Vàng trong nước ngược chiều thế giới, chênh lệch tiếp tục thu hẹp
CEO Mỹ: Thủy sản Việt Nam vẫn tụt hậu sau Trung Quốc
USD xuống thấp nhất gần 18 tháng so với yên
Lãi suất vay trung dài hạn của Quỹ phát triển DNNVV là 7%/năm
Hàng Việt đang mất chỗ ở siêu thị
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-2016
- Cập nhật : 05/04/2016
Giá nhà tăng trong quý I/2016
Theo báo cáo thị trường BĐS của Công ty Tư vấn Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL) mới được công bố, lượng giao dịch nhà ở vẫn tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm 2016.
Tại TP. HCM, lượng căn hộ mở bán vẫn ở mức cao. Lượng mở bán mới đạt 9.720 căn (trong đó, phân khúc trung cấp đóng góp hơn 50%), tăng 28% theo quý và 63% theo năm với.
Số lượng căn hộ bán được xấp xỉ 9.000 căn, trong đó doanh số bán nhà quý I/2016 chủ yếu đến từ phân khúc căn hộ có giá bán trên 1.000 USD/m2. Quận 7 và quận Bình Thạnh là 2 quận dẫn đầu lượng giao dich thành công.
Tại Hà Nội, lượng mở bán mới đạt 9.900 căn, tăng 13% so với quý IV/2015. Trong đó, phân khúc bình dân và trung cấp chiếm lần lượt 43% và 50%.
Lượng căn hộ được bán trong quý khá tốt, tỷ lệ hấp thụ đạt khoảng 80%, trong đó quận Hoàng Mai dẫn đầu với 1.850 căn, theo sau là các quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm với khoảng 1.100 căn/quận.
Công ty Tư vấn Jones Lang LaSalle Việt Nam cho biết, giá căn hộ vẫn có xu hướng tăng từ 1-5% trong quý I/2016. Tại thị trường thứu cấp, phân khúc bình dân có giá bán thứ cấp tăng mạnh nhất, tăng 1,9% so với quáy 4/2015. Giá trung bình tịa các dự án hoàn thiện tăng 1,5% theo quý, trong khi tại các dự án đang xây dựng cũng có mức tăng khoảng 1,8%.
Theo Công ty Tư vấn Jones Lang LaSalle Việt Nam dự báo, trong 3 quý còn lại của năm 2016, phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp tiếp tục chiếm nguồn cung lớn, với khoảng 16.000 căn.
USD tiếp tục giảm do giới đầu tư điều chỉnh theo sự thận trọng của Fed
Phiên 4/4, USD xuống thấp nhất 2 tuần so với yên do đồn đoán Fed sẽ giảm tốc lộ trình nâng lãi suất trong năm nay.
Chốt phiên, USD giảm 0,3% so với yên xuống 111,329 JPY/USD, trong phiên có lúc giảm xuống 111,10 JPY/USD. Đồng bạc xanh cũng giảm 0,3% so với bảng Anh xuống 0,7011 GBP/USD. Trong khi đó, euro tăng 0,04% so với USD lên 1,1390 USD/EUR sau khi chạm mức cao nhất 5 tháng rưỡi ở 1,1437 USD/EUR hôm thứ Sáu 1/4.
Tuy giảm so với yên và euro, song USD lại tăng 0,6% so với đôla Canada lên 1,3087 CAD/USD trong khi đôla Úc cũng giảm 0,1% so với USD xuống 0,7602 AUD/USD.
Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,1% lên 96,64 điểm do USD tăng so với đôla Canada và đôla Úc, chấm dứt chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, Chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, lại giảm 0,07% xuống 94,551 điểm, chỉ cao hơn đôi chút so với mức thấp nhất 5 tháng rưỡi ở 94,319 điểm trong tuần trước.
Đà giảm của chỉ số Đôla ICE phần nào chững lại sau khi Chủ tịch Fed Boston Eric Rosengren - người nổi tiếng là thận trọng - cho rằng, Fed nên nâng lãi suất sớm hơn trong bối cảnh kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Theo số liệu của CME Group, tỷ lệ dự đoán Fed nâng lãi suất vào tháng 7/2016 hiện là 40%. Mặc dù Fed sẽ họp chính sách vào cuối tháng này và trong tháng 6, nhưng tháng 7 là phiên họp đầu tiên có tỷ lệ dự đoán tăng đáng kể.
USD giảm trong trong năm nay khi Fed giảm tốc lộ trình nâng lãi suất do lo ngại những mối nguy từ nền kinh tế toàn cầu. Việc này khiến USD chốt quý I/2016 với kết quả hoạt động tồi tệ nhất kể từ năm 2010. Đà giảm của USD vẫn diễn ra bất chấp số liệu tích cực về thị trường lao động và chi tiêu dùng của Mỹ.
IFC rót 50 triệu USD vào Dragon Capital
Dragon Capital sẽ dùng nguồn vốn này để đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn tại Việt Nam.
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), vốn là đơn vị cho vay tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết họ đang lên kế hoạch cấp 50 triệu USD cho công ty quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital.
