tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 28-04-2016

  • Cập nhật : 28/04/2016

Mitel công bố thỏa thuận mua lại Polycom

Hợp nhất hai hãng công nghệ hàng đầu thế giới cho phép mang tới các giải pháp truyền thông và cộng tác toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Ngày 27/4/2016, Tập đoàn Mitel và Tập đoàn Polycom công bố 2 hãng đã đạt được thỏa thuận sáp nhập cuối cùng.

Theo đó, Mitel sẽ mua lại toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành dưới dạng cổ phiếu phổ thông của Polycom bằng tiền mặt và giá trị của giao dịch này lên tới xấp xỉ 1,96 tỷ USD.

Theo những điều khoản trong thỏa thuận, các cổ đông của tập đoàn Polycom sẽ được hưởng 3,12 USD tiền mặt và 1,31 cổ phiếu phổ thông của tập đoàn Mitel cho mỗi cổ phiếu phổ thông của tập đoàn Polycom, hoặc nhận 13,68 USD dựa trên giá cổ phiếu phổ thông của tập đoàn Mitel chốt vào cuối ngày 13/4/2016.

Cụ thể, giao dịch này bao gồm 22% mức giá chênh lệch cho các cổ đông của Polycom dựa trên cơ sở giá cổ phiếu “không bị ảnh hưởng” của tập đoàn Mitel và tập đoàn Polycom được xác định ngày 5/4/2016.

Thương vụ này dự kiến sẽ được hoàn tất vào quý 3/2016, sau khi có được các phê duyệt của cổ đông và theo luật định cũng như hoàn thiện các thủ tục quyết toán khác.

“Polycom và Mitel đều mong muốn mang tới những giá trị đích thực cho các cổ đông, các khách hàng, đối tác và nhân viên của mình trên toàn thế giới. Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với đội ngũ Mitel nhằm đảm bảo việc sáp nhập được thông suốt cũng như tiếp tục sáng tạo để mang không gian làm việc tương lai tới các khách hàng của chúng tôi” – ông Peter Leav, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Polycom, cho biết.


Lạm phát - biến số khó lường

Dù lạm phát - theo cách tính của Việt Nam (tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12 năm trước) - sau 4 tháng đang dừng ở mức 1,33%, còn thấp và cách khá xa mục tiêu điều hành lạm phát 5% trong năm nay, song đây vẫn là một biến số khó lường và đòi hỏi cẩn trọng trong điều hành.

Khó lường vì diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay dường như đang không theo quy luật. Thông thường, CPI tăng chậm lại trong tháng 3 và tháng 4, nhưng năm nay lại tăng 0,53% trong tháng 3 và tăng 0,33% trong tháng 4 (so với tháng trước) - mức tăng khá cao.

Thậm chí, trong vòng 5 năm trở lại đây, CPI tháng 4 năm nay thuộc diện tăng cao nhất. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng các tháng 4 từ năm 2012 đến nay lần lượt tăng 0,05%; 0,02%; 0,08%; 0,14% và 0,33% so với tháng trước đó.

CPI tháng 4 tăng cao chủ yếu do giá lương thực, xăng tăng và dịch vụ y tế tăng. Quan trọng hơn, tất cả các yếu tố gây tăng giá này vẫn tiềm ẩn nguy cơ trong những tháng tới.

..

Nhiều khả năng, trong nửa cuối năm 2016, khi giá các mặt hàng y tế và giáo dục được đồng loạt điều chỉnh, khi giá hàng hóa thế giới - trong đó có giá dầu - phục hồi, thì lạm phát sẽ bị đẩy lên cao hơn. Tăng bao nhiêu là phụ thuộc giá dầu và biên độ điều chỉnh giá các dịch vụ công ở Việt Nam.

Chưa kể, một mối lo khác là những tác động do chính sách tiền tệ, tài khóa đem lại. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung tiền sẽ tăng, do đó, sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn.

Tháng 4/2016, CPI dù so với tháng trước, so với cùng kỳ, hay so bình quân đều tăng cao hơn so với chỉ số giá của tháng 4/2015. Điều đó cho thấy, lạm phát năm nay khó có thể ở mức thấp như năm 2015, mà sẽ tăng cao hơn.

Vấn đề đặt ra là, lạm phát năm nay sẽ ở mức bao nhiêu?

