tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-2016

  • Cập nhật : 29/05/2016

Tin tặc có thể hạ gục ngân hàng

Người đứng đầu SWIFT cảnh báo rằng các tin tặc sẽ tiếp tục tấn công và có thể hạ gục một ngân hàng sau một loạt vụ việc xảy ra ở Việt Nam, Bangladesh và Ecuador.
gottfried leibbrandt, giam doc dieu hanh cua swift, mot to chuc van hanh mang thong tin lien ket he thong tai chinh toan cau . anh: the finanser.

Gottfried Leibbrandt, giám đốc điều hành của SWIFT, một tổ chức vận hành mạng thông tin liên kết hệ thống tài chính toàn cầu . Ảnh: The Finanser.

Thông điệp đến từ Gottfried Leibbrandt, giám đốc điều hành của Hiệp hội Viễn thông tài chính Liên ngân hàng Thế giới (SWIFT) - một tổ chức vận hành mạng thông tin liên kết hệ thống tài chính toàn cầu, sau khi xảy ra các cuộc tấn công vào những ngân hàng ở Việt Nam, Bangladesh và Ecuador. Những tin tặc sử dụng cùng một phương pháp để qua mặt hệ thống an ninh mạng, CNN đưa tin.
Cuộc tấn công vào ngân hàng trung ương Bangladesh lấy đi 101 triệu USD trong khi ngân hàng Banco del Austro của Ecuador thiệt hại 12 triệu USD. Tại Việt Nam, ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) may mắn ngăn chặn thành công một số yêu cầu giao dịch đáng ngờ thông qua các tin nhắn của hệ thống chuyển tiền SWIFT nhằm chuyển hơn 1 triệu euro (khoảng 1,1 triệu USD).
Người đứng đầu SWIFTđã đề xuất trong một bài phát biểu vào hôm 24/5 rằng các cuộc tấn công khác có thể đã diễn ra mà không được báo cáo.
“Gian lận xảy ra tại Bangladesh không phải là một trường hợp riêng lẻ. Chúng ta biết tới ít nhất 2 vụ, nhưng thực tế có thể nhiều hơn. Những trường hợp khác, các tin tặc có thể sử dụng cùng một cách thức và lấy đi một số tiền không lớn lắm”, ông nói.
Leibbrandt cảnh báo khách hàng rằng các cuộc tấn công dường như là “một phần của chiến dịch thích nghi cao và rộng hơn”.
Trong mỗi trường hợp, những tên tội phạm hành động theo cùng một mô hình cơ bản:
1. Những kẻ tấn công sử dụng phần mềm độc hại nhằm phá vỡ hệ thống an ninh tại địa phương của ngân hàng.
2. Lấy được quyền truy cập vào mạng tin nhắn của SWIFT.
3. Tin tặc gửi thư qua SWIFT để bắt đầu chuyển tiền trong các tài khoản tại các ngân hàng lớn.
Leibbrandt cho biết, phương pháp này nguy hiểm hơn nhiều so với sự vi phạm hoặc trộm dữ liệu thông tin khách hàng điển hình. Sự mất kiểm soát trên các kênh thanh toán có thể hạ gục một ngân hàng.
“Trong các trường hợp gần đây, những tên trộm có thể chuyển tài sản ở nước ngoài của một số ngân hàng”, ông nói. “Kết quả là, đối với các ngân hàng liên quan, vụ trộm chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề là chúng đã xảy ra”.
Các cuộc tấn công tác động mạnh tới những ngân hàng nhỏ dễ tổn thương. Nếu có thể đột nhập vào một ngân hàng yếu hơn, tin tặc có thể tạo yêu cầu chuyển tiền để rút tiền ra khỏi một ngân hàng lớn hơn.
Trong trường hợp của Ngân hàng Bangladesh, tin tặc sử dụng chiến thuật chuyển tiền ra khỏi tài khoản của họ ở FED tại thành phố New York, Mỹ. Các nhà điều tra vẫn chưa công khai danh tính của bất cứ nghi phạm nào trong vụ án. Tiền của ngân hàng Banco del Austro đang bị giữ trong các tài khoản tại Wells Fargo (WFC).
Hiện tại, SWIFT đang bổ sung các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho các khách hàng, bao gồm việc chia sẻ thêm thông tin, hỗ trợ kiểm tra an ninh và giới thiệu các biện pháp bảo mật cao hơn cho mạng máy tính của ngân hàng, Leibbrandt nói.
Các dịch vụ nhắn tin cốt lõi và mạng lưới của SWIFT không bị tổn thương bởi các vụ tấn công, ông nói thêm.
Leibbrandt cho biết, cuộc tấn công nhằm vào Ngân hàng Bangladesh là một thời điểm “khởi nguồn". Ngành công nghiệp này cần “làm việc chăm chỉ hơn nữa trong nỗ lực phòng thủ chung”.
“Ngành công nghiệp tài chính, như một cộng đồng, phải biết rõ rằng nguy cơ trên mạng là khá lớn. Sẽ có những cuộc tấn công mạng mạnh hơn và chắc chắn một số sẽ thành công”, ông cảnh báo.

