tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-08-2016

  • Cập nhật : 05/08/2016

Ngành sản xuất ôtô của châu Âu vẫn “sống khỏe” sau Brexit

Với 1,46 triệu ôtô đăng ký trong tháng Sáu vừa qua trong toàn Liên minh châu Âu (EU), thị trường ôtô của khu vực này đạt mức tăng trưởng gần bằng thời kỳ trước khủng hoảng.
oto cua hang volkswagen. (nguon: epa/ttxvn)

Ôtô của hãng Volkswagen. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Có hơn 1,5 triệu xe đăng ký trong tháng 6/2007, thời điểm “hoàng kim” của ngành sản xuất ôtô châu Âu trước khi trượt dài trong khủng hoảng cho tới năm 2013.
 
Dường như thị trường xe hơi không có mối tương quan với cuộc trưng cầu dân ý ở Vương quốc Anh hồi tháng Sáu do các xe đăng ký trong tháng này đã được đặt hàng từ trước đó nhiều tháng, thậm chí là từ rất lâu.
 
Trong khi đó, mức tăng tại Anh thấp hơn mức trung bình của toàn châu Âu kể từ đầu năm: +3,2% trong sáu tháng đầu năm so với +9,4% trong toàn EU. Kết quả này cao hơn so với dự đoán của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) mặc dù tổ chức này đã đưa ra mức tăng trưởng dự kiến từ 2-5% trong năm 2016.
 
Trong toàn EU mức gia tăng lượng xe đăng ký hai con số được ghi nhận tại 17 quốc gia trong nửa đầu năm 2016. Italy (+19,2%) và Tây Ban Nha (+12,2%) tiếp tục đuổi kịp xu hướng tăng trưởng ở châu Âu sau khi trở thành các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
 
Đức, với mức tăng 7,1%, vẫn là thị trường ôtô hàng đầu châu Âu, vượt xa Pháp và Anh. Với 7,3%, Bỉ có mức tăng thấp hơn một chút so với mức trung bình châu Âu nhưng lại ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, đồng thời duy trì vị trí thứ sáu trên thị trường ôtô châu Âu. Hà Lan là quốc gia duy nhất của EU có mức tăng trưởng lùi (-3,6%).
 
Nhiên liệu và tín dụng giá rẻ là một trong những cách giải thích cho xu hướng tăng trưởng của thị trường ôtô châu Âu, vượt xa mức tăng trưởng kinh tế. Điều cần thiết trước mắt là đổi xe theo tiêu chuẩn châu Âu để giảm tác động gây ô nhiễm môi trường.
 
Trong các thương hiệu thuộc tập đoàn sản xuất ôtô Volkswagen (Đức), Skoda và Audi là hai dòng xe có mức tăng trưởng mạnh nhất. Thương hiệu hạng sang Audi của Đức cũng dẫn đầu với 430.500 xe đăng ký trong tháng Sáu, vượt Mercedes-Benz (409.500 chiếc) và BMV (408.000 chiếc).

Renault, Fiat và Opel cũng tăng trưởng khá. Các dòng xe khác như Jeep, Renegarde hay Jaguar, mặc dù số lượng kém nhưng thị phần tăng mạnh, chẳng hạng Jaguar có số lượng bán gấp đôi sau khi ra mắt nhãn hiệu sedan XE.(Vietnam+)

Hợp tác để cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ tại các thành phố

Hội đồng Công trình xanh của Cộng hòa Colombia, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ba Lan và Nam Phi sẽ hợp tác với các thành phố Bogota (Colombia), Dubai (các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), Warsaw (Ba Lan) và Tshwane (Nam Phi) nhằm làm tăng gấp hai lần hiệu suất năng lượng vào năm 2030.


World Resources Institute (WRI), một tổ chức nghiên cứu toàn cầu phi chính phủ, luôn hướng đến sự công bằng và thịnh vượng thông qua việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn dắt chương trình hợp tác giữa các thành phố, doanh nghiệp và tổ chức, được đặt tên là Building Efficiency Accelerator nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng trong các tòa nhà. WRI sẽ đảm nhận việc này cùng với Hội đồng Công trình xanh thế giới (WorldGBC).

Hội đồng Công trình xanh của các nước kể trên sẽ làm việc trực tiếp với chính phủ các nước, trong khi đó, WorldGBC sẽ đẩy mạnh triển khai chương trình chứng nhận công trình xanh ở cấp quốc gia và cấp địa phương.

Gần đây, WorldGBC đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2050, tất cả các tòa nhà ở một số thành phố cụ thể sẽ là những tòa nhà net-zero (tòa nhà sử dụng năng lượng cực kỳ hiệu quả và tất cả các nhu cầu tiêu dùng về năng lượng được cung cấp hoàn toàn bằng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, địa nhiệt…)

Bà Jennifer Layke, đến từ Trung tâm Ross vì các thành phố bền vững của WRI cho biết: "Các thành phố là những nhà lãnh đạo đầy quyền lực, sẽ định hình nên tương lai phát triển bền vững của chúng ta. Những tòa nhà sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao năng suất của cả con người và hệ thống năng lượng".

