tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-05-2016

  • Cập nhật : 29/05/2016

Hơn 220 doanh nghiệp 'chết' mỗi ngày

Số doanh nghiệp thành lập mới hoặc quay lại hoạt động sau 5 tháng vẫn vượt trội, song lượng giải thể, ngừng hoạt động đang có dấu hiệu tăng nhanh.

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2016. Theo đó, cả nước có 10.019 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 101.200 tỷ đồng, tăng 28% về số lượng và 78% về vốn so với cùng kỳ.Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 44.740 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn 349.500 tỷ đồng, tăng 24% về số doanh nghiệp và tăng 59,3% về vốn so với cùng kỳ.

tinh hinh doanh nghiep 5 thang dau nam 2016.

Tình hình doanh nghiệp 5 tháng đầu năm 2016.

Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 28,4%. Nếu tính cả 655.900 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các đơn vị khác thì tổng vốn được đưa vào kinh doanh trong 5 tháng đầu năm là hơn một triệu tỷ đồng. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới đạt 531.900 người. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại trong 5 tháng đầu năm là xấp xỉ 13.000, tăng 75,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, số doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường cũng tăng mạnh thời gian qua. Trong 5 tháng, đã có 33.185 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tạm ngừng hoạt động. Như vậy trung bình một ngày, có hơn 220 doanh nghiệp Việt rút khỏi thị trường. Số chính thức giải thể - ngừng hoạt động và tạm dừng do khó khăn cũng tăng lần lượt 19,5% và 26% so với cùng kỳ.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra một thống kê đáng chú ý khi trong 8 năm qua (2007-2015), trong số doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động đạt 941.000, đã có 45,5% tức khoảng 428.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động. Trong đó, số doanh nghiệp  gặp khó khăn phải ngừng hoạt động ngày càng tăng lên, năm 2015 đạt 80.000 doanh nghiệp.

Nói về số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể ngày càng tăng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Đặng Huy Đông khẳng định khi nào cán cân giữa doanh nghiệp thành lập mới và số giải thể, ngừng hoạt động vẫn dương thì thị trường vẫn ổn định. Ông cho rằng, có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp giải thể: sức ép cạnh tranh, xu thế hội nhập và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp...

Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 vừa được ban hành cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 có cả nước có một triệu doanh nghiệp. Chính phủ cam kết phối hợp cùng bộ ngành liên quan thiết lập môi trường kinh doanh "sạch", giảm các chi phí không chính thức, bị làm phiền bởi các đợt thanh kiểm tra cho doanh nghiệp.


Nhận diện "tấm lá chắn" cho ngành thủy sản

Thiệt hại to lớn đối với diện tích nuôi trồng thủy sản (con tôm) ở Cà Mau thời gian vừa qua lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự cần thiết và cấp bách phải có một “tấm lá chắn” cho nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng.

Thực tế, bảo hiểm nông nghiệp từng là “tấm lá chắn” cho những ngành trên với chi phí bồi thường, san sẻ rủi ro hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng, đặc biệt đối với bảo hiểm thủy sản. Tuy nhiên, sau một thời gian thí điểm triển khai, do có quá nhiều vấn đề phát sinh, nên các hãng bảo hiểm phải ngưng bảo hiểm cho thủy sản.

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, đại diện Bảo hiểm Bảo Minh cho biết, trước đây Bảo Minh đã từng tham gia bảo hiểm cho nhiều hộ nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau theo chương trình Thí điểm bảo hiểm  nông nghiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 2013, Bảo Minh đã không còn triển khai bảo hiểm thủy sản theo chương trình này và cũng tạm ngưng việc nghiên cứu triển khai bảo hiểm thủy sản theo chương trình thương mại.

Về nguyên nhân của việc ngừng triển khai bảo hiểm thủy sản, Đầu tư Chứng khoán trước đó đã có nhiều bài phân tích. Cụ thể, theo các chuyên gia trong ngành, chính sách đối với loại hình bảo hiểm phức tạp này cần tiếp tục hoàn thiện, bởi sau khi thẩm định, doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận thấy nguy cơ rủi ro quá lớn.

