tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-04-2016

  • Cập nhật : 05/04/2016

Các nhà xuất khẩu châu Á đối phó với sự giảm tốc của Trung Quốc ra sao?

Hãy cùng nhìn xem ảnh hưởng của Trung Quốc với các nhà xuất khẩu tại Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông & Đài Loan.

Hồng Kông và Đài Loan

Là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc, Hồng Kông đã có tốc độ tăng trưởng vững chắc trong một vài thập kỷ qua. Nhưng trong bối cảnh xã hội có nhiều bất đồng, nền kinh tế này đang giảm tốc cùng với Trung Quốc.

Hồng Kông, nơi những vị khách đến du lịch và hưởng thụ những sản phẩm, dịch vụ đắt tiền, nay bị bóp nghẹt bởi sự cắt giảm chi tiêu của các nhà đầu tư Trung Quốc và chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.

Theo số liệu được công bố vào tháng 2, GDP của Hồng Kông trong năm 2015 tăng trưởng 2,4% và chỉ số này được dự báo sẽ giảm còn 1-2% trong năm 2016.

Để thúc đẩy nền kinh tế, chính quyền Hồng Kông đã cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như miễn các khoản phí cấp phép hoạt động cho các khách sạn bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế giảm tốc.

ai cung muon nam the chu dong

Ai cũng muốn nắm thế chủ động

Đài Loan cũng là một lãnh thổ khác đang phải vật lộn với sự giảm tốc của Đại Lục. Trung Quốc chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan. Theo số liệu của Reuters, lượng đơn đặt hàng trong tháng 2 từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong công cuộc đa dạng hóa nền kinh tế nhằm tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, Đài Loan đang thúc đẩy việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có cuộc đàm phán nào diễn ra giữa các bên.


Doanh nghiệp trong nước chủ động đón đầu xu hướng năng lượng xanh

Năng lượng xanh đang trở thành xu hướng phát triển của thời đại mới. Theo Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch, Viện Năng lượng thuộc Bộ Công Thương, Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có, đặc biệt là năng lượng mặt trời.

Xác định đây là biện pháp giải quyết đồng bộ các vấn đề về thiếu hụt năng lượng, giá điện tăng cao, biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cùng các đơn vị thành viên đang tích cực triển khai đầu tư vận hành hệ thống điện mặt trời, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng nội khối mà còn tiến tới cung cấp dịch vụ chất lượng cho thị trường tiêu dùng đang dồi dào tiềm năng.

Tại Việt nam, với tổng số giờ nắng trung bình cao từ 1500 giờ/năm trở lên, đặc biệt tại một số vùng lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 5kWh/m2/ngày theo hướng tăng dần về phía Nam, đây là cơ sở tốt cho các doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng mặt trời trong thực tiễn sản xuất – kinh doanh.

dien nang luong mat troi tai nha hang noi ben tre - cong ty cp du lich ben tre do ttc thi cong

Điện Năng lượng mặt trời tại Nhà hàng Nổi Bến Tre - Công ty CP Du lịch Bến Tre do TTC thi công

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ xác định ưu tiên phát triển năng lượng sạch, năng lượng mới và tái tạo, gắn liền với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững. Đây cũng chính là định hướng phát triển ngành năng lượng TTC giai đoạn 2016 - 2020.

Kế hoạch này bước đầu được cụ thể hóa thông qua việc lắp đặt và đã đưa vào vận hành hàng loạt hệ thống điện mặt trời tại trụ sở văn phòng trên địa bàn TP.HCM và một số các đơn vị trực thuộc như: Trụ sở Tập đoàn, Tổng kho Khu Công nghiệp Tân Bình;  Nhà hàng nổi Bến Tre; hệ thống văn phòng, nhà máy, trực thuộc CTCP Điện Gia Lai (GEC) - đơn vị chủ lực ngành Năng lượng TTC.

Đồng thời TTC đang trong giai đoạn xây dựng kế hoạch mở rộng hệ thống năng lượng mặt trời tại chuỗi các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, phân xưởng, nhà máy, kho vận… trên toàn hệ thống Tập đoàn. Việc đầu tư phát triển đồng bộ góp phần tiết giảm chi phí, giải quyết vấn đề về nhu cầu năng lượng theo hướng bảo vệ môi trường.

Đến nay, mô hình này cũng đang được áp dụng linh hoạt cho hoạt động canh tác tưới mía tại các Công ty ngành đường TTC, và được lắp đặt tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng mía đường TTC, cũng như từng bước mở rộng ra các cánh đồng mẫu, và vùng nguyên liệu để cung ứng năng lượng cho các hoạt động tưới tiêu, cơ giới hóa, … Đến nay, TTC đã đưa vào áp dụng hệ thống tưới mía sử dụng năng lượng mặt trời lên 10 điểm và đang tiếp tục mở rộng với các mô hình được cải tiến hơn.