Microsoft và Facebook xây dựng đường cáp quang nhanh nhất thế giới

 Microsoft và Facebook vừa công bố kế hoạch xây dựng hệ thống hệ thống cáp quang này là nó được thiết kế với tốc độ đường truyền lên tới 160 Terabyte/giây.
Microsoft và Facebook xây dựng đường cáp quang nhanh nhất thế giới

Theo Bloomberg, Microsoft và Facebook đang hợp tác để xây dựng một đường cáp ngầm dưới Đại Tây Dương để tăng tốc độ đường truyền tới các khách hàng của cả hai công ty.

Theo đó, hệ thống cáp quang này được gọi là "MAREA" với chiều dài 6.600 km (4.100 dặm) từ Bắc Virginia, Mỹ đến Bilbao, Tây Ban Nha. Tiếp đó, từ Tây Ban Nha, mạng dữ liệu sẽ kết nối các trung tâm ở châu Phi, châu Á, Trung Đông và những khu vực khác của châu Âu. 

Microsoft và Facebook đang hợp tác với nhau để cải tiến cơ sở hạ tầng (Ảnh minh họa)  

Điểm đặc biệt nhất của hệ thống cáp quang này là nó được thiết kế với tốc độ đường truyền lên tới 160 Terabyte/giây và trở thành hệ thống cáp ngầm có tốc độ truyền tín hiệu nhanh nhất dưới đáy Đại Tây Dương từ trước tới nay.

Tổng Giám đốc trung tâm cung cấp dịch vụ dữ liệu của Microsoft Christian Belady cho biết Microsoft sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu hiện tại, cũng như trong tương lai của khách hàng.

 Facebook cần nâng cao tốc độ đường truyền sau khi cho người dùng đăng video và phát trực tiếp lên trang cá nhân

Trong khi đó, Facebook cũng cần tốc độ đường truyền internet nhanh chóng hơn sau khi mạng xã hội này cho phép người dùng đăng tải video và phát trực tiếp lên hệ thống.

Được biết, Microsoft đã mua lại cổ phần của Facebook trong năm 2007 và hai công ty đã làm việc với nhau để đưa ra các kế hoạch hợp tác mới. Hiện tại, Microsoft và Facebook đang làm việc với Telxius, công ty viễn thông thuộc tập đoàn Telefonica, về dự án xây dựng cáp ngầm này.

Theo đó, hệ thống cáp ngầm MAREA sẽ được bắt đầu xây dựng từ tháng 8/2016 và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2017. Sau khi hoàn tất, nó sẽ được vận hành bởi Telxius, một đơn vị của công ty Telefonica SA.


Cisco: Cơn lốc số thức sẽ “nhấn chìm” 4 trong số 10 công ty hàng đầu

Cisco cho biết, cơn lốc số thức sẽ làm khoảng 4 trong số 10 công ty hàng đầu của mỗi ngành biến mất trong vòng 5 năm tới. Như vậy, các nếu công ty không chuẩn bị cho xu hướng này đồng nghĩa việc bị loại khỏi thị trường.
cac chuyen gia cua cisco thao luan ve xu huong con loc so thuc tai singgapore ngay 27/5/2016.

Các chuyên gia của Cisco thảo luận về xu hướng cơn lốc số thức tại Singgapore ngày 27/5/2016.