Theo các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thủy sản và cụ thể là con tôm phải được nuôi đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và tránh phát sinh dịch bệnh… Đây cũng là cơ sở chính yếu để cấp hợp đồng bảo hiểm và giải quyết bồi thường về sau. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, doanh nghiệp bảo hiểm nhận thấy có những trường hợp nuôi tôm không đúng quy trình kỹ thuật, nên đã  từ chối cấp hợp đồng bảo hiểm.

voi chi phi boi thuong hang nam len den hang tram ty dong, bao hiem chinh la “tam la chan” cua nganh thuy san

Với chi phí bồi thường hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng, bảo hiểm chính là “tấm lá chắn” của ngành thủy sản

Chẳng hạn, theo quy trình, mỗi năm chỉ được nuôi 2 vụ: vụ 1 thả giống từ tháng 1 đến tháng 5, vụ 2 thả giống từ tháng 10 đến tháng 12, nhưng một số hộ nuôi tôm tại khu vực doanh nghiệp nhận bảo hiểm thả nuôi vụ 2 vào trước tháng 5 (tức trong thời gian thả vụ 1). Việc nuôi trồng không theo quy trình sẽ rất nguy hiểm khi mầm mống dịch bệnh vẫn còn, làm tăng rủi ro không chỉ cho chính hộ nuôi tôm đó, mà còn ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm chung. Không những thế, việc này còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá rủi ro của các công ty bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm.

Theo các chuyên gia trong ngành, bảo hiểm hiểm nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng đối với Việt Nam là vô cùng cần thiết, bởi Việt Nam là nước sản xuất các mặt hàng nông-thủy sản lớn. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, muốn triển khai bảo hiểm các ngành này một cách thành công, thì không thể không có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là ở những giai đoạn đầu, vì bảo hiểm nông nghiệp đối với cây trồng hay thủy sản là loại hình bảo hiểm khá đặc thù, rủi ro cao.

Tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán cho thấy, hiện nay, một số doanh nghiệp bảo hiểm vẫn triển khai  bảo hiểm thương mại đối với cây trồng, nhưng đây cũng không phải là nghiệp vụ trọng tâm và việc nhận bảo hiểm cũng được kiểm soát khá chặt chẽ.

Trong khi đó, đối với bảo hiểm thủy sản (tôm, cá), đại diện một công ty bảo hiểm cho biết, bảo hiểm thủy sản vẫn có thể được các doanh nghiệp bảo hiểm bán thương mại, các hộ nuôi trồng tự nguyện mua bảo hiểm, tất nhiên với điều kiện các hãng bảo hiểm và các hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản phải đạt được những thỏa thuận về quản lý rủi ro và quy trình nuôi trồng… để có thể triển khai.

Do việc nuôi trồng thủy sản thường gặp rủi ro, nên bảo hiểm cho loại hình này cũng phải được định phí sao cho tương ứng với mức độ rủi ro đó. Có thể thấy, mức phí bảo hiểm cao và phải nuôi trồng theo những quy tắc nhất định sẽ giúp kiểm soát được rủi ro và hạn chế được tổn thất cho cả người dân và doanh nghiệp bảo hiểm. Vấn đề là sau thời gian thí điểm, vì thua lỗ và có quá nhiều vấn đề phức tạp, liệu các hãng bảo hiểm có còn mặn mà trong việc tiếp tục triển khai loại hình bảo hiểm này không? Đây là vấn đề không dễ giải quyết trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, bảo hiểm cho các hộ nuôi trồng thủy sản hiện vẫn còn là “khoảng trống”.  


Quảng cáo của Trung Quốc bị chỉ trích phân biệt chủng tộc

 Đoạn quảng cáo sản phẩm thuốc tẩy của Trung Quốc chiếu cảnh người da đen bị tống vào máy giặt, sau một hồi biến thành người châu Á đang gây phản ứng mạnh.

hinh anh cat ra tu doan video quang cao - anh: vidible

Hình ảnh cắt ra từ đoạn video quảng cáo - Ảnh: Vidible

Theo AFP, đoạn quảng cáo sản phẩm thuốc tẩy của nhãn hàng Qiaobi đã gây bão mạng tại phương Tây. Trong đó chiếu cảnh người đàn ông da đen đứng huýt sáo và nháy mắt một cô gái trẻ Trung Quốc. Cô này gọi anh lại, nhét một viên thuốc tẩy vào miệng rồi dúi cả người anh này vào máy giặt.

Sau đó cô ngồi trên nắp chiếc máy giặt trong lúc người đàn ông da đen la hét trong máy. Một lát sau một người đàn ông châu Á với nước da sáng xuất hiện trong bộ quần áo sạch sẽ và cô gái mỉm cười hài lòng.

Trả lời trên tờ Thời báo Hoàn cầu, người phát ngôn của hãng mỹ phẩm Leishang, công ty sản xuất loại thuốc tẩy trong quảng cáo này nói: “Chúng tôi không có ý gì ngoài việc quảng cáo sản phẩm, và chúng tôi cũng chưa bao giờ nghĩ tới vấn đề chủng tộc. Truyền thông nước ngoài có thể đã quá nhạy cảm về đoạn quảng cáo”.

gười phát ngôn này cũng nói có một phiên bản ngắn hơn của đoạn quảng cáo đã phát sóng tại Trung Quốc, trong đó không có hình ảnh nhân vật da đen, tuy nhiên người này không rõ vì sao phiên bản đầy đủ của đoạn quảng cáo lại bị tung lên mạng.

Công ty đứng sau đoạn quảng cáo này cũng đề nghị truyền thông nước ngoài nên nhìn nhận vấn đề nhẹ nhõm hơn.

Đoạn quảng cáo đã xới lên tranh cãi gay gắt trên các trang mạng tin tức ở Mỹ. Nhiều người cho đó là minh chứng rõ nhất của thái độ phân biệt chủng tộc với người da đen ở Trung Quốc.

Tuy nhiên đoạn quảng cáo này cũng không được nhiều người quan tâm lắm tại Trung Quốc. Chỉ có một vài lời bình phẩm trên mạng xã hội và gần 2.000 lượt xem trên trang chia sẻ video Youku. 


Phân bón giả gây thiệt hại 2 tỉ USD mỗi năm

Theo Hiệp hội Phân bón VN, nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã và đang gây hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, môi trường, người nông dân, uy tín của các doanh nghiệp ngay thẳng... 

Cũng theo hiệp hội này, phân bón giả gây thiệt hại tới 2 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế.

Có khá nhiều nhãn hiệu phân bón uy tín và thương hiệu được người tiêu dùng biết đến trên thị trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn phân bón đúng chất lượng thật sự là một khó khăn đối với người nông dân, bởi những thương hiệu phân bón này lại là đối tượng mà các đơn vị sản xuất phân bón giả nhắm đến để làm giả nhiều nhất.

Người nông dân thường chọn mua sản phẩm theo thương hiệu lớn, quen thuộc nên càng dễ dính “bẫy” các đơn vị làm giả. Việc bón các loại phân kém chất lượng, có khi chỉ đất, mùn trộn phụ gia, cây sẽ kém phát triển, năng suất thấp, dễ sâu bệnh, làm mùa màng thất bát, thu nhập và đời sống của người nông dân đã khó càng thêm khó.

Nạn phân bón giả không chỉ gây ảnh hưởng tới kinh tế cho bà con nông dân mà còn gây tác hại cho cây trồng, tốn công sức của nông dân, làm rối loạn thị trường phân bón, ảnh hưởng đến thương hiệu các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón khác.

Khi mua nhầm phân bón giả khiến mùa màng bị thất bát, nông dân sẽ mất niềm tin vào những nhãn hiệu phân bón này, chỉ còn biết nhắm mắt mua các loại phân bón ít tên tuổi hơn với hi vọng không phải 
mua nhầm phân bón giả.

Trong thực tế, các loại phân kali bị làm giả nhiều nhất. Đặc biệt, với các loại phân hỗn hợp NPK, rất khó có thể phân biệt hàng thật, giả bằng mắt thường mà cần qua các trung tâm phân tích, kiểm tra về hàm lượng...

Để đảm bảo an toàn, nông dân chỉ nên mua sản phẩm tại các đại lý phân phối chính thức, có uy tín, ghi chú về hàm lượng K2O có trong sản phẩm... Ngoài ra, nên yêu cầu phía bán đưa các hóa đơn chứng từ, giấy nhập khẩu (nếu là phân bón nhập khẩu) đầy đủ trước khi mua.

