 tỉ USD nguyên phụ liệu. Lúc này, phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp ngành may mặc khai thác cơ hội hội nhập.

Cần gia tăng liên kết

Để đạt giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp nội địa cần liên kết với nhau nhằm tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh, như muốn mạnh khâu thiết kế thì phải có nguồn lực để xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống phân phối…

Theo GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, liên kết lại là điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt. Đơn cử, nếu có một doanh nghiệp Việt đang đàm phán với đối tác nước ngoài thì chắc chắn đang có vài doanh nghiệp trong nước chuẩn bị đàm phán với giá… thấp hơn!

 

Theo Báo Người Lao Động


Trung Quốc hạn chế trao đổi thương mại với Triều Tiên

Trung Quốc hôm nay ban lệnh cấm nhập khẩu khoáng sản từ Triều Tiên, đồng thời không cho phép xuất khẩu nhiên liệu máy bay và các sản phẩm từ dầu mỏ có thể chế tạo nhiên liệu tên lửa sang quốc gia này.
si quan trieu tien (phai) cung mot nguoi dan ong dung canh dong than ben bo song ap luc o thanh pho sinuiju, trieu tien, nam 2012. anh: afp.

Sĩ quan Triều Tiên (phải) cùng một người đàn ông đứng cạnh đống than bên bờ sông Áp Lục ở thành phố Sinuiju, Triều Tiên, năm 2012. Ảnh: AFP.

Về nhập khẩu, Trung Quốc cấm mua than, quặng sắt, vàng và các khoáng sản thô khác từ Triều Tiên, Xinhua dẫn thông báo từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết. Một ngoại lệ được Bắc Kinh chấp nhận là than có nguồn gốc từ quốc gia thứ ba cung cấp qua cảng Rason, Triều Tiên.

Khai khoáng là một phần quan trọng đối với kinh tế Triều Tiên. Giới chuyên gia tin nguồn thu từ lĩnh vực này giúp Triều Tiên có thể đầu tư cho quân sự.

Triều Tiên cung cấp khoảng 20 triệu tấn than cho Trung Quốc trong năm 2015, tăng 27% so với năm trước đó, vượt qua Nga và Mông Cổ trở thành nhà cung cấp than lớn thứ ba cho Trung Quốc, sau Australia và Indonesia.

Theo thông báo, Trung Quốc còn cấm xuất khẩu nhiên liệu máy bay và tên lửa, ngoại trừ liên quan đến "nhu cầu nhân đạo cơ bản" có phối hợp kiểm tra và phi cơ chở khách hoạt động ngoài Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi đầu tháng 3 nhất trí thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt đối với Triều Tiên vì nước này thử hạt nhân lần 4 hồi tháng 1 và phóng tên lửa tầm xa trong tháng 2. Giới chuyên gia độc lập thường xuyên hoài nghi về quyết tâm của Trung Quốc trong việc thực hiện lệnh trừng phạt Triều Tiên, quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào Bắc Kinh. Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện "chu toàn".


Chủ tịch TP HCM sang Nhật mời gọi đầu tư

Công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, xử lý nước thải và môi trường là những lĩnh vực mà vùng Kansai -Nhật có thế mạnh nên lãnh đạo TP HCM đã kêu gọi các doanh nghiệp ở đây đầu tư vào Thành phố nhân chuyến thăm vừa qua.

Đó là một trong những nội dung được ông Võ Văn Hoan - Chánh văn phòng UBND TP HCM cho biết tại buổi họp báo hôm qua, xung quanh thông tin kết quả chuyến đi Nhật Bản (từ ngày 28/3 đến 2/4) của Đoàn công tác Thành phố do Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong làm trưởng đoàn.Trong khuôn khổ chuyến đi, Chủ tịch UBND TP HCM mong muốn trao đổi kinh nghiệm, học tập công nghệ của Thành phố Yokohama trong việc quản lý cảng biển và xây dựng hạ tầng giao thông.

cong nghiep cong nghe cao la mot trong nhung linh vuc tp hcm dang co nhu cau phat trien va chu tich ubnd da keu goi cac doanh nghiep nhat dau tu nhan chuyen tham moi day. anh: anh quan.

Công nghiệp công nghệ cao là một trong những lĩnh vực TP HCM đang có nhu cầu phát triển và Chủ tịch UBND đã kêu gọi các doanh nghiệp Nhật đầu tư nhân chuyến thăm mới đây. Ảnh: Anh Quân.

Ngoài ra, trong cuộc gặp lãnh đạo vùng Kansai, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong vùng này vào TP HCM như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, môi trường, và công nghệ xử lý nước thải. "Đây là những lĩnh vực mà vùng Kansai có thế mạnh và Thành phố có nhu cầu phát triển", ông Hoan chia sẻ.

Bên cạnh đó, Đoàn cũng đến thăm và tham khảo mô hình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Osaka; thăm một số doanh nghiệp, nhà đầu tư đã và có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam như nhà máy thép Daiyu Kogyo, Tập đoàn Kohnan Shoji, Nidec, Optex; Tập đoàn dược phẩm Nipro...

Theo Chánh văn phòng UBND TP HCM, nhiều tỉnh, thành phố và doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm đến thị trường Việt Nam, trong đó có TP HCM. "Đây là cơ hội thuận lợi để Thành phố thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm của doanh nghiệp Nhật để tiếp tục phát triển", ông nói và cho biết, ban lãnh đạo Thành phố đã tham khảo và tiếp thu nhiều kinh nghiệm từ phía Nhật Bản trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng đô thị thông minh, di dời cảng biển. Đây là những lĩnh vực mới mẻ mà Thành phố đang chuẩn bị triển khai.

Cũng theo ghi nhận của Đoàn công tác, thời gian tới sẽ xuất hiện "làn sóng" đầu tư của Nhật vào TP HCM. Do đó, để đón đầu cơ hội thu hút đầu tư từ Nhật Bản, Thành phố sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Cụ thể, sẽ nghiên cứu thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư riêng của UBND Thành phố, áp dụng mô hình "một cửa, tại chỗ" để giải quyết nhanh, gọn những vấn đề khó khăn của các nhà đầu tư quốc tế.

Tại buổi việc với các cơ quan phụ trách về ODA của Chính phủ Nhật Bản, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong mong muốn phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nguồn lực để Thành phố phát triển các công trình trọng điểm như: Dự án cải tạo môi trường nước giai đoạn 3; dự án tuyến metro số 3a…

Đồng thời, lãnh đạo UBND Thành phố cũng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ đào tạo nhân lực phục vụ công tác vận hành, bảo dưỡng trong lĩnh vực đường sắt để Thành phố sẵn sàng đưa vào khai thác tuyến Metro đầu tiên trong năm 2020.


Wal-Mart mời gọi người mua hàng trực tuyến

Khách mua trên mạng sẽ được giảm giá 3%, thay vì chỉ 1% khi mua sắm trong cửa hàng.

Các chủ thẻ tín dụng Wal-Mart và thẻ trả trước Wal-Mart Money Card sẽ được hoàn tiền đến 3% khi mua sắm tại website Walmart.com. Đối với người mua tại cửa hàng, mức giảm giá chỉ 1%. Chủ thẻ còn nhận ưu đãi giảm 2% khi mua nhiên liệu tại các trạm xăng của Wal-Mart.

Trước đây, hãng bán lẻ khổng lồ này chỉ thưởng tiền mặt cho những người dùng thẻ thanh toán tại cửa hàng hoặc đổ xăng chứ không ưu ái giao dịch trực tuyến. Mức ưu đãi trước đó là 5USD cho mỗi 500USD tại các cửa hàng Wal-Mart và giảm giá 5 cent mỗi gallon nhiên liệu mua tại trạm xăng của hãng. Các tổ chức tham gia chương trình là Synchrony Financial dành cho thẻ tín dụng Visa và MasterCard cùng Green Dot dành cho thẻ Wal-Mart.

wal-mart-moi-goi-nguoi-mua-truc-tuyen

Đại diện Wal-Mart cho biết hãng có tổng cộng 10 triệu chủ thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Về lý do ưu đãi khách mua trực tuyến hơn tại cửa hàng, đại diện hãng cho rằng đây là phân khúc quan trọng trong bối cảnh thị trường hiện tại và tương lai. 

Chuyên gia tư vấn thanh toán Steve Mott của hãng BetterBuyDesign (Mỹ) nhận định Wal-Mart đang cố gắng thu thập thêm nhiều thông tin về khách hàng mua sắm trực tuyến của mình, vốn được cho là có thu nhập cao hơn so với người mua ở cửa hàng. Điều này giúp hãng bán lẻ hiểu rõ hơn người dùng và đưa ra những phương án tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả.

"Gần đây Wal-Mart thực hiện chuyển dịch cơ cấu, đóng cửa những cửa hàng hoạt động không hiệu quả và đẩy mạnh xây dựng hệ thống ví điện tử. Điều này cho thấy nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đang nắm bắt cơ hội để thúc đẩy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trực tuyến", ông Steve Mott chia sẻ.

Các chuyên gia đánh giá động thái của Wal-Mart nhằm đáp lại việc đối thủ Costco Wholesale Corp tuyên bố sẽ tung ra dòng thẻ Costco Anywhere Visacard do Citigroup phát hành. Sản phẩm mới này giúp chủ thẻ giảm 2% khi mua hàng trong cửa hàng Costco và trang web Costco.com, hoàn 4% tiền mặt khi mua nhiên liệu, ưu đãi 3% tại nhà hàng và mua dịch vụ du lịch... Chủ thẻ sẽ trả phí thường niên 55USD.