Trong thông tin cung cấp cho truyền thông ngày hôm nay (27/5/2016) tại Singapore, Cisco đã công bố kết quả nghiên cứu mới có tên gọi Chuyển đổi lực lượng lao động trong cơn lốc số thức (Workforce Transformation in the Digital Vortex) của Trung tâm Digital Business Transformation (DBT) cùng sáng kiến IMD và Cisco.

Kết quả này chỉ ra rằng các công ty đang mất đi khả năng xây dựng năng lực cần thiết để thành công trong kỷ nguyên đột phá số thức do lờ đi việc chuyển đổi lực lượng lao động số thức. Bản báo cáo mô tả các bước mà một tổ chức có thể thực hiện để số hóa các quy trình liên quan đến con người nhằm xây dựng một lực lượng lao động nhanh nhạy, cách tân và sở hữu những tố chất có thể thúc đẩy tổ chức tạo ra giá trị cho khách hàng, đối tác và chính người lao động.

Cisco đã lên kế hoạch vào năm 2020, 50 tỷ đối tượng sẽ được kết nối Internet và có khả năng tạo ra lượng dữ liệu truyền tải lớn. Trong hoàn cảnh đó, các tổ chức phải đảm bảo điều quan trọng nhất là con người được trao quyền từ những hình thức giao tiếp mới và tri thức mà họ tạo nên.

Theo báo cáo cơn lốc số thức của Trung tâm DBT, 4 trong số 10 công ty hàng đầu của mỗi ngành sẽ bị thay thế bởi đột phá số thức trong vòng 5 năm tới (xét về khía cạnh thị phần). Để cạnh tranh với những doanh nghiệp đột phá số thức, nhiều công ty đã tập trung vào việc chuyển đổi nền tảng CNTT và quy trình kinh doanh. Tuy nhiên, họ lại quên đi một tài sản quan trọng nhất chính là con người.

Trung tâm DBT đã nghiên cứu mô hình kinh doanh của hơn 75 doanh nghiệp khởi nghiệp sở hữu lực lượng lao động đột phát và tiến hành những cuộc phỏng vấn sâu với nhiều nhà sáng lập hoặc CEO của những công ty đó để hiểu về tỉ lệ giá trị và lòng tin của họ về việc số hóa có thể thay đổi lực lượng lao động lớn tới mức nào.

Những cuộc phỏng vấn này cũng được tiến hành với những người đào tạo nhân sự cấp cao và Giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp toàn cầu lớn để tìm hiểu xem những tổ chức này đang tiếp cận với sự chuyển đổi lao động số thức như thế nào. Ngoài ra, Trung tâm DBT còn khảo sát 941 giám đốc trên toàn cầu để đánh giá thực trạng của việc chuyển đổi số thức và lực lượng lao động của các công ty.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong lĩnh vực nhân sự, chưa tới 10% các công ty đạt được đến mức xuất sắc ở 3 năng lực chủ chốt quyết định độ nhanh nhạy của một doanh nghiệp số thức. Ba năng lực đó là khả năng nhận thức cao, khả năng quyết định và xử lý nhanh. Theo như mô tả trong nghiên cứu, đây là ba năng lực cơ bản một tổ chức phải xây dựng cho lực lượng lao động của mình để cạnh tranh thành công trong cơn lốc số thức.

Ông Kevin Brandy, Giám đốc kỹ thuật số của Cisco cho biết: “Chúng tôi trò chuyện với các công ty mỗi ngày để hiểu xem công nghệ đóng vai trò như thế nào trong chiến lược kinh doanh. Rất nhiều trong số những câu hỏi ấn tượng nhất của các công ty này tập trung vào việc làm thế nào họ có thể trao quyền cho người lao động thông qua số hóa, giúp cải thiện quá trình đưa ra quyết định, đẩy nhanh tốc độ đổi mới và năng suất”.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Trung tâm DBT cảnh báo rằng các giải pháp công nghệ không phải là câu trả lời duy nhất cho việc chuyển đổi lực lượng lao động. Những nỗ lực này phải đi kèm với sự thay đổi quy trình kinh doanh trên khắp tổ chức bằng cách tạo ra những mô hình kinh doanh mới để cạnh tranh hiệu quả hơn trong kỷ nguyên số thức.

