Hơn 220 doanh nghiệp 'chết' mỗi ngày
Nhận diện "tấm lá chắn" cho ngành thủy sản
Quảng cáo của Trung Quốc bị chỉ trích phân biệt chủng tộc
Phân bón giả gây thiệt hại 2 tỉ USD mỗi năm
Mỹ, Hàn Quốc chuộng trái cây Việt
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-05-2016
- Cập nhật : 28/05/2016
Hàng Thái Lan, Nhật Bản tràn từ vỉa hè đến siêu thị nhà bán lẻ nội địa có còn cơ hội?
Làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của các nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây khiến các nhà bán lẻ trong nước sẽ có những áp lực nhất định vì thị phần sẽ bị chia nhỏ và nguy cơ thu hẹp hoạt động kinh doanh có thể diễn ra.
Đánh giá về xu hướng này, Bà Nguyễn Ngọc Trâm, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường, JLL Việt Nam cho hay thị trường bán lẻ trong nước khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi tiềm năng dân sô đến hơn 90 triệu người vào cuối năm 2015, kinh tế phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng đều 12% mỗi năm trong vòng 10 năm qua cũng như những cải tiến trong hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo bà Trâm, các nhà bán lẻ nước ngoài đã hiện diện thì đang tích cực mở rộng thêm các trung tâm thương mại, những tên tuổi mới thì đang tích cực tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Các nhà bán lẻ trong nước, điển hình là Vingroup và Coop.Mart cũng tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để có thể duy trì thị phần bán lẻ trong nước.
"Tuy nhiên, không phải trung tâm thương mại hay cửa hàng bán lẻ hiện đại nào cũng thành công như nhau. Metro và Big C đã lần lượt “đổi chủ” mặc dù đã hoạt động nhiều năm trên thị trường Việt Nam với số lượng siêu thị/ trung tâm mua sắm cũng tăng lên và có mặt ở hầu hết các thành phố trực thuộc trung ương", bà Trâm nhấn mạnh.
Đứng ở góc độ là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, bà Trâm cho rằng việc mở rộng ngày càng nhiều hệ thống siêu thị, TTTM hiện đại góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam từ việc mua sắm tại các chơ truyền thống chuyển sang các trung tâm mua sắm hiện đại. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, mạng lưới chợ truyền thống vẫn còn dày đặc và vẫn là nơi lựa chọn của rất nhiều người.
"Tôi cho rằng thói quen và quan niệm lâu đời có thể thay đổi được nhưng vẫn cần có thời gian và trải nghiệm thực tế. Vì vậy các nhà bán lẻ cả trong và ngoài nước mới tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiềm năng này. Trong cuộc đua tranh dành thị phần này, nhiều người lo lắng về sự “yếu thế” của nhà đầu tư nội trước sự thâm nhậm ngày càng nhanh của các ông lớn từ Nhật Bản và Thái Lan", đại diện JLL Việt Nam cho hay.
Cũng theo Bà Nguyễn Ngọc Trâm, việc lo lắng là tất yếu vì người tiêu dùng hiện đại có thói quen mua sắm thông minh, chất lượng và mẫu mã đa dạng sẽ là tiêu chí ưu tiên chọn lựa, mà hai tiêu chí này hoàn toàn là lợi thế của các nhà bán lẻ ngoại, trong khi đó đây lại là hạn chế của nhiều nhà bán lẻ nội.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng cơ hội phát triển vẫn còn đó cho tất cả các nhà bán lẻ trong nước. Chỉ có điều là khả nặng nắm bắt và tận dụng cơ hội của họ như thế nào mà thôi! Thực lực sẽ được nhìn nhận trong thời gian sắp tới!.
Tập đoàn Phú Thái bác tin đồn bị đại gia Thái Lan thâu tóm
Người Thái “thâu tóm” Sabeco?
Tiềm năng của Sabeco
Cần phải nhắc lại rằng dù đã được cổ phần hóa cách đây 8 năm, nhưng tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Sabeco vẫn rất lớn, 90%. Với tỷ lệ đó, Sabeco vẫn hoàn toàn nằm dưới sự chi phối của Nhà nước. Nếu như toàn bộ số vốn được rút theo kế hoạch, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại Sabeco sẽ hạ xuống 36%, từ mức 90% hiện nay.
Hiện tại vẫn chưa biết đến khi nào Chính phủ sẽ thông qua đề xuất trên, nhưng chắc chắn rằng thông tin này đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước. Bằng chứng là trong những năm qua, dù kế hoạch tiếp tục thoái vốn của Sabeco chưa được Chính phủ chấp thuận, đã có rất nhiều nhà đầu tư đánh tiếng muốn mua cổ phần của Sabeco. Trong đó có một số tên tuổi nổi tiếng trong ngành công nghiệp bia như Ashahi, Heineken, SAB Miller và ThaiBev.
Có thể nói rằng trong ngành công nghiệp sản xuất bia ở Việt Nam, Sabeco chính là DN hấp dẫn nhất mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn nắm cổ phần trong đó. Đó là bởi vì hiện tại Sabeco đang chiếm tới 46% thị phần. Một điều quan trọng nữa là tiềm năng tăng trưởng của Sabeco và sự mở rộng về quy mô thị trường vẫn còn rất lớn. Theo báo cáo của Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát, Việt Nam hiện đứng thứ 5 về tiêu thụ bia tại Châu Á.