Thực tế, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, không nên quá lo lắng về lạm phát năm 2016, bởi xét cả các yếu tố cầu kéo, chi phí đẩy, tiền tệ…, thì lạm phát năm nay khó có thể ở mức quá cao và không thể gây sốc cho nền kinh tế. Sau 4 tháng, lạm phát mới ở mức 1,33% thì cũng vẫn còn nhiều dư địa cho điều hành trong năm nay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường, giá dầu trồi sụt bất thường và nhiều khi không đơn thuần liên quan đến cung - cầu thị trường, mà còn là yếu tố chính trị, thì việc cẩn trọng và luôn chủ động ứng phó trước những diễn biến bất thường của thị trường thế giới là điều quan trọng và cần thiết.

Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ luôn đặt ra yêu cầu là phải điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Thêm vào đó, Tổng cục Thống kê cũng đã đề xuất việc nên tính lạm phát bằng con số bình quân cả năm, thay vì so với tháng 12 năm trước như lâu nay. Đây là cách tính lạm phát theo thông lệ quốc tế. Có lẽ, cũng đã đến lúc phải có sự thay đổi như vậy để có sự thống nhất hơn trong phân tích, dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam giữa các định chế tài chính quốc tế và các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách điều hành cho phù hợp với tình hình.

Nếu tính bình quân, lạm phát của Việt Nam sau 4 tháng là 1,41%.


Quảng Nam: Dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng phải ký quỹ đầu tư

Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%; phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2% và phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.

Đó là quy định của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư và cam kết tiến độ thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhà đầu tư phải ký quỹ trong trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.

Theo quy định này, việc ký quỹ được thực hiện trên cơ sở bản cam kết thực hiện dự án được ký kết giữa nhà đầu tư và cơ quan ký bản cam kết thực hiện một số dự án quy định.

Khi thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Quảng Nam, nhà đầu tư phải ký bản cam kết thực hiện dự án bao gồm: nội dung ký quỹ và cam kết tiến độ, làm cơ sở để theo dõi tình hình triển khai dự án và xử lý nếu vi phạm nội dung đã cam kết.

Mức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.

Việc quy định ký quỹ đầu tư sẽ hạn chế được tình trạng dự án được cấp phép đầu tư nhưng không triển khai thực hiện.


Hai tập đoàn nước ngoài mong muốn đầu tư cảng biển tại Bình Định

<

Qua khảo sát, đại diện Zhong tian Group và Công ty Peting Zhouhong ngỏ ý muốn xây dựng một cảng biển nước sâu tại Khu kinh tế Nhơn Hội và khu vực cảng biển Quy Nhơn. Tuy nhiên, còn băn khoăn về cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư; những hạn chế trong giao thông, nhất là hàng không… 

KKT Nhơn Hội đang là những chọn lựa tương đối tốt cho các nhà đầu tư.KKT Nhơn Hội đang là những chọn lựa tương đối tốt cho các nhà đầu tư.

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cảm ơn các nhà đầu tư đến từ Singapore và Trung Quốc đã chọn Bình Định để tìm hiểu cơ hội đầu tư; đồng thời hoan nghênh dự định đầu tư xây dựng cảng biển tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

Với băn khoăn của các nhà đầu tư, ông Dũng khẳng định: Khu kinh tế Nhơn Hội có cơ chế, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư tốt nhất Việt Nam; đồng thời khẳng định lãnh đạo tỉnh, các Sở ngành liên quan sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Bình Định thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.


Công cụ bảo lãnh vốn dài hạn cho các dự án đầu tư tại Việt Nam

Ngày 26/4 tại Hà Nội, Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) thuộc Nhóm WB và NHNN phối hợp tổ chức tọa đàm “Giải pháp giảm thiểu rủi ro cho các dự án đầu tư tại Việt Nam”.

Tham dự tọa đàm gồm lãnh đạo NHNN, lãnh đạo WB, MIGA, các đại biểu đến từ các cơ quan Chính phủ và một số DNNN và NHTM.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia của MIGA đã giới thiệu các sản phẩm bảo lãnh của MIGA cũng như các lợi ích mà các sản phẩm này đem lại cho các nước hội viên trong việc huy động nguồn vốn đầu tư dài hạn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án của các nước hội viên. 

Tại buổi tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao việc MIGA cấp bảo lãnh cho các dự án đầu tư tại Việt Nam. Việc MIGA tham gia bảo lãnh đã giúp giảm bớt rủi ro phi thương mại cho các dự án, từ đó góp phần làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn.

“MIGA luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ đa dạng hóa các nguồn vốn, đặc biệt từ các bên cho vay thương mại nước ngoài, để triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, góp phần cải thiện cuộc sống người dân trên cả nước” - bà Karin Finkelston, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MIGA khẳng định.