Lượng khí carbon thải ra từ việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà chiếm đến 50% tổng lượng khí carbon ở một số thành phố. Đối với những thành phố lớn, con số này có thể lên đến 80%.

Chương trình hợp tác này được kỳ vọng sẽ thu hút sự tham gia của nhiều thành phố và Hội đồng Công trình xanh hơn nữa.(Vinanet)

Ấn Độ sẽ áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép

Một cơ quan của chính phủ Ấn Độ đã đề nghị thuế chống bán phá giá tạm thời đối với nhập khẩu một số sản phẩm thép cán nóng, một tuyên bố của chính phủ nước này cho biết hôm thứ ba (2/8).

Một cơ quan của chính phủ Ấn Độ đã đề nghị thuế chống bán phá giá tạm thời đối với nhập khẩu một số sản phẩm thép cán nóng, một tuyên bố của chính phủ nước này cho biết hôm thứ ba (2/8), sẽ giảm nhập khẩu hợp kim và bảo vệ các nhà máy thép trong nước.

Thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực sau thông báo thuế chính thức từ New Delhi. Tổng giám đốc thuế chống bán phá giá đề cập mức thuế đối với một số sản phẩm thép từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Brazil và Indonesia, tuyên bố cho biết.

Các nhà sản xuất thép Ấn Độ như Steel Authority of India SAIL.NS , JSW Steel JSTL.NS và Tata Steel TISC.NS  vận động hành lang đối với các biện pháp bảo hộ, nhằm ngăn chạn nhập khẩu thép giá rẻ, ảnh hưởng đến các nhà máy thép trong nước.(VITIC/Reuters)

Ngành thép Trung Quốc lãi cao trong nửa đầu 2016

Sau khi thua lỗ nặng trong năm 2015, trong nửa đầu năm 2016, các tập đoàn thép của Trung Quốc đã kiếm được lợi nhuận cao trở lại.
Từ đầu năm 2016 đến nay, những tập đoàn này đã chịu rất nhiều áp lực từ phía chính phủ Trung Quốc về việc phải tái cơ cấu và giảm sản lượng, theo tin từ Financial Times.
 
Theo thông tin do Chủ tịch Hiệp hội Thép Trung Quốc, ông Ma Guoqing, cung cấp, những công ty thành viên của hội công bố lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2016 đạt 12,6 nghìn tỷ Nhân dân tệ tương đương 1,9 tỷ USD.
 
Mức lợi nhuận này cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2015. Nhóm doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thép Trung Quốc sản xuất ra khoảng 80% tổng sản lượng thép của Trung Quốc.
 
Ông Guoqing lý giải, dù giá thép biến động bất thường nhưng các doanh nghiệp vẫn có lãi bởi họ đã dự báo đúng được diễn biến của thị trường và vì thế điều chỉnh được hoạt động kinh doanh tương ứng.
 
Nửa đầu năm 2016, giá thép thế giới hồi phục đã giúp ngành kinh doanh thép thế giới đỡ khó khăn, trong năm ngoái, giá thép thế giới giảm đến gần 30%.
 
Tuy nhiên, trong khi phía Trung Quốc lạc quan thì đại diện nhiều tập đoàn thép lớn của thế giới vẫn thể hiện thái độ thận trọng. Phát ngôn viên của tập đoàn thép lớn nhất thế giới ArcelorMittal trong tuần trước đã thể hiện tâm lý lo ngại về triển vọng của ngành thép trong khoảng thời gian còn lại của năm 2016 khi mà tình trạng dư cung vẫn còn tiếp diễn khá căng thẳng.
 
Chuyên gia phân tích thị trường tại quỹ Platts ở Thượng Hải, ông Sebastian Lewis, cũng cho rằng không nên quá lạc quan về lợi nhuận ngành trong nửa sau năm 2016.
 
Tính toán của Platts cho thấy ngành thép Trung Quốc vẫn còn dư cung quá nhiều, việc thu hẹp quy mô sản xuất để giảm hẳn nguồn cung cần phải diễn ra trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn. Trên thực tế, theo tính toán của quỹ, ngay khi giá thép hồi phục đã có không ít công ty tranh thủ tăng sản lượng trở lại trong những tuần gần đây,
 
Trong nửa đầu 2016, cùng lúc với thu hẹp phần nào sản xuất, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu để giảm nguồn cung dư thừa. Trung Quốc đã xuất ra thị trường thế giới 457 triệu tấn thép, tăng 9% so với cùng kỳ.
Trong tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường, công bố cho đến nay các tập đoàn thép mới chỉ thực hiện được khoảng 30% các mục tiêu giảm sản lượng mà chính phủ Trung Quốc đưa ra.
 
Chính vì thế trong thời gian tới, chính phủ sẽ đưa ra thêm nhiều biện pháp mới để khuyến khích các công ty sáp nhập và buộc các công ty hoạt động yếu kém phải đóng cửa.(Vneconomy)
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục