Người giữ vàng thắng lớn
Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập
Công ty Thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản chưa kịp vào Việt Nam đã đóng cửa tại một loạt quốc gia Đông Nam Á
Cựu Tổng giám đốc Agribank kháng cáo
Ngừng lưu hành đồng tiền mệnh giá lớn nhất khu vực Eurozone?
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-04-2016
- Cập nhật : 28/04/2016
Khai khoáng than, dầu khí giảm, Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm nhẹ trong tháng 4
Theo báo cáo do Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 4/2016 giảm 1,7% so với tháng 3, trong đó chỉ số IIP của ngành chế biến chế tạo tăng 0,5%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,7%, ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 2,4%, riêng ngành khai khoáng giảm 10,2%.
Trong ngành khai khoáng, hoạt động khai thác dầu thô giảm hơn 11%, khai thác than cũng giảm hơn 11%, hoạt động khai thác khí giảm hơn 9%, riêng hoạt động khai thác đá, cát, sỏi, đất sét tăng hơn 4% so với tháng trước đó.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số IIP vẫn tăng 7,9%, trong đó ngành khai khoáng giảm 8,1%, ngành chế biến chế tạo tăng mạnh 12,5%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%, còn ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,5%.
Trong ngành chế biến chế tạo, hoạt động sản xuất đặc biệt khởi sắc ở các ngành như Sản xuất thiết bị truyền thông tăng 55,3%; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 36,6%; Sản xuất pin và ắc quy tăng tới 125,3%.
Tính cả 4 tháng đầu năm, chỉ số IIP cũng tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo cũng cho thấy, trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, chỉ số tiêu thụ tháng 3/2016 tăng 36,5% so với tháng trước đó và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 1/4/2016, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4% so với tháng trước và tăng 8,7% cùng thời điểm năm 2015.
Lãi suất âm là vô nghĩa với thị trường ngoại hối
Trong nỗ lực kích thích nền kinh tế cũng như thúc đẩy chi tiêu, đầu tư của các doanh nghiệp và hộ gia đình, một số ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã hạ lãi suất xuống dưới mức 0%. Trong đó có 2 trường hợp đáng chú ý là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hạ lãi suất xuống -0,4% và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hạ lãi suất xuống -0,1%.
Trên lý thuyết, lãi suất thấp sẽ làm giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia, kìm hãm lợi suất khả dụng và làm mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư & giao dịch ngoại hối nước ngoài. Tuy nhiên, với việc chính sách lãi suất âm được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển, nhiều người có thể sẽ bỏ qua con số dưới 0%.
Theo ông David Bloom – người đứng đầu về nghiên cứu ngoại hối tại HSBC, tất cả những gì người giao dịch tiền tệ đang quan tâm là sự khác biệt không quá lớn giữa lợi suất của các đồng tiền nhưng có thể giúp họ kiếm lời. Suy cho cùng, lãi suất âm vẫn luôn xuất hiện ở mọi thị trường ngoại hối và điều đó không có ý nghĩa gì đối với những nhà đầu tư và giao dịch.
Việc áp dụng chính sách lãi suất âm đã nhận nhiều chỉ trích từ các nhà kinh tế và hoạch định chính sách như Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble hay Giải Nobel Kinh tế năm 2001 Joseph Stiglitz.(NHD)
Doanh nghiệp TP. HCM bắt tay gom quỹ đất
Hiệp hộiBất động sảnTP.HCM cho biết, quý I năm nay, có 5dự ánbất động sản được các chủđầu tưchuyển nhượng, đã có những thương vụ góp vốn đình đám xuất hiện.
Vừa qua, An Gia Investment, Quỹ đầu tư Creed Group của Nhật Bản cùng Công ty Bất động sản Phát Đạt đã liên kết với nhau, người góp vốn, kẻ góp đất để thực hiện Dự án River City tại quận 7, với vốn lên tới 500 triệu USD. Dự án có tổng diện tích 11,25 ha, gồm 12 block chung cư với khoảng 8.000 căn hộ, office-tel và shop house; mật độ xây dựng chiếm 23,6%; diện tích căn hộ đa dạng, từ 47 - 122 m2. Trước đây, Công ty Phát Đạt không có vốn thực hiện nên đành để quỹ đất bỏ không.
Mới đây, thị trường bất động sản TP.HCM cũng “dậy sóng” khi hai nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu và Nishi Nippon Railroad đã mua lại 50% phần góp của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long trong Công ty ASPL - PLB - NL để phát triển dự án rộng 5,38 ha đất sinh thái tại khu vực phía Đông (quận 9) đang khá “hot” đối với giới đầu tư. Nhắc đến Nam Long, các đại gia BĐS cũng phải “nể mặt”, bởi công ty này hiện đang nắm trong tay một quỹ đất sạch khá “khủng”, lên đến 500 ha tại những vị trí tốt, phù hợp với quy hoạch và phát triển lâu dài của TP.HCM trong vòng 10 năm tới.