Theo tính toán, điện mặt trời đang trở nên dễ tiếp cận hơn bởi chi phí lắp đặt đã giảm đáng kể so với trước. Chi phí sản xuất giảm từ 10.000 đô la Mỹ cho 1 kW công suất (2010) xuống còn khoảng dưới 2.500 đô la Mỹ ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, việc tận dụng các chính sách như khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo thông qua tăng cường đầu tư nguồn vốn nhà nước, ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng, ưu đãi thuế suất, đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác… cũng mang lại các lợi thế nhất định trong công tác tổ chức triển khai.

Theo đó, bên cạnh việc chủ động củng cố hiệu quả đáp ứng nhu cầu qua lắp đặt điện năng lượng mặt trời, TTC cũng đang xây dựng đề án cụ thể cơ chế bán điện lên lưới quốc gia khi hệ thống điện mặt trời đáp ứng vượt hơn tổng phụ tải tiêu thụ. Giá bán điện đối với hai hình thức năng lượng mặt trời đang được TTC triển khai bao gồm “trại nắng” (solar farm) và “mái nhà” (rooftop) lần lượt là 11.2 UScents/kwh và 14 UScents/kwh, nguồn thu này sẽ góp phần không nhỏ trong hiệu quả đầu tư trở lại để tiếp tục mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chia sẻ về lộ trình và định hướng phát triển ngành năng lượng TTC giai đoạn 2016 – 2020, ông Tân Xuân Hiến, Chủ tịch HĐQT CTCP Điện Gia Lai, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Tập đoàn TTC, nhấn mạnh, bên cạnh việc tiếp tục củng cố các thế mạnh sẵn có về thủy điện và nhiệt điện tại khu vực miền Trung Tây Nguyên, ngành năng lượng TTC cũng như CTCP Điện Gia Lai hướng tới đẩy mạnh các hoạt động năng lượng tái tạo. Trên cơ sở kinh nghiệm đã triển khai hiệu quả hệ thống đồng phát nhiệt điện từ bã mía của các nhà máy đường TTC, tổng công suất đạt hơn 95 MW, chiếm 64% tổng công suất phát điện của các nhà máy đường lớn tại Đông Nam Bộ, TTC xác định thị trường điện mặt trời rất giàu tiềm năng với nhu cầu lớn đến từ nhiều đối tượng khách hàng, từ cá nhân đến các doanh nghiệp, tổ chức.

Do đó, ngành năng lượng TTC đang tích cực triển khai đầu tư thí điểm mô hình nhà máy điện mặt trời với công suất tối thiểu 7MW tại các địa bàn có tiềm năng như: Bình Thuận, Ninh Thuận, và các tỉnh miền Trung, mạnh dạn đặt mục tiêu hoàn thiện 1MWp điện “mái nhà” và vận hành giai đoạn 1 công trình “Trại nắng” với công suất đến 10MWp vào cuối năm 2017. Đây là tiền đề để ngành năng lượng TTC đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hỗ trợ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng với giá thành cạnh tranh, hiệu quả sử dụng lâu bền, bảo đảm các quy định về an toàn điện, giữ gìn cảnh quan đô thị và môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.


Ngày 5/4: Giá vàng theo đà giảm mạnh

Mở cửa phiên sáng 5/4, giá vàng SJC tiếp đà giảm mạnh, lùi về sát mốc 33 triệu đồng/lượng chiều mua vào tại TP HCM.
gia vang trong nuoc va the gioi dong loat giam sau khi fed phat tin hieu co the tang lai suat som. anh minh hoa: internet

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm sau khi FED phát tín hiệu có thể tăng lãi suất sớm. Ảnh minh họa: Internet

Cụ thể, lúc 8h15 sáng 5/4, giá mua – bán vàng SJC tại TP HCM được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết ở mức 33,03 – 33,28, giảm gần 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần.

Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI điều chỉnh giá vàng SJC giảm 30.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua, hiện đang ở ngưỡng 33,14 – 33,20 triệu đồng/lượng.

Chênh giá mua - bán vàng SJC tại TP HCM tiếp tục được duy trì ở mức 250.000 đồng/lượng, trong khi mức chênh ở Hà Nội thu hẹp lại còn 60.000 đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng tiếp đà lao dốc sau đồn đoán về khả năng sớm tăng lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED).

Theo Kitco News, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex giảm 3,70 USD và kết thúc tại 1.219,80 USD/ounce.

Hội đồng vàng thế giới cho rằng, trong trường hợp xu hướng lãi suất âm vẫn có thể thúc đẩy nhu cầu vàng tăng cao do niềm tin vào đồng tiền bị xói mòn và biến động thị trường gia tăng.