Dragon Capital sẽ dùng vốn vay này để đầu tư trái phiếu phát hành bởi các công ty cỡ vừa và lớn tại Việt Nam. Quỹ sẽ nhắm đến các công ty đã niêm yết lẫn chưa niêm yết đang có nhu cầu về vốn để mở rộng kinh doanh.
"Mục tiêu của dự án này là nhằm tiếp cận sâu rộng vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, thu hút thêm các nhà đầu tư mới, và hỗ trợ cho các công ty tư nhân tiếp cận nguồn vốn tốt hơn", IFC cho biết trong một bản công bố thông tin.
Dự án này là một phần trong cam kết tập trung vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam của IFC, đồng thời đánh dấu sự quay lại của IFC với Dragon Capital. Trước đây, IFC đã từng rót 2 triệu USD và gắn bó 13 năm với quỹ này.
Dragon Capital được thành lập năm 1994, là một trong những công ty quản lý quỹ đầu tư lâu năm nhất tại Việt Nam và hiện đang quản lý khối tài sản trị giá 1,25 tỷ USD.
Quỹ này quản lý một danh mục đầu tư đa dạng bao gồm cổ phần niêm yết, cổ phần công ty chưa niêm yết, trái phiếu, đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, công nghệ sạch. Dragon Capital cũng cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư tập trung vào thị trường vốn Việt Nam.
Về cơ cấu quỹ, ông Dominic Scriven và người đồng sáng lập John Shrimpton đang cùng nắm 70,5% cổ phần Dragon, theo thông tin từ IFC.
Ông Vivek Pathak, giám đốc khu vực Đông Á Thái Bình Dương của IFC cho biết dịch vụ tài chính là một trong ba lĩnh vực đầu tư chính của công ty vào Việt Nam trong nhiều năm qua. IFC đã đầu tư vào một số ngân hàng tại Việt Nam như LienVietPost Bank, VIB, VietinBank, ABBank, TPBank
Công ty Panama giúp khách hàng trốn thuế như thế nào
Mossack Fonseca lập hàng loạt công ty ở nước ngoài, tại những nơi cho phép giấu tên chủ sở hữu, để dễ dàng thực hiện nhiều giao dịch ngầm.
11,5 triệu chứng từ thuế của Mossack Fonseca - một công ty luật tại Panama vừa được công bố, hé lộ mạng lưới công ty "ma" khổng lồ trên thế giới. Các công ty này được cho là lập ra để giúp người giàu né thuế, và trong một số trường hợp là rửa tiền. Tài liệu có đề cập đến hơn 140 chính trị gia tại 50 nước. Hàng loạt người nổi tiếng trong giới thể thao hay điện ảnh như Michel Platini, Jackie Chan hay Lionel Messi cũng xuất hiện trong danh sách với tư cách khách hàng của Fonseca, dù không phải dịch vụ nào họ sử dụng cũng phi pháp.
Mossack Fonseca được thành lập bởi 2 luật sư - Juergen Mossack và Ramon Fonseca Mora. Mossack sinh ra tại Đức năm 1948, sau đó chuyển đến Panama cùng gia đình và lấy bằng luật tại đây. Fonseca, sinh năm 1952, cũng lấy bằng luật tại Panama, và còn có bằng tại Trường Kinh tế London. Fonseca từng làm cố vấn cho Tổng thống Panama - Juan Carlos Varela.
Mossack lập công ty năm 1977 và đến năm 1983 sáp nhập với Fonseca. Công ty chuyên cung cấp dịch vụ luật thương mại, dịch vụ ủy thác, tư vấn đầu tư và các cấu trúc kinh doanh quốc tế. Website của hãng cho biết họ có thể giúp giảm chi phí, kết nạp và quản lý Private Interest Foundation (một dạng tổ chức tư nhân thành lập theo luật Panama), thực hiện hoạt động kinh doanh tại bất kỳ nước nào và giao dịch bằng bất kỳ tiền tệ nào.Cả hai ban đầu theo đuổi mảng kinh doanh nước ngoài (offshore business), mở nhiều văn phòng ở British Virgin Islands. Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) cho biết các tài liệu rò rỉ cho thấy một nửa số công ty mà hãng luật này thành lập (tương đương 113.000) là tại quần đảo này.
Mossack Fonseca còn mở rộng hoạt động sang Thái Bình Dương, đến một hòn đảo nhỏ có tên Niue. Theo ICIJ, đến năm 2001, hãng luật kiếm rất nhiều từ các công ty đăng ký tại đảo này, đến mức họ đóng góp tới 80% ngân sách hằng năm cho Niue.
Khi British Virgin Islands phải hạn chế các quy định vốn cho phép giấu tên chủ sở hữu công ty, Mossack Fonseca chuyển hoạt động sang Panama và đảo Anguilla.
Theo ICIJ, Mossack Fonseca thành lập các công ty ở nước ngoài (offshore company) để che giấu hoạt động của những người chủ thực sự. Các giao dịch của Mossack Fonseca có thể hợp pháp. Nhưng cấu trúc mạng lưới quá phức tạp sẽ tạo ra môi trường để hành vi phạm pháp dễ dàng bị che giấu.