Riêng với sản phẩm phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương (thuộc Biwase), chúng tôi chọn giải pháp chống giả toàn diện và tem chống hàng giả điện tử SMS áp dụng công nghệ chống giả của Vina CHG để dán lên các sản phẩm chính hãng của công ty, giúp kẻ gian khó làm giả 
sản phẩm hơn.(TT)


Mỹ, Hàn Quốc chuộng trái cây Việt

Lượng rau quả xuất sang 2 thị trường này 3 tháng đầu năm tăng 15-68% so với cùng kỳ 2015.

Ông Trương Văn Rồi - Giám đốc Hợp tác xã nhãn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, từ giữa năm 2015 đến nay, nhãn, chanh Đồng Tháp không chỉ vào được thị trường Mỹ, mà cả Hàn Quốc cũng đã đề nghị những đơn hàng đầu tiên. “Nếu năm ngoái chúng tôi xuất sang Mỹ 100 tấn thì 5 tháng đầu năm nay số lượng xuất tăng mạnh, đạt tới gần 100 tấn. Giá nhãn xuất đi cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái lên 40.000-42.000 đồng một kg thay vì 38.000 đồng hồi 2015”, ông Rồi nói và cho biết thêm, riêng với thị trường Hàn Quốc, hồi tháng 4 Hợp tác xã đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty In Jae (Hàn Quốc) về việc tiêu thụ nông sản, trong đó, chanh và nhãn là hai mặt hàng được ưu tiên. Trong tháng 5, lô hàng chanh gần 20 tấn đã được xuất qua thị trường này thành công. Còn với nhãn, chưa có số lượng nhập cụ thể vì công ty Hàn Quốc chuyên thu mua nhãn để chế biến đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy. Nếu lô hàng đầu tiên thuận lợi, lượng hàng cho các đợt sau đó có thể sẽ tăng lên vì đơn vị này hứa hẹn ngoài bán hàng tươi, họ còn muốn chế biến nhãn khô đóng hộp.

nhan viet duoc thi truong my ua chuong. anh: mh.

Nhãn Việt được thị trường Mỹ ưa chuộng. Ảnh: MH.

Ngoài ra, ông cũng tiết lộ, xoài đang là mặt hàng được thị trường Hàn Quốc để ý. Nếu có nguồn hàng tốt, đạt chất lượng thì có khả năng Hàn Quốc sẽ trả giá cao.

Cũng xuất lượng hàng lớn đi Hàn Quốc và Mỹ, ông Phạm Ngô Quốc Thắng, Tổng giám đốc Lavifood cho biết, năm nay kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trái cây đông lạnh của công ty ông tăng mạnh. Các sản phẩm xoài, thanh long, dứa được 2 thị trường này khá ưa chuộng. Riêng với xoài đông lạnh, 5 tháng đầu năm công ty đã xuất sang Mỹ và Hàn Quốc khoảng 1.000 tấn. 

"Hiện nhu cầu trái cây ở các thị trường này rất lớn. Sang năm, tôi sẽ mở rộng quy mô và xuất trái cây tươi sang hai thị này", ông Thắng tiết lộ.

Đối với mặt hàng rau củ, một công ty chuyên sản xuất và cung cấp cho thị trường Mỹ cho biết, khoai lang, củ hành, tỏi, nghệ, gừng là mặt hàng được người Mỹ ưa chuộng. Tuy nhiên, vì điều kiện chất lượng hàng khắt khe nên lượng hàng xuất của công ty sang thị trường này chỉ khoảng vài chục tấn một năm.

Theo thống kê của Hiệp hội rau quả Việt Nam, 4 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả ước đạt 784 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, ngoài Trung Quốc thì Hàn Quốc và Mỹ là hai quốc gia ngày càng tăng nhập hàng Việt. 

Tính riêng quý I, Mỹ đã vượt Hàn Quốc và Nhật Bản vươn lên vị trí thứ 2 (sau Trung Quốc) trong top 10 thị trường nhập khẩu rau quả nhiều nhất Việt Nam với 4% thị phần, đạt 21,6 triệu USD (tăng 68,5%) thay vì 3,4% như hồi đầu năm 2015.

Với Hàn Quốc, 3 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này đạt 18,6 triệu USD, tăng 15,9% và đứng ở vị trí thứ 3 trong top 10 thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam.