Tập đoàn Chubb chính thức ra mắt thương hiệu Chubb Life tại Việt Nam

Tập đoàn Chubb chính thức thông báo về việc đổi tên của công ty thành viên - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ACE (‘ACE Life’). Theo đó, ACE Life sẽ đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (‘Chubb Life Việt Nam’).

Kể từ ngày hôm nay, 4/4/2016, Bộ nhận diện thương hiệu mới và đầy màu sắc của Chubb được ra mắt tại thị trường Việt Nam. Logo mới là sự biểu hiện một cách đơn giản của thương hiệu Chubb – rõ ràng, tinh tế, hiện đại. Để cân bằng sự đơn giản của logo, tập đoàn đã phá cách trong việc sử dụng 9 màu sắc khác nhau đại diện cho thương hiệu Chubb mới, nhằm phản ánh sự đa dạng và năng động của văn hóa, tư duy, sự hiện diện toàn cầu, đối tượng khách hàng và sản phẩm đa dạng mà Chubb cung cấp. Tất cả những chi tiết này đều được hậu thuẫn bởi “dấu hiệu nhận diện” của tập đoàn – “Chubb. Insured.” – một dấu ấn của sự lành nghề.

ke tu ngay hom nay, 4/4/2016, bo nhan dien thuong hieu moi cua chubb duoc ra mat tai thi truong viet nam.

Kể từ ngày hôm nay, 4/4/2016, Bộ nhận diện thương hiệu mới của Chubb được ra mắt tại thị trường Việt Nam.

 Việc đổi tên này sẽ không gây bất cứ thay đổi nào về chiến lược kinh doanh cũng như quá trình hoạt động của công ty tại thị trường Việt Nam. Tất cả các quyền lợi bảo hiểm của khách hàng theo những hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với ACE Life vẫn được Chubb Life đảm bảo thực hiện theo đúng quy tắc và điều khoản trong hợp đồng.

Việc đổi tên công ty tại Việt Nam được thực hiện theo lộ trình của thương vụ tập đoàn ACE mua Chubb đã hoàn tất vào ngày 14/1/2016, tạo nên tập đoàn bảo hiểm toàn cầu hàng đầu thế giới, hoạt động tại 54 quốc gia dưới thương hiệu Chubb nổi tiếng. Tập đoàn mới là sự kết hợp của Chubb – nhà bảo hiểm uy tín đến từ Hoa Kỳ với hơn 130 năm lịch sử hoạt động, và ACE – tập đoàn bảo hiểm hàng đầu với nghiệp vụ bảo hiểm xuất sắc, cùng sự hiện diện toàn cầu. Tập đoàn Chubb sau sáp nhập là tập đoàn bảo hiểm tài sản và trách nhiệm lớn nhất thế giới được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tập đoàn Chubb là tập đoàn bảo hiểm tài sản và trách nhiệm được niêm yết lớn nhất thế giới, được hình thành từ thương vụ ACE mua lại Chubb. Với phạm vi hoạt động trên 54 quốc gia trên toàn cầu, Tập đoàn Chubb cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm tài sản và trách nhiệm cho doanh nghiệp và cá nhân, bảo hiểm tai nạn cá nhân và hỗ trợ y tế, tái bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ cho nhóm khách hàng đa dạng. 

 

Ông Lâm Hải Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Chubb Life Việt Nam, cho biết: “Với thương vụ ACE mua Chubb trên phạm vi toàn cầu, năm 2016 sẽ là một năm rất đặc biệt với đội ngũ chúng tôi tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Thương hiệu Chubb còn khá mới tại thị trường này, tuy nhiên cam kết của chúng tôi không hề thay đổi – luôn cung cấp những dịch vụ và chất lượng tối ưu nhất mà cả ACE và Chubb đã dày công kiến tạo trong suốt nhiều năm qua đến các khách hàng, đối tác kinh doanh, nhân viên và các cổ đông”.

“Tập đoàn Chubb mới được tạo nên bởi nghiệp vụ bảo hiểm xuất sắc, dịch vụ khách hàng xuất sắc và hoạt động thực thi xuất sắc. Cùng nhau, ba yếu tố trên củng cố thêm niềm tin của chúng ta về điều gọi là “sự tinh thông ưu việt của nghề bảo hiểm”, ông Lâm Hải Tuấn chia sẻ. “Chubb nổi tiếng về khả năng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ, với năng lực phân phối rộng lớn, sức mạnh tài chínhvượt trội, xuất sắc trong thẩm định rủi ro, ưu việt trong xử lý các yêu cầu bồi thường và hoạt động toàn cầu với chuyên môn được địa phương hóa.”