Ngoài ra, việc chuyển đổi lực lượng lao động còn yêu cầu sự hợp tác bền vững của các cấp lãnh đạo. Ông Bandy lý giải: “Việc chuyển đổi không chỉ là sự tổng hợp của các giải pháp kỹ thuật số. Chuyển dịch sang số hóa đang viết lại những nguyên tắc kinh doanh và sẽ yêu cầu lực lượng lao động phải được trang bị đầy đủ để có thể thích ứng với tốc độ, độ nhanh nhạy mà sự chuyển dịch này yêu cầu”.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty tiến hành số hóa lực lượng lao động sẽ “thắng lớn” trong cơn lốc số thức. Trong cơn lốc số thức, mô hình kinh doanh, kết quả và chuỗi giá trị đều được số hóa ở mức tối đa có thể. Khi những nhân tố tố đột phá cách tân hướng vào đến tâm cơn lốc, họ sẽ định hình lại thị trường và các lĩnh vực.

Các chuyên gia cho rằng, đột phá số thức là tình huống khi công nghệ mới nổi lên và cạnh tranh lại cách thức làm kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn, máy tính cá nhân nổi lên và phá hủy kinh doanh máy tính lớn; công nghệ di động gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng nổi lên và cạnh tranh với kinh doanh máy tính cá nhân. Đột phá số thức hiện đang xảy ra với tính toán mây, dữ liệu lớn và Internet vạn vật.


Quảng cáo trên Google sắp chứng kiến sự thay đổi lớn nhất trong 15 năm qua

Số lượng ký tự tối đa trên tít quảng cáo tăng từ 25 lên 70 còn phần mô tả tăng từ 60 lên 80.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Cuối năm nay, Google sẽ mở rộng thêm không gian cho các nhà quảng cáo, cho phép các quảng xuất hiện nhiều hơn ở những công cụ mới, ví dụ như Google Maps có thể chạy quảng cáo khi bạn đang lái xe.

Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi người dùng, nhằm tăng thêm lợi nhuận cho nguồn doanh thu hàng đầu, Google cho biết công ty sẽ tăng kích cỡ cho phần quảng cáo trên công cụ tìm kiếm. Năm ngoái, Google đã bổ sung quảng cáo của bên thứ 3 ở vị trí trên đầu trang kết quả tìm kiếm trên di động. Thế nhưng thay đổi mới nhất của Google sẽ còn mạnh mẽ hơn như vậy. Gã khổng lồ tìm kiếm đang cho phép nhà quảng cáo sử dụng tối đa 25 ký tự cho phần tít và 70 ký tự cho phần mô tả. Nhưng trong thời gian tới, phần tít sẽ được tăng lên thành 60 ký tự với 2 dòng tách biệt và phần mô tả tăng lên 80 ký tự.

Trong một bài đăng trên blog chính thức, Sridhar Ramaswamy, Trưởng bộ phận quảng cáo của Google, đã gọi chiến lược mới này là “sự thay đổi lớn nhất đối với quảng cáo dạng ký tự kể từ khi Adwords ra đời 15 năm trước”. Kết quả có vẻ rất hứa hẹn. Tỉ lệ click vào quảng cáo dạng text tăng 20% so với hiện tại, theo Google.

Quảng cáo tìm kiếm không phải là phần duy nhất được thay đổi. Google cũng sẽ đơn giản hóa quy trình tạo quảng cáo dạng hiển thị kèm hình ảnh của doanh nghiệp Công ty cho hay các nhà quảng cáo chỉ cần “cung cấp tít, phần mô tả, ảnh và đường dẫn URL”, và Google sẽ tự động thiết kế quảng cáo cho doanh nghiệp.

Quảng cáo dựa trên vị trí cũng bắt đầu xuất hiện trên Google. Nếu bạn tìm kiếm bằng từ khóa “cửa hàng giày” hay “cửa hàng sửa xe ở gần đây”, quảng cáo của các doanh nghiệp quanh khu vực bạn đang ở sẽ hiện lên trên kết quả tìm kiếm

Google cũng sẽ thiết kế lại trang dành cho doanh nghiệp địa phương, cho phép khách hàng khám phá các cửa hàng và nhận ưu đãi đặc biệt.