Theo đánh giá của Hiệp hội rau quả Việt Nam, thời gian tới lượng hàng xuất đi các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản sẽ tiếp tục theo chiều hướng đi lên. Hồi cuối tháng 4, Bộ trưởng nông nghiệp Mỹ Tom Vilsak đã có buổi làm việc tại TP HCM và hứa hẹn sẽ mở cửa nhiều hơn cho trái cây Việt. 

Ông cũng cho biết, hai nước đang thảo luận cho phép một số trái cây đặc sản như xoài, vú sữa Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu xem còn có những loại nông sản nào của Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ yêu thích”, ông nói. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-05-2016

    Sản xuất thép tăng mạnh trong tháng 5
    Ai cho doanh nghiệp hai chữ ‘bình yên’?
    Sản lượng thủy sản giảm, người nuôi bỏ ao đầm vì không có lãi
    Symantec: Triều Tiên liên quan tới vụ tấn công ngân hàng Việt Nam
    Phó Tổng Giám đốc Vingroup làm Tổng Giám đốc TTF

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-05-2016

    Đồng NDT yếu đi sẽ ảnh hưởng doanh nghiệp Việt Nam
    All Nippon Airways trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines
    Nga từ chối giảm giá khí đốt cho Belarus
    Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp
    Khẩn trương xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-05-2016

    Giám đốc World Bank: Cần tạo điều kiện cho tư nhân dẫn dắt nền kinh tế thị trường
    50% số lượng thuốc trừ sâu nhập về Việt Nam là từ Trung Quốc
    Ngân sách quốc gia đang “mở cờ trong bụng”
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm thị trường “ngách” để cạnh tranh
    Thuế, phí “đè bẹp” doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-05-2016

    Can thiệp vào giá sữa là không ổn!
    Tỷ giá tiếp tục tăng ngay khi bước vào tuần giao dịch mới
    Khi khối ngoại dẫn lối BĐS
    Vải thiều Bắc Giang vẫn chọn Trung Quốc là thị trường chủ lực
    Hàng tiêu dùng Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-05-2016

    Gạo Việt xuất mạnh sang Trung Quốc
    Nợ xấu lại “vật” nhà băng
    Money Week: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang siêu rẻ
    Sài Gòn bùng nổ các 'siêu' dự án
    Người giàu nhất Trung Quốc tuyên chiến với Disneyland

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-05-2016

    Chủ tịch FED: Hoàn toàn có thể tăng lãi suất trong vài tháng tới
    Top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới: Sự thụt lùi của Mỹ
    NHNN mở "van" cho vay ngoại tệ trong nước tới 31/12
    Sửa đổi Thông tư 36: "Vòng kim cô" siết tín dụng BĐS đã được nới rộng hơn
    Nhiệt điện nửa tỉ đô lại “liệt” một nửa

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-05-2016

    Vietnam Airlines chính thức có cổ đông chiến lược ngoại đầu tiên
    Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với nhân lực công nghệ cao CNTT
    Tiềm năng tăng tốc dòng vốn từ Nhật Bản
    Quảng Ngãi:Rút ngắn 50% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư
    FPT ký thỏa thuận hợp tác với hai đối tác Nhật

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-05-2016

    Thống đốc ra thông điệp về chính sách tiền tệ những tháng cuối năm
    Chính thức mở lại cho vay ngoại tệ từ 1/6
    Cẩn trọng với dịch vụ “cho vay không thế chấp”
    Lãi suất vừa giảm vừa… run?
    Mong manh lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-05-2016

    Tin tặc có thể hạ gục ngân hàng
    Microsoft và Facebook xây dựng đường cáp quang nhanh nhất thế giới
    Cisco: Cơn lốc số thức sẽ “nhấn chìm” 4 trong số 10 công ty hàng đầu
    Quảng cáo trên Google sắp chứng kiến sự thay đổi lớn nhất trong 15 năm qua
    Muốn “dẫn dắt cuộc chơi OTT” nhà mạng cần làm gì?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-05-2016

    Vì sao đầu tư vào Nga nhiều lợi nhuận hơn là ở Mỹ?
    Đồng USD tăng sau phát biểu của Chủ tịch Fed
    Cấm Bitcoin, Nga sẽ tung ra đồng tiền ảo riêng
    Cảnh sát Pháp “sờ gáy” hãng thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald's
    Pháp mỗi năm phí phạm 10 triệu tấn thực phẩm, trị giá 16 tỷ euro