Bên cạnh đó, nhiều chuỗi bán lẻ khác cũng tung ra chương trình ưu đãi tương tự cho cả khách mua trực tuyến và tại cửa hàng như Sears Holdings Corp, Target Corp hay J.C.Penney Co. Inc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-04-2016

    Vàng giảm nhẹ về quanh 1.225 USD/oz dưới áp lực chốt lời
    77% trái phiếu Chính phủ do ngân hàng nắm giữ
    USD giảm sau biên bản họp Fed
    Quốc hội quyết định điều chỉnh thuế ôtô
    TS. Nguyễn Đức Kiên: "Doanh nghiệp chết thì liệu có ngồi ôm mỏ dầu mà khai thác được không?"

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-04-2016

    World Bank cho 6 công ty Việt Nam vào “sổ đen” vì làm giả hồ sơ
    Bình Định rút giấy phép dự án ô tô của Nga
    TP.HCM: Xuất khẩu cá cảnh sẽ đạt 50 triệu USD vào năm 2020
    Phát hiện hàng loạt sai lỗi của doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Nga
    Nông dân Nhật hướng tới sản xuất thóc gạo giá rẻ để xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-04-2016

    2.000 doanh nghiệp Thái Lan có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam
    Credit Suisse và HSBC phủ nhận giúp khách hàng trốn thuế
    Doanh nghiệp thủy sản ký hợp đồng xuất khẩu hơn 8 triệu USD
    Mỹ quyết định phạt BP 20 tỷ USD vì sự cố tràn dầu vịnh Mexico
    Ngân hàng trung ương Ấn Độ hạ lãi suất thấp nhất 5 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-04-2016

    IMF kêu gọi thắt chặt hợp tác chính sách để ổn định tài chính
    Đồng yên Nhật tăng vọt
    Phố Wall giảm điểm mạnh nhất 1 tháng
    Châu Âu đang tạo ra quá nhiều điện "sạch", nhiều đến mức điện lưới không tải nổi, nhưng khi cần vẫn thiếu
    Donald Trump: "Tôi có thể xóa khoản nợ 20 nghìn tỷ USD của Mỹ trong 8 năm"

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-04-2016

    Vàng trong nước ngược chiều thế giới, chênh lệch tiếp tục thu hẹp
    CEO Mỹ: Thủy sản Việt Nam vẫn tụt hậu sau Trung Quốc
    USD xuống thấp nhất gần 18 tháng so với yên
    Lãi suất vay trung dài hạn của Quỹ phát triển DNNVV là 7%/năm
    Hàng Việt đang mất chỗ ở siêu thị

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-04-2016

    IMF: Thế giới sẽ đón nhiều cú sốc kinh tế mới từ Trung Quốc
    Lộ diện các ngân hàng lớn “góp mặt” trong Tài liệu Panama
    Thu giữ hàng chục nghìn hộp sữa bột Similac giả tại Trung Quốc
    Mạng 5G sắp được thương mại hóa
    LG Display sẽ xây dựng dự án 1,5 tỷ USD tại KCN Tràng Duệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-04-2016

    “2016 vẫn là một năm tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam”
    Trung Quốc phá giá đồng nội tệ phiên thứ hai liên tiếp
    Đồng USD sụt giá so với yen Nhật và bảng Anh
    VinGroup đã bỏ ra gần 5.700 tỷ để nắm 1 dự án rộng 215ha tại Hà Nội
    Phát hiện một doanh nghiệp FDI xuất khống gần 700.000 mét vải

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-04-2016

    Các nhà xuất khẩu châu Á đối phó với sự giảm tốc của Trung Quốc ra sao?
    Doanh nghiệp trong nước chủ động đón đầu xu hướng năng lượng xanh
    Ngày 5/4: Giá vàng theo đà giảm mạnh
    Tập đoàn Chubb chính thức ra mắt thương hiệu Chubb Life tại Việt Nam
    Nhà đất Trung Quốc đang bùng nổ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-04-2016

    Vàng bật tăng mạnh do USD suy yếu
    Nhật Bản quan tâm thị trường thực phẩm Indonesia
    Cảnh báo nhựa đường nhái mác Shell Singapore bán tại Việt Nam
    Tín hiệu mới trong thu hút FDI vào Cần Thơ
    Ngăn sự giảm tốc của công nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-2016

    ​Giá nhà tăng trong quý I/2016
    USD tiếp tục giảm do giới đầu tư điều chỉnh theo sự thận trọng của Fed
    IFC rót 50 triệu USD vào Dragon Capital
    Công ty Panama giúp khách hàng trốn thuế như thế nào
    Tăng trưởng không phải là tất cả