Cơ hội của ThaiBev
Trong số các nhà đầu tư đã từng đánh tiếng muốn đầu tư vào Sabeco, ThaiBev đang nổi lên là một trong những ứng viên tiềm năng nhất. ThaiBev hiện là một trong những hãng bia lớn nhất Thái Lan, thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi – người cũng là chủ sở hữu tập đoàn TCC Holdings đã thâu tóm thành công Metro Cash – Carry Việt Nam hồi cuối năm ngoái.
Nói ThaiBev là một trong những nhà đầu tư tiềm năng nhất là vì tập đoàn này không hề giấu giếm mong muốn nắm giữ cổ phần chi phối tại Sabeco trong suốt hai năm qua. Năm 2014, ThaiBev đã từng đưa ra đề nghị mua lại 53% cổ phần của Sabeco với số tiền lên tới 2 tỷ USD nhưng không thành công. Tới đầu năm 2015, hãng bia này tiếp tục đưa ra một giao dịch mới trị giá 1 tỷ USD cho 40% cổ phần của Sabeco và tiếp tục bị từ chối.
Tuy nhiên, lần này ThaiBev đang đứng trước cơ hội lớn hơn nếu Chính phủ chính thức phê duyệt bán 53% cổ phần Sabeco trong một lần đấu giá công khai.
Và một điều dễ nhận thấy sau hai lần ra giá đòi mua cổ phần chi phối của Sabeco, ThaiBev dường như đã sẵn sàng trả giá rất cao để thâu tóm hãng bia nội này, để chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam theo một cách không thể nhanh hơn.
Mở rộng sự hiện diện ra thị trường nước ngoài đã là một chiến lược được ThaiBev thực hiện từ lâu. Tập đoàn này từng lên kế hoạch một nửa doanh thu sẽ đến từ thị trường bên ngoài Thái Lan vào năm 2020, tăng so với hiện tại là 30%. Phần lớn doanh thu đó sẽ đến từ khu vực ASEAN, sau khi Cộng đồng kinh tế chung ASEAN được thành lập từ ngày 31/12/2016, tạo ra một thị trường thống nhất với 600 triệu dân.
Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng tin Nikkei hồi tháng Một vừa qua, ông Thapana Sirivadhanabkakdi chia sẻ rằng Việt Nam là thị trường mà ThaiBev mong muốn mở rộng nhất trong khu vực ASEAN.
“Thị trường này đã được thiết lập tốt, có quy mô lớn với hơn 90 triệu dân và có một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc,” ông Thapana nói. “Tất cả mọi người đang tham gia tìm kiếm cơ hội ở đây,” ông nhấn mạnh.
Trong quá khứ, ThaiBev cũng đã mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường bằng chiến lược mua bán và sát nhập (M&A). Năm 2003, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, bố của ông Thapana, đã sát nhập tất cả các thương hiệu đồ uống có cồn của ông để tạo ra một tập đoàn lớn là ThaiBev bây giờ. Năm 2008, ThaiBev đã thâu tóm Oishi, tiếp theo đó là Serm Suk. Cả hai thương hiệu này đều của Thái Lan. Hiện ThaiBev cùng với TCC Assets cũng đã nắm hoàn toàn F&N bằng cách mua lại cổ phần của Lippo Group của Indonesia. Vào thời điểm hiện tại, ThaiBev cũng đang sở hữu 11% cổ phần của Vinamilk thông qua F&N.
Với kinh nghiệm M&A như trên, cùng với mong muốn đã được thể hiện trước đó, rất có thể ThaiBev sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua làm chủ Sabeco sắp tới.
“Chỉ được phép thanh tra 1 năm 1 lần, nếu hơn doanh nghiệp có quyền không tiếp”
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam bán hạt điều thu nhiều ngoại tệ hơn dầu thô
Hạt điều đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong rổ nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, năm ngoái Việt Nam đã xuất đi gần 329 nghìn tấn điều hạt, tăng 8,7% về lượng so với năm 2014, mang về hơn 2,4 tỷ USD, tăng hơn 20% về giá trị.
Với kết quả này, Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi vị quốc gia xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, với 50% thị phần điều toàn cầu.
Tin vui từ xuất khẩu hạt điều càng trở nên quý giá khi đặt trong bối cảnh các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô chủ lực của chúng ta như thủy sản, gạo hay cà phê đều giảm trong năm qua.
Trong các thị trường nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu hạt điều và 50% thị phần điều nhân của Việt Nam. Năm 2015, thị trường này tiêu thụ 111,7 nghìn tấn điều Việt Nam, trị giá 825 triệu USD.
Tình hình khả quan này của ngành điều trong nước tiếp tục được duy trì trong những tháng đầu năm nay.
Tổng cộng 4 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được 90,6 ngàn tấn điều ra toàn thế giới, mang về lượng ngoại tệ trị giá 688 triệu USD (tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2015), nhiều hơn lượng ngoại tệ mà dầu thô đem lại và tương đương hơn 83% tổng kim ngạch xuất khẩu điều của cả năm ngoái.
Tính ra, cứ mỗi tấn hạt điều bán ra trong 4 tháng qua, số tiền thu về tương đương 26,4 tấn dầu thô.
Phải nói thêm rằng, diễn biến giá dầu thế giới giảm mạnh những tháng đầu năm đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Lượng dầu thô đã xuất khẩu 4 tháng qua đạt xấp xỉ 2,4 triệu tấn, trị giá 683 triệu USD, giảm 25% về lượng và 51,7% về giá trị so với cùng kì năm 2015.
Đóng góp của dầu thô vào ngân sách vì thế cũng giảm mạnh xuống còn 13 nghìn tỷ đồng, chỉ còn chiếm 4% tổng thu ngân sách 4 tháng.