Mossack Fonseca từng chi kha khá để gỡ bỏ các thông tin trên Internet cho rằng họ trốn thuế và rửa tiền. Tuy nhiên, ở một số nước khác, công ty này đã bị đưa vào tầm ngắm. Tại Brazil, họ là một trong những cái tên trong scandal hối lộ lớn liên quan tới hãng dầu quốc doanh Petrobras. Họ cũng bị theo dõi tại bang Nevada (Mỹ), khi một tòa án kết luận hãng đã cố tình che giấu vai trò lãnh đạo trong một chi nhánh ở đây.
Một trong 2 nhà sáng lập - Jurgen Mossack cũng bị nghi là liên quan đến việc giúp những tên trộm khét tiêng trong vụ cướp nhà kho Brink’s-Mat (Anh) giữ tiền. 7.000 thỏi vàng, kim cương và tiền mặt đã bị lấy đi trong vụ này năm 1983.
ICIJ cho biết từ trụ sở ở Panama City, công ty này đã tạo ra hàng loạt công ty không rõ danh tính tại Panama, British Virgin Islands và nhiều thiên đường thuế khác.
"Hãng luật này có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng và công ty luật lớn tại những nơi như Hà Lan, Mexico, Mỹ và Thụy Sĩ, giúp khách hàng chuyển tiền hoặc trốn thuế", ICIJ cho biết, "Một nghiên cứu của ICIJ với các tài liệu rò rỉ cho thấy hơn 500 ngân hàng, chi nhánh và công ty con của những ngân hàng này đã làm việc với Mossack Fonseca từ thập niên 70, để giúp khách hàng quản lý các công ty ở nước ngoài". Trong các ngân hàng được đề cập có HSBC và UBS.
Trên AFP, Ramon Fonseca đã phủ nhận những thông tin trên: "Đây rõ ràng là một vụ phạm tội nghiêm trọng. Nó là một cuộc tấn công vào Panama, do một số quốc gia khác không thích việc chúng tôi thu hút công ty hơn họ".
Tăng trưởng không phải là tất cả
Việc thoái lui 2 bậc của TP. Hồ Chí Minh trên bảng xếp hạng đã đặt ra cho địa phương này nhiều việc phải làm.
Trong báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015 vừa được công bố, TP.Hồ Chí Minh chỉ đứng thứ 6/63 tỉnh thành của Việt Nam. Điều này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ lẫn lo lắng vì mức điểm nhằm đánh giá xếp hạng PCI của TP.Hồ Chí Minh năm nay thấp hơn năm trước, tụt hạng. Cụ thể, năm 2014 TP.Hồ Chí Minh đạt 62,73 điểm và xếp thứ 4 còn năm 2015 là 61,36 điểm và xếp thứ 6.
Đo đếm cảm nhận của DN tư nhân và FDI, PCI đối với trường hợp TP. Hồ Chí Minh cho thấy kết quả tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội chưa phải tất cả những gì DN mong muốn. Vào năm ngoái, cơ quan thống kê thành phố cho biết, tình hình kinh tế trên địa bàn có nhiều khởi sắc: DN mới thành lập tăng cao cả về số lượng và vốn đăng ký; sản xuất công nghiệp tăng khá; tiêu thụ bất động sản tăng mạnh thúc đẩy hoạt động xây lắp nhận thầu tăng theo; dư nợ tín dụng tăng cao hơn nhiều so mức tăng năm trước.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn ước tăng 9,85% so năm trước, tăng 0,26 điểm phần trăm so với mức của năm 2014. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 7,9% (năm 2014 đạt 7,0%). Lượng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 10,3% (năm 2014 là 8%). Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 285,2 ngàn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch đề ra, tăng 11,7% (năm 2014 tăng 9,7%). Thu ngân sách không tính dầu thô đạt 257.801 tỷ đồng, tăng 15,8%. Chi ngân sách địa phương 59.735 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Tín dụng (đến 1/12) tăng 11,5% (cùng kỳ tăng 9%)…
Riêng về thu hút đầu tư nước ngoài, Tổng vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh đến ngày 15/12/2015 tại TP. Hồ Chí Minh đạt 3.636,5 triệu USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn thành phố tương ứng là 5.820 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 39,1 tỷ USD…
Tuy nhiên, việc thoái lui 2 bậc của TP. Hồ Chí Minh như nêu trên đã đặt ra cho địa phương này nhiều việc phải làm. Bởi lẽ, sự hài lòng của DN mới chính là yếu tố quan trọng hơn, là nền tảng cho tăng trưởng trong tương lai, hơn là hài lòng với những gì đã và đang đạt được.
Và để cải thiện có hiệu quả những hạn chế năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư, giới chuyên gia cho rằng thành phố cần tiếp tục xây dựng thiết chế pháp lý mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay thì mới có hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó, các cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, giải quyết tranh chấp thương mại tại TP.Hồ Chí Minh phải tiếp tục được cải tổ theo hướng hội nhập với luật pháp khu vực và quốc tế…