Trước đó không lâu, Khang Điền cũng đã mua hơn 32 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI), nâng tỷ lệ sở hữu lên 57,31% để mở đường cho chiến lược “bành trướng”, tăng quy mô quỹ đất tại nhiều vị trí đắc địa phía Tây Nam thành phố.
Giới quan sát thị trường bất động sản đánh giá, việc bắt tay giữa hai ông lớn này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh, làm đối trọng với các đối thủ khác trên thị trường. Khang Điền vốn đã được biết đến là một nhà phát triển dự án “làm mưa làm gió” ở khu vực phía Đông TP.HCM, nay lại kết hợp với một “ông trùm” về đất đai là BCI thì khó có nhàđầu tư bất động sảnnào là đối thủ.
Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản cho biết, trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, chủ đầu tư nào nắm nhiều đất sạch trong tay sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn. Với những doanh nghiệp không có được lợi thế này, thì việc hợp tác với đối tác để cùng chia sẻ lợi ích là một hướng đi đúng đắn, để đôi bên cùng có lợi.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM nhận định, việc hợp tác để tận dụng thế mạnh của mỗi bên là xu hướng tất yếu của thị trường BĐS. Nếu một bên chỉ có quỹ đất mà không có các yếu tố khác như nguồn lựctài chính, kinh nghiệm quản trị, phát triển dự án... thì cũng khó có thể thành công. Ngược lại, muốn phát triển được dự án thì yếu tố quyết định đầu tiên chính là phải có nguồn lực tài chính dồi dào trong tay. Vì vậy, dự kiến trong thời gian tới, xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển và lợi thế sẽ nằm trong tay của người đi trước đón đầu và sẵn sàng cùng nhau hợp tác.
Cũng theo ông Châu, thị trường này tại TP.HCM còn rất dồi dào và sẽ phát triển cực mạnh trong năm nay, khi có đến 137 dự án đang tạm ngưng thi công hoặc hết hạn công nhận chủ đầu tư, chiếm 11,2% tổng số dự án. Đây cũng là nguồn hàng hóa dự án tiềm năng cho thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án (M&A) mà các công ty trong và ngoài nước nhắm tới.
Theo ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land, các nhà đầu tư ngoại e ngại nhất là vấn đề quỹ đất vướng đến bù, giải tỏa, nếu không đảm bảo được yếu tố “sạch”, họ sẽ rất khó đi đến quyết định rót vốn. Bởi vậy, khi có quỹ đất sạch, doanh nghiệp sẽ rất có cơ hội hợp tác phát triển dự án, vừa thu được lợi nhuận, vừa giải quyết được tình trạng dự án treo.
Tuy nhiên, ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc Công ty Địa ốc HimLam Land cho rằng, không phải dự án nào các doanh nghiệp bất động sản trong nước và nhà đầu tư ngoại cũng nhắm tới. Hiện tại, cả thành phố có hàng trăm dự án nằm ở vị trí đẹp, chủ đầu tư đang xây dựng dở, nhưng vì lý do tài chính đành phải ngưng dự án. Nhưng các nhà đầu tư lại không hợp tác vì tính pháp lý và những đòi hỏi của các chủ đầu tư dự án đó đưa ra khá cao, khiến nhà đầu tư trong và ngoài nước không hào hứng.
“Đây chính là điểm yếu của thị trường này, cũng chính vì điều này mà thị trường sang nhượng hay bắt tay góp vốn trong thời gian qua vẫn chỉ là rải rác. Để mở rộng hơn những thương vụ này cho thị trường thông thoát, các bên cần mở rộng cửa chào đón và mỗi bên bớt một chút lợi ích sẽ tạo ra những thương vụ lớn, giúp cho thị trường những dự án và nguồn hàng dồi dào hơn”, ông Phúc nói.
World Bank nâng dự báo đối với giá dầu năm 2016
Ngân hàng Thế giới ngày 26/4 công bố báo cáo Triển vọng Thị trường Hàng hóa, trong đó đã nâng dự báo đối với giá dầu thô vì cho rằng lượng cung dư thừa trên thị trường dự kiến sẽ giảm.
Theo đó, ngân hàng này dự báo giá dầu năm nay sẽ đứng ở mức bình quân 41 USD/thùng, tăng so với mức 37 USD/thùng trong dự báo trước đó.
Sau khi chạm mức đáy 25 USD/thùng vào giữa tháng 1, thị trường dầu thô đã hồi phục lên mức 40 USD/thùng vào tháng 4 sau khi hoạt động sản xuất tại Iraq và Nigeria bị cản trở và sản lượng của các nước ngoài OPEC giảm, chủ yếu là do sản lượng dầu đá phiến của Mỹ giảm bớt. Đề xuất đóng băng sản lượng do các nước sản xuất lớn đưa ra đã không được thông qua trong cuộc họp vào giữa tháng 4.
Ông John Baffes, chuyên gia kinh tế và là tác giả của bản báo cáo, cho rằng giá năng lượng sẽ tăng nhẹ trong năm nay do thị trường tái cân bằng trở lại sau giai đoạn thừa cung.
"Tuy nhiên, giá năng lượng có thể giảm tiếp nếu OPEC tăng sản lượng lên đáng kể và sản lượng của các nước ngoài OPEC không giảm nhanh như dự kiến,” ông đánh giá.
Tất cả các chỉ số giá hàng hóa mà WB theo dõi dự kiến sẽ giảm trong năm 2016 do nguồn cung liên tục ở mức cao, và trong trường hợp của các hàng hóa công nghiệp – bao gồm năng lượng, kim loại và các mặt hàng nông sản thô – là do triển vọng tăng trưởng kém của các thị trường đang phát triển và mới nổi.
Giá năng lượng, bao gồm dầu mỏ, khí tự nhiên và than, được WB dự báo sẽ ghi nhận mức giảm 19,3% trong năm 2016, thấp hơn so với mức dự báo mà ngân hàng đưa ra hồi tháng 1 là 24,7%.
Tuy nhiên, định chế tài chính này lại dự báo giá các hàng hóa phi năng lượng sẽ giảm mạnh hơn. Theo đó, giá các kim loại và khoáng sản, giá nông sản và phân bón được dự báo sẽ giảm 5,1% trong năm nay, cao hơn so với mức dự báo hồi tháng 1 là giảm 3,7%.
"Nhiều nhà máy chế biến hải sản Việt Nam tốt hơn một số nước châu Âu"
Hội chợ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, nhà bán buôn, nhà hàng, siêu thị, khách sạn và các doanh nghiệp bán lẻ được gặp gỡ, thiết lập mạng lưới làm ăn.
Các nhà trưng bày giới thiệu tại hội chợ những sản phẩm thủy hải sản mới nhất, các thiết bị bảo quản thủy sản cũng như dịch vụ và thị trường.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, Việt Nam tham dự hội chợ lần này với 24 doanh nghiệp trong đó nhiều doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEF).
Các doanh nghiệp giới thiệu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như cá tra, cá ba sa, tôm và một số sản phẩm thủy sản khác.
Ông Trần Văn Dũng, đại diện của VASEF, cho biết mục tiêu của Việt Nam tham dự hội chợ lần này là tăng cường lượng xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu Âu, đặc biệt, các sản phẩm giá trị gia tăng vào các siêu thị.
Ông cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ càng về thiết bị, nhà xưởng, công nghệ chế biến để có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Âu một khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Alexis Fergay, Tổng Giám đốc Công ty hải sản NEPTUNE (Pháp), cho biết ông là khách hàng lâu năm của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Ông đánh giá cao các mặt hàng của Việt Nam như cá tra, cá basa và khẳng định sẽ mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác làm ăn với phía Việt Nam, đặc biệt là khi EVFTA được thực thi. Các mặt hàng giá trị gia tăng của Việt Nam giới thiệu tại hội chợ như tôm tẩm bột chiên giòn, nem cá basa, được khách hàng nước ngoài đánh giá cao.
Ông Karakou Pheni, người Côte d’Ivoire, cho biết ông rất thích cá da trơn của Việt Nam. Đặc biệt các món ăn làm từ hải sản được giới thiệu ở hội chợ này rất ngon. Ông hy vọng sẽ sớm tìm được các mặt hàng này ở siêu thị tại Bỉ.
Nhân dịp này, Thưong vụ Việt Nam tại Bỉ đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Thị trường thủy sản EU và các cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam" nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Bỉ kết nối và tìm ra tiềm năng của hai bên.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai, phía Việt Nam đã thành lập và cải thiện khuôn khổ pháp lý cũng như thể chế cho quản lý nghề cá dựa trên đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC).
Việt Nam được phía EU đánh giá là quốc gia đầu tiên đã hợp tác tích cực với giới chức EU đề giải quyết các vấn đề nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng thủy sản của thị trường EU.
Còn ông Phan Ngọc Lân, Việt kiều Bỉ, chuyên gia trong lĩnh vực thủy hải sản và là cộng tác viên của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam từ nhiều năm nay cho rằng Việt Nam nên đầu tư vào khảo sát thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng châu Âu, hiểu phân khúc thị trường hải sản châu Âu đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng cường lượng xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam vào thị trường này. Việt Nam có nhiều nhà máy chế biến hải sản tốt hơn một số quốc gia châu Âu.
Ông Phan Ngọc Lân nhấn mạnh điều quan trọng là phải xây dựng thương hiệu quốc gia về thủy hải sản của Việt Nam.
Theo VASEP, sau thời gian dài gặp khó khăn thì xuất khẩu thủy sản ba tháng đầu năm 2016 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 9% so cùng kỳ.
Cùng với Mỹ, Nhật, EU là thị trường thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam với việc tiêu thụ 18% lượng xuất khẩu thủy sản của đất nước.
Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Vương Thừa Phong và Tham tán thương mại Nguyễn Cảnh Cường đều tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại hội chợ này.