Việt Nam đã chính thức là thành viên của MIGA từ năm 1994. Từ đó tới nay, MIGA đã cấp bảo lãnh cho 9 dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với tổng giá trị bảo lãnh lên tới 1,1 tỷ USD. Gần đây nhất, vào tháng 12/2015, MIGA đã cấp một khoản bảo lãnh trị giá 239,7 triệu USD cho nhóm các bên cho vay đứng đầu là hai ngân hàng Goldman Sachs và Tokyo Mitsubishi để hỗ trợ dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa.


 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-09-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-09-2015

    Khánh thành nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam
    Việt Nam thắng thầu 450.000 tấn gạo xuất sang Philippines
    Khởi công nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD tại Thanh Hóa
    Thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường tại Úc

    Tập đoàn Hyundai muốn đầu tư vào nông nghiệp VN

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-09-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-09-2015

    Thành lập Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị gần 24.000ha
    Bộ NN&PTNT đề nghị nới điều kiện xuất khẩu cá tra
    Việt Nam đón thêm dòng vốn ngoại tỷ đôla
    FPT thắng thầu dự án thuế kỷ lục tại Bangladesh

    Nếu lãi suất của Mỹ tăng, VN bị tác động ra sao?
    VN được hưởng lợi nhiều từ AEC

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-09-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-09-2015

    Thành phố Hồ Chí Minh xúc tiến đầu tư Khu công nghệ cao thứ 2
    Lotte đề xuất hỗ trợ bán hàng Việt trên hệ thống Lotte toàn cầu
    Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn phụ thuộc khối FDI
    Không rót thêm ngân sách cho khu kinh tế Vũng Áng

    Hơn 380 triệu USD nâng cấp vùng lõi đô thị thành phố Cần Thơ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-09-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-09-2015

    Một doanh nghiệp nhập 2 máy bay cỡ nhỏ
    Đề nghị chi 34 - 96 triệu đồng/cán bộ 
đi xúc tiến xuất khẩu gạo
    Kinh doanh game trái phép thu lời hàng tỉ đồng mỗi tháng
    Khởi công dự án VSIP tại Nghệ An

    Xây dựng trung tâm Logistic ga Yên Viên

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-09-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-09-2015

    Ford Việt Nam dự kiến nộp ngân sách 2.000 tỷ đồng
    Cung tăng làm giá căn hộ ở Đà Nẵng giảm
    Cưỡng chế doanh nghiệp FDI nợ thuế
    Thêm nguồn vốn vay ODA cho lĩnh vực truyền tải điện
    Xuất khẩu dệt may tăng trưởng ổn định

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-09-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-09-2015

    Bắt giữ 3 container thiết bị y tế cũ nhập lậu
    Thép Việt lại bị kiện ở Malaysia
    Giảm tới 2%/năm lãi suất vay đối với doanh nghiệp
    Thuê tư vấn Singapore lập quy hoạch đảo Lý Sơn

    Vietjet Air thuê mua thêm 3 máy bay A321

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-09-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-09-2015

    Giá thuốc tiếp tục có biến động
    Xoài cát chu VN vào Nhật
    Rà soát thuế chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu
    Phương tiện thanh toán ngoài quy định không được pháp luật bảo vệ
    Tập đoàn Công nghiệp cao su VN tập trung cổ phần hóa 5 công ty

    Giá trị giao dịch M&A chỉ đạt 1/3 so với khu vực

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-09-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-09-2015

    Giá hồ tiêu xuất khẩu cao kỷ lục
    Tăng trần thuế khai thác nguyên liệu xây dựng, VICEM vẫn có lãi
    Doanh nghiệp tăng nhập ô tô nguyên chiếc, Vĩnh Phúc thất thu
    BIDV, VietinBank sẽ thu xếp 305 triệu USD cho dự án muối mỏ kali tại Lào

    Lộ thông tin 10,5 triệu khách hàng của Công ty bảo hiểm BCBS

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-09-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-09-2015

    Sản lượng điện nguyên tử tăng 45% vào năm 2035
    ASEAN+3 nhất trí tăng hợp tác trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp
    Khó liên kết du lịch do hạ tầng giao thông yếu kém
    Gần 1.500 tỉ đồng bảo tồn sâm Ngọc Linh từ nguồn ngân sách

    Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-09-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-09-2015

    Hơn 85% doanh nghiệp dệt may có đơn hàng quý 4-2015
    Ximăng bán trong nước đắt hơn ximăng xuất khẩu
    Doanh nghiệp Ý mở rộng đầu tư tại Bình Dương

    Trục lợi gói 30.000 tỉ: Thanh tra giám sát ngân hàng vào cuộc
    Doanh nghiệp Nhật nhắm 
dệt may VN sau TPP