Google còn tiết lộ rằng những người sử dụng Maps có thể sẽ bắt đầu nhìn thấy các “ghim quảng cáo” về hàng cà phê, trạm xăng hoặc nhà hàng trên lộ trình lái xe của mình. Những tính năng mới, được giới thiệu tại hội nghị Google Performance Summit diễn ra vào thứ 3 vừa rồi (24/5), sẽ chính thức được tung ra vào cuối năm nay.

Những thay đổi này xuất hiện khi Google đang cố gắng đón đầu nhu cầu của khách hàng. Thực ra hãng không hề gặp vấn đề lớn nào bởi số lượng tìm kiếm trên di động vẫn tăng trưởng ổn định. Thế nhưng eMarketer dự kiến điều này sẽ thay đổi.

Doanh thu quảng cáo của Google dự kiến chỉ tăng 9% trong năm nay, tức là thấp hơn mức 15% của năm 2015. Quảng cáo trên di động đang tăng trưởng nhanh nhưng các nhà quảng cáo vẫn không sẵn sàng bỏ nhiều tiền cho di đồng bằng desktop. Nếu Google có thể cải thiện hiệu quả quảng cáo trên di dộng, công ty hy vọng có thể kiếm về nhiều tiền hơn từ các nhà quảng cáo.


Muốn “dẫn dắt cuộc chơi OTT” nhà mạng cần làm gì?

Mới đây trên ICTNews.vn có bài viết dẫn lời ông Nguyễn Việt Dũng – Tổng giám đốc Viettel Telecom – cho rằng "doanh nghiệp nhỏ đang dẫn dắt cuộc chơi OTT" ám chỉ trường hợp điển hình là Zalo của VNG. Đây không phải là một nhận định mới mẻ gì. Vấn đề ở chỗ, các nhà mạng có định "đồng khởi" để lật ngược thế cục?
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Trước hết phải xác định rằng những OTT nào đang "dẫn dắt cuộc chơi" tại thị trường Việt Nam? Theo tôi có 3, xếp hạng theo tiêu chí số lượng người dùng thì Zalo đầu bảng, tiếp đến là Messenger của Facebook rồi Viber. Ông Dũng ám chỉ Zalo là OTT của "doanh nghiệp nhỏ" VNG, là so với Viettel có doanh thu mấy trăm ngàn tỉ đồng mỗi năm. Chứ trong làng Internet Việt Nam, chủ sở hữu Zalo không hề nhỏ khi giá trị doanh nghiệp từng được định giá khoảng 1 tỉ USD, còn doanh thu hàng năm luôn ở tốp đầu ngành Internet Việt Nam (trong đó có nhiều năm liền đứng ở vị trí số 1).

Với Messenger của Facebook và Viber thì nghiễm nhiên là doanh nghiệp lớn, chỉ có điều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và cũng chưa đăng kí hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy nếu khu biệt ở phạm vi doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ còn có Zalo của VNG là đang "dẫn dắt cuộc chơi".

Và cũng nếu khu biệt trong phạm vi doanh nghiệp Việt, thì hiện giờ cũng chỉ có Zalo của VNG là duy nhất lớn mạnh (về người dùng và cộng đồng). Zalo mới đây đã đạt mức 50 triệu người dùng, có thể nói là một con số khó tưởng đối với một thị trường còn phát triển thấp như Việt Nam nhưng một ứng dụng OTT đã có thể vượt lượng người dùng so với số lượng thuê bao của một mạng di động. Qua đây cũng thấy trào lưu di động hóa và sử dụng các ứng dụng, tiện ích di động miễn phí trên nền internet đang có một sức hút mạnh mẽ trong đời sống tiêu dùng của người dân Việt.

Vì sao Zalo có được điều này? Đã có nhiều bài báo nói tới đội ngũ 50 kĩ sư, lập trình viên.v.v… quên ăn quên ngủ để làm Zalo. Nhưng theo tôi còn vấn đề mấu chốt của "cái thuở ban đầu" rất quan trọng chính là sự đầu tư kinh phí: kinh phí để nuôi đội ngũ kĩ thuật công nghệ, kinh phí để làm marketing quảng bá thu hút người dùng, kinh phí để đấu được với những LINE và KakaoTalk trong những năm 2012-2014… VNG tốn lắm tiền mới có được cộng đồng người dùng tròn nửa trăm triệu như hiện nay. Nhưng đó chỉ mới là thành công - hiệu quả bước đầu thôi chứ chưa đủ. Thành công - hiệu quả trọn vẹn chỉ đến khi nào Zalo tận dụng được cộng đồng hàng chục triệu người dùng để kiếm tiền mang lại doanh thu lớn. Nói tới đây cũng cần chốt lại một vấn đề: Hàng trăm tỉ đồng VNG đầu tư vào Zalo đã không bị trôi sông trôi biển như LINE, KakaoTalk ở Việt Nam trước đây.

Xét về tiền thì, doanh thu hàng năm của VNG từ trước tới nay so với Viettel, MobiFone, VinaPhone chỉ ở mức "gãi ngứa", nhưng vì sao các nhà mạng hùng mạnh chưa làm được một ứng dụng OTT ra hồn? Quá rõ câu trả lời rồi: Đầu tư nửa vời, làm cho có, chỉ góp mặt cho chợ thêm đông…

Là bởi, các OTT của nhà mạng như Mocha (Viettel), VietTalk (VinaPhone) và Halo (MobiFone) cũng chỉ được xem là một trong số cả trăm dịch vụ giá trị gia tăng hay tiện ích mà các nhà mạng này đang cung cấp/kinh doanh mà thôi.

Là bởi, tung Mocha, VietTalk, Halo ra chưa hẳn đã mang lại doanh thu được bằng các dịch vụ khác cho nên nhà mạng cũng chẳng thiết tha quảng bá thu hút người dùng.

Là bởi, nhà mạng vẫn đang sống bằng các dịch vụ viễn thông cốt lõi chính là các dịch vụ cơ bản (thoại, tin nhắn SMS) và dịch vụ giá trị gia tăng truyền thống và chưa mặn mà với các dịch vụ, ứng dụng phi truyền thống như OTT.

Là bởi, không đẩy mạnh OTT hoặc OTT thất bại thì nhà mạng vẫn còn bình chân như vại, nhưng nếu các mảng kinh doanh cốt lõi kể trên suy giảm chỉ vài ba phần trăm trong năm thôi thì nhà mạng đã phải lo sốt vó.

OTT không phải là dịch vụ cốt lõi của nhà mạng và nhà mạng cũng chưa chọn nó làm dịch vụ sống còn. Trong khi đó, ngay từ lúc khởi điểm, OTT Zalo chưa phải là dịch vụ sống còn của VNG nhưng ban lãnh đạo VNG đã chọn Zalo là mũi nhọn quyết sống mái để mở con đường phát triển vào thời đại di động hóa (Mobilization), và đó chính là con đường sống còn trong tương lai: Từ ý chí lãnh đạo phải biến thành ý chí của cả tổ chức, doanh nghiệp; tăng các khoản đầu tư vào thời đại di động; thắt lưng buộc bụng ở những lĩnh vực khác… để đầu tư cho OTT biến di động hóa trở thành một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Còn các nhà mạng thì sao? Miễn phí truy cập internet di động khi sử dụng OTT của nhà mạng, nhưng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện lại phải mua gói cước. Giữa miễn phí và có phí đã rất khác để thu hút được người dùng, chưa nói rằng các ứng dụng OTT của nhà mạng cũng chẳng được chăm sóc thường xuyên với các dịch vụ đi kèm, thì làm sao quyến rũ được người dùng, đặc biệt là giới trẻ?

Phân tích ra như vậy nhưng không có nghĩa là đáng trách móc nhà mạng. Mỗi doanh nghiệp hay mỗi loại hình doanh nghiệp có một đường hướng, chiến lược phát triển miễn là kinh doanh hiệu quả và thành công. Không đẩy mạnh được OTT nhưng nếu Viettel, VinaPhone, MobiFone vẫn tăng trưởng và kinh doanh hiệu quả thì cũng rất đáng hoan nghênh. Và như thế có khi Zalo lại thầm "cảm ơn các anh" vì tránh được những đối thủ cạnh tranh đáng gờm.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-2016

    Gạo Việt xuất mạnh sang Trung Quốc
    Nợ xấu lại “vật” nhà băng
    Money Week: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang siêu rẻ
    Sài Gòn bùng nổ các 'siêu' dự án
    Người giàu nhất Trung Quốc tuyên chiến với Disneyland

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-05-2016

    Chủ tịch FED: Hoàn toàn có thể tăng lãi suất trong vài tháng tới
    Top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới: Sự thụt lùi của Mỹ
    NHNN mở "van" cho vay ngoại tệ trong nước tới 31/12
    Sửa đổi Thông tư 36: "Vòng kim cô" siết tín dụng BĐS đã được nới rộng hơn
    Nhiệt điện nửa tỉ đô lại “liệt” một nửa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-05-2016

    Hơn 220 doanh nghiệp 'chết' mỗi ngày
    Nhận diện "tấm lá chắn" cho ngành thủy sản
    Quảng cáo của Trung Quốc bị chỉ trích phân biệt chủng tộc
    Phân bón giả gây thiệt hại 2 tỉ USD mỗi năm
    Mỹ, Hàn Quốc chuộng trái cây Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-05-2016

    Vietnam Airlines chính thức có cổ đông chiến lược ngoại đầu tiên
    Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với nhân lực công nghệ cao CNTT
    Tiềm năng tăng tốc dòng vốn từ Nhật Bản
    Quảng Ngãi:Rút ngắn 50% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư
    FPT ký thỏa thuận hợp tác với hai đối tác Nhật

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-05-2016

    Thống đốc ra thông điệp về chính sách tiền tệ những tháng cuối năm
    Chính thức mở lại cho vay ngoại tệ từ 1/6
    Cẩn trọng với dịch vụ “cho vay không thế chấp”
    Lãi suất vừa giảm vừa… run?
    Mong manh lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-2016

    Tin tặc có thể hạ gục ngân hàng
    Microsoft và Facebook xây dựng đường cáp quang nhanh nhất thế giới
    Cisco: Cơn lốc số thức sẽ “nhấn chìm” 4 trong số 10 công ty hàng đầu
    Quảng cáo trên Google sắp chứng kiến sự thay đổi lớn nhất trong 15 năm qua
    Muốn “dẫn dắt cuộc chơi OTT” nhà mạng cần làm gì?

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 28-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-05-2016

    Nam Phi đã bán 10 triệu thùng dầu dự trữ trong tháng 12
    Argentina tăng sản lượng dầu thô lên 653.000 thùng/ngày vào năm 2025
    Sản lượng quả vải có thể giảm khoảng 10% so với năm ngoái
    Giá muối xu hướng giảm, tồn kho tăng tới 66%
    Giá hoa quả tại ĐBSCL tăng do nắng nóng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-05-2016

    Hàng Thái Lan, Nhật Bản tràn từ vỉa hè đến siêu thị nhà bán lẻ nội địa có còn cơ hội?
    Tập đoàn Phú Thái bác tin đồn bị đại gia Thái Lan thâu tóm
    Người Thái “thâu tóm” Sabeco?
    “Chỉ được phép thanh tra 1 năm 1 lần, nếu hơn doanh nghiệp có quyền không tiếp”
    Từ đầu năm đến nay, Việt Nam bán hạt điều thu nhiều ngoại tệ hơn dầu thô

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-05-2016

    Cảnh giác với “bóng ma” lạm phát
    Chỉ số IIP tăng trở lại trong tháng 5, sản xuất điện tăng mạnh
    Ngân hàng thoái vốn nước rút
    3 ngân hàng Việt lọt Top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes
    Liên Danh Lotte và các đối tác Nhật được chỉ định đầu tư dự án 2,2 tỷ USD tại Thủ Thiêm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-05-2016

    Citigroup bị phạt 425 triệu USD do hành vi thao túng lãi suất
    G7: Nhất trí về các biện pháp tài chính cho tăng trưởng toàn cầu
    Nhật Bản: CPI giảm tháng thứ 2 liên tiếp, tạo áp lực nới lỏng thêm tiền tệ
    Khả năng Fed tăng lãi suất hỗ trợ đồng USD tăng giá
    Báo động: Nhân dân tệ đã xuống mức thấp nhất 5 năm