Ông Lâm Hải Tuấn cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ tập trung nâng cao “sự lành nghề trong lĩnh vực bảo hiểm”, nhằm đem lại chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và các đối tác phân phối. Thừa hưởng những điểm mạnh nổi trội từ tập đoàn, Chubb Life Việt Nam hứa hẹn sẽ có những bước tiến xa hơn, nhanh hơn và mạnh hơn nữa trong hành trình “Từ Tốt đến Lớn mạnh” của mình”.

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (“Chubb Life Việt Nam”) là công ty thành viên thuộc khối kinh doanh Bảo hiểm Nhân thọ toàn cầu của Tập đoàn Chubb (tiền thân là Tập đoàn ACE). Tại Việt Nam, Chubb Life cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm Nhân thọ ưu việt đáp ứng toàn diện các nhu cầu bảo vệ và an toàn tài chính đa dạng cho các khách hàng khác nhau.
Tháng 3 năm 2006, Chubb Life tiên phong giới thiệu dòng sản phẩm Bảo hiểm Liên kết chung - Kế hoạch Tài chính Trọn đời ra thị trường. Đến nay, Chubb Life đã phát triển và cung cấp một danh mục đa dạng các sản phẩm Kế hoạch Tài chính Trọn đời, tạo điều kiện cho các khách hàng cá nhân và tổ chức, với độ tuổi tham gia lên đến 80 tuổi, chủ động lựa chọn những kế hoạch bảo vệ phù hợp với điều kiện tài chính của mình. Hiện nay, Chubb Life cung cấp các sản phẩm bảo hiểm của mình chủ yếu thông qua một đội ngũ hơn 16.000 Đại diện Kinh doanh tận tâm và chuyên nghiệp trên khắp cả nước, cũng như thông qua một số ngân hàng được chọn lọc.

 


Nhà đất Trung Quốc đang bùng nổ?

Thị trường bất động sản của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông có thể chuyển từ trạng thái “sụp đổ” ngày hôm qua sang “bùng nổ” ngày hôm nay. Nhưng thực tế còn phực tạp hơn vậy nhiều và không ai còn ngạc nhiên bởi điều đó.

Theo số liệu tháng 3 được SouFun China Index Academy công bố ngày 1/4, giá nhà ở tại 100 thành phố của Trung Quốc đã tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn chỉ số của tháng 2 1,9% - mức tăng mạnh hàng tháng mạnh nhất kể từ trước tới nay.

cac du an bat dong san tai trung quoc lien tuc moc len bat chap chinh sach

Các dự án bất động sản tại Trung Quốc liên tục mọc lên bất chấp chính sách

Tại các thành phố lớn, chính sách thắt chặt được áp dụng để kìm hãm tốc độ tăng giá quá nhanh, trái ngược với chính sách nới lỏng được áp dụng tại các thành phố khác nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản.

Bên dưới là bản đồ nhiệt miêu tả hoạt động của các thị trường bất động sản tại 100 thành phố trong nghiên cứu của SouFun China Index Academy từ tháng 6/2010 tới tháng 3/2016. Các thành phố được chia làm 3 loại dựa theo độ lớn với Tie 1 là những thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Màu đỏ đồng nghĩa với giá giảm và màu xanh tức giá tăng so với giai đoạn trước đó.

Hai điều quan trọng chúng ta có thể rút ra từ biểu đồ trên:

Thứ nhất, cho tới năm 2015, giá nhà ở tại các khu phục có xu hướng giống nhau: tăng vào năm 2011, giảm mạnh vào năm 2012, tăng vào năm 2013 và tiếp tục giảm vào năm 2014.

Thứ hai, kể từ năm 2015 cho tới nay, giá bất động sản cho chúng ta thấy một bức tranh đầy màu sắc. Một số thành phố tăng giá mạnh nhất kể từ năm 2010 nhưng lại có một số giảm mạnh chưa từng thấy.

Theo một nghiên cứu khác, giá nhà ở tại Trung Quốc đã giảm tại hơn 50 thành phố trong tháng 3.

Vậy chúng ta có thể chờ đợi sự bùng nổ sau khi giá nhà ở “bắt đáy”?

Thâm Quyến đang đứng ngoài xu thế khi giá nhà ở tại đây tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau là Đông quan tăng 25%, Huệ Châu tăng 22%, Bảo Bình tăng 21% và Thượng Hải xếp thứ 5 với 20%.

Điều các nhà đầu tư cần theo dõi tiếp theo là yếu tố chính sách. Thị trường bất động sản tại hai thành phố lớn là Thâm Quyến và Thượng Hải đang bị áp dụng chính sách thắt chặt trong khi tăng trưởng giá tại các thành phố lớn khác lại đang tăng tốc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục