Quốc hội Mỹ nhiều khả năng xem xét TPP sau tháng 11 tới
Tỷ giá trung tâm giảm 5 đồng, giá USD tiếp tục ổn định
Cổ phần hoá TCty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
Sản xuất công nghiệp giảm đà tăng trưởng
Lào – thị trường tiềm năng cho DN Việt
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-04-2016
- Cập nhật : 06/04/2016
IMF: Thế giới sẽ đón nhiều cú sốc kinh tế mới từ Trung Quốc
IMF nhận định cú sốc trên thị trường toàn cầu vì Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên trong tương lai - Ảnh: AFP
Theo Reuters, việc Trung Quốc tăng trưởng kinh tế chậm lại và có sản lượng công nghiệp giảm đã làm ảnh hưởng đến các thị trường tài chính toàn cầu trong năm ngoái, khiến giá cổ phiếu, các loại hàng hóa lao dốc ở cả các thị trường mới nổi và các nền kinh tế tiên tiến.
Trong phần mới nhất của Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu, IMF cho biết các thị trường đã trở nên cực kỳ nhạy cảm với các tín hiệu kinh tế đến từ Trung Quốc, và giới hoạch định chính sách ở Đại lục không nên tiếp tục gửi những tín hiệu dễ gây nhầm lẫn.
Gaston Gelos, trưởng Bộ phận Ổn định Tài chính Toàn cầu của IMF, cho hay “khi vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới tăng lên, tin tức mới về sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước này cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiều thị trường khác”.
Thị trường sẽ ngày càng chịu ảnh hưởng từ quy mô kinh tế Trung Quốc và tình hình quan hệ tài chính chặt chẽ hơn giữ nước này với phần còn lại của thế giới, chẳng hạn như chuyện các doanh nghiệp Đại lục niêm yết công ty tại thị trường chứng khoán nước ngoài và mức tăng sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch quốc tế.
“Trung Quốc đang trải qua quá trình chuyển đổi quan trọng, từ mô hình kinh tế phụ thuộc vào đầu tư sang mô hình dựa nhiều hơn vào tiêu thụ và dịch vụ. Đây là việc tốt và quan trọng. Song quá trình chuyển đổi đó, hiển nhiên, sẽ gặp nhiều thách thức. Việc các biện pháp chính sách đang được thực hiện lúc này được truyền đạt rõ ràng nhằm tránh biến động quá mức ở các thị trường khác là quan trọng”, ông Gelos nói với kênh CNBC.
Lộ diện các ngân hàng lớn “góp mặt” trong Tài liệu Panama
Còn theo các tài liệu bị rò rỉ của Mossack Fonseca, còn gọi là Tài liệu Panama, HSBC và Credit Suisse là hai trong số nhiều ngân hàng thành lập các công ty "bình phong" ở nước ngoài, gây phức tạp và khó khăn cho người thu thế và các nhà điều tra về các dòng tiền luân chuyển.
Giới chuyên gia trong ngành nhận định, các ngân hàng thành lập các công ty ở nước ngoài nhằm phục vụ kế hoạch kinh doanh và mở rộng thị trường song cũng có thể để phục vụ rửa tiền và trốn thuế. Theo Le Monde, ước tính 365 ngân hàng trên thế giới đã sử dụng dịch vụ của Mossack Fonseca.
Trong khi đó, Credit Suisse và HSBC cũng vừa đã bác cáo buộc sử dụng các công ty "bình phong" ở nước ngoài để giúp khách hàng gian lận thuế.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Giám đốc điều hành Credit Suisse, Tidjane Thiam khẳng định Credit Suisse luôn hoạt động theo đúng quy định của luật pháp và không bao giờ lập ra các công ty bình phong ở nước ngoài để giúp khách hàng trốn thuế.
Trong khi đó, HSBC lại cho rằng tài liệu rò rỉ này có thể đã xảy ra trước khi ngân hàng này tiến hành cuộc cải cách mô hình kinh doanh. Theo HSBC, đây là những cáo buộc mang tính "lịch sử" vì có một vài trường hợp đã xảy ra trước đó 20 năm, trong khi ngân hàng đã hoạt động theo mô hình mới, có tính minh bạch hơn, trong vài năm trở lại đây.
Thu giữ hàng chục nghìn hộp sữa bột Similac giả tại Trung Quốc
Giới chức Trung Quốc đã thu giữ hàng nghìn hộp sữa bột công thức giả mang nhãn hiệu Similac. Sản phẩm sữa này đã được bán tại 7 tỉnh thành của Trung Quốc, theo tin từ Tân Hoa Xã dẫn nguồn của cảnh sát điều tra Thượng Hải.
Trong thông báo gửi đến báo chí ngày hôm nay, đại diện của Abbot, công ty sở hữu thương hiệu Similac cho biết vụ việc đã được phát hiện từ tháng 12 năm ngoái, tuy nhiên cảnh sát cần rất nhiều thời gian và công sức điều tra mới có thể phát hiện được toàn bộ đường dây làm giả sữa này.
Đây là bê bối liên quan đến an toàn thực phẩm gần nhất tại Trung Quốc tính từ vụ bê bối sữa kém chất lượng vào năm 2008. Khi đó đã có một số trẻ bị chết và hàng nghìn trẻ khác bị ốm nặng bởi bột sữa phẩm cấp thấp đã bị trộn cùng với melamin. Sau vụ việc này, các bậc cha mẹ Trung Quốc đã đua nhau chuyển sang dùng sữa nhập khẩu.
Cơ quan An ninh Thực phẩm Thượng Hải cho biết họ đồng thời cũng phát hiện ra một đường dây chuyên bán bột sữa giả trên mạng.
Đến thời điểm bị bắt, băng nhóm này đã bán hơn 17 nghìn lon sữa bột và kiếm về hơn 2 triệu nhân dân tệ. Tuy nhiên kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy bột sữa mà nhóm người này cho vào các lon để bán không gây hại cho sức khỏe trẻ em mà chỉ không đảm bảo các tiêu chuẩn dinh dưỡng cần thiết.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện hết sức đáng ngại ở Trung Quốc. Tháng trước Trung Quốc đã phạt tù 10 người bán thịt bò giả. Vụ việc xảy ra ở tỉnh Chiết Giang, họ sử dụng thịt lợn trộn với gia vị và phẩm mầu để tạo ra loại thịt giống như thịt bò.
Ngoài ra, một công ty Mỹ có tên OSI Group cũng đang bị một công ty ở Thượng Hải kiện vì họ đã dập lại hạn sử dụng mới cho thịt quá hạn, hiện nay 6 nhân viên của công ty này đang bị bắt giam.
Mạng 5G sắp được thương mại hóa
Hai công ty đã thử nghiệm hệ thống phát/nhận sóng milimet và công nghệ ăng-ten được thiết kế để truyền tải một cách hiệu quả tín hiệu vô tuyến trong dải tần số 28 GHz, cũng như công nghệ 3D beamforming, công nghệ chủ chốt để cung cấp dải tần số cao, được xem là phép thử quan trọng để 5G làm việc.
Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên triển khai mạng LTE (hay 4G) cho điện thoại di động, và quốc gia này cũng đang kỳ vọng trở thành nước đầu tiên cung cấp mạng 5G, với dự kiến đưa ra vào tháng 2.2018 tại Thế vận hội mùa đông Pyeonchang.
Việc thử nghiệm thành công hệ thống 5G dựa trên sóng 28 GHz milimet của SK Telecom là một bước quan trọng tiến gần đến mục tiêu thương mại hóa hệ thống 5G đầu tiên trên thế giới.
SK Telecom và Samsung xây dựng hệ thống sóng 5G dựa trên sóng 28 GHz milimet hồi tháng 8.2015, sau đó tiến hành thử nghiệm thực địa thông qua các trạm cơ sở ngoài trời và xe trang bị smartphone 5G vào tháng 10. Họ cần phải tìm hiểu thêm về chất lượng của hệ thống, bao gồm độ bao phủ, tốc độ đường truyền, độ trễ và sức mạnh sóng/tín hiệu.
SK Telecom cho biết kết quả kiểm tra sẽ là một tài sản quan trọng cho việc xây dựng một hệ thống 5G tiên tiến, bao gồm cả mạng lưới thí điểm 5G mà hãng xây dựng vào cuối năm nay.
LG Display sẽ xây dựng dự án 1,5 tỷ USD tại KCN Tràng Duệ
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn Hải Phòng - công ty con của Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc, chủ đầu tư xây dựng KCN Tràng Duệ, cho biết Công ty LG Display thuê trên 40ha đất tại KCN Tràng Duệ là để đầu tư xây dựng dự án có vốn đăng ký đầu tư là 1,5 tỷ Đô la Mỹ.
Sau khi ký Hợp đồng và hoàn tất các thủ tục đầu tư, dự kiến ngay trong tháng 4/2016, LGD sẽ khởi công xây dựng nhà máy, đầu năm 2017 sẽ đi vào sản xuất. Dự án nhà máy sản xuất màn hình OLED tại KCN Tràng Duệ sau khi đưa vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 6000 lao động địa phương.
Được biết, LGD hiện đang có 9 cơ sở hoạt động chế tạo và 7 cơ sở lắp ráp tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Ba Lan, và Mexico. KCN Tràng Duệ đã thu hút tổng cộng 51 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt khoảng 2,5 tỷ đô la Mỹ.