tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-2016

  • Cập nhật : 12/05/2016

Mỗi ngày người Việt mua hơn 700 ôtô

Dù chịu gánh nặng thuế phí song lượng tiêu thụ xe hơi tại Việt Nam sau 4 tháng đầu năm vẫn tăng gần 30% so với cùng kỳ. 

Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) vừa có báo cáo tình hình kinh doanh tháng 4. Theo đó, doanh số bán hàng toàn thị trường đạt 25.725 xe, tăng 42% so với cùng kỳ.Sản lượng xe lắp ráp trong nước đạt 19.500 chiếc, giảm 2,5% và số lượng nhập khẩu nguyên chiếc là 6.225 xe, tăng 29% so với tháng trước.

nguoi viet tang mua oto du thue phi tang cao.

Người Việt tăng mua ôtô dù thuế phí tăng cao.

Lũy kế 4 tháng, doanh số bán hàng toàn thị trường đạt 85.414 xe, tăng 28% so với cùng kỳ. Như vậy, trung bình mỗi ngày, người Việt mua 706 xe (cùng kỳ là 548 xe). Các mẫu ôtô được tiêu thụ mạnh nhất là: Kia Morning, Mazda 3, Toyota Vios, Ford Ranger, Mazda CX-5, Kia K3, Toyota Camry…

Trong cơ cấu bán hàng, xe lắp ráp vẫn chiếm ưu thế với 66.121 chiếc, nhập khẩu nguyên chiếc là 18.293 xe. Cũng theo báo cáo của VAMA, doanh số bán hàng của THACO đạt 33.921 xe sau 4 tháng, chiếm 42,8% toàn thị trường. Tiếp theo là Toyota (16.598 xe, 20,9% thị phần). 

Từ đầu năm 2016 tới nay, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ôtô đã có nhiều thay đổi khiến giá bán tăng mạnh. Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính tại cơ sở bán ra thay vì tại cảng như trước đó. Chính vì vậy, với xe nhập khẩu, giá bán sẽ được tính cộng dồn chi phí vận chuyển, quảng cáo, nhân công... làm tăng giá xe 5-10%. 

Từ 1/7 tới, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe có dung tích lớn cũng tăng mạnh. Với các xe có dung tích xilanh trên 2.500 cm3, thuế suất sẽ tăng từ 50 lên 55%, trên 3.000m cm3 là 90%. Các xe có dung tích từ 4.000 cm3 đến hơn 6.000 cm3 sẽ dao động tăng thuế lên 130-150%.

Mức thuế này được áp dụng với cả xe trong nước và nhập khẩu. Theo tính toán, dòng xe có dung tích lớn sẽ chịu tác động tăng giá mạnh, có khi tới vài tỷ đồng. Trong khi đó, xe có dung tích dưới 1.500 cm3 sẽ được giảm giá khoảng 5%. 


Trung Quốc bơm thêm tiền ra thị trường

Ngày 11/5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã bơm thêm tiền vào thị trường nhằm giảm tình trạng căng thẳng về khả năng thanh khoản.

nhan vien kiem dong nhan dan te tai mot ngan hang o tinh giang to. anh: afp/ttxvn

Nhân viên kiểm đồng nhân dân tệ tại một ngân hàng ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là ngày thứ ba liên tiếp Trung Quốc triển khai bước đi này. Theo Tân Hoa Xã, PBoC đã bơm thêm 80 tỷ nhân dân tệ (NDT- tương đương 12,3 tỷ USD) thông qua Thoả thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) trong đầu tư ngắn hạn - một quá trình mà theo đó các ngân hàng trung ương mua cổ phiếu của các ngân hàng thông qua thoả thuận bán lại chúng trong tương lai.

Trong một tuyên bố, PBoC cho biết hợp đồng bán và mua lại cổ phiếu lần này có kỳ hạn 7 ngày và giữ nguyên mức lãi suất 2,25% trong lần cung cấp thêm 70 tỷ NDT một ngày trước đó. Ngày 9/5, PBoC cũng bơm 20 tỷ NDT vào hệ thống tài chính nước này.

Tại thị trường liên ngân hàng ngày 11/5, chuẩn lãi suất liên ngân hàng qua đêm (Shibor) tại Thượng Hải duy trì ở mức 1,999%.


Rà soát dữ liệu chuyển tiền của người Việt trong Hồ sơ Panama

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng khi có yêu cầu để rà soát hoạt động tài chính của các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài.

Thông tin được ông Nguyễn Văn Ngọc - Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước chia sẻ với báo chí chiều 11/5 cho biết những ngày qua, cơ quan quản lý có nắm bắt việc Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố Hồ sơ Panama, trong đó nêu tên của một số cá nhân, tổ chức Việt Nam liên quan đến các doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài.

Nhận định hiện chưa có các thông tin cụ thể về hoạt động cũng như giao dịch của các tổ chức, cá nhân này song cơ quan quản lý cũng cho biết đã giao các đơn vị chức năng tiếp tục rà soát theo dõi thông tin liên quan và sẽ phối hợp với các bộ, ngành để xử lý theo quy định.Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Ngọc cho biết sau khi nhận được thông tin, đơn vị này cũng sẵn sàng phối hợp tích cực với các Bộ, ngành nếu cần phải điều tra làm rõ. "Ví dụ, khi xem xét, bên thuế thấy tổ chức nào có liên quan, cần kiểm tra vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài thì Cục sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ", ông nói và cho rằng Hồ sơ Panama là một thông tin mang tính chất tham khảo cho hoạt động của cơ quan quản lý.

ngan hang nha nuoc se phoi hop voi cac ban, nganh de dieu tra ve cac nghi an trong ho so panama. anh: thanh lan.

Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các ban, ngành để điều tra về các nghi án trong Hồ sơ Panama. Ảnh: Thanh Lan.

Trước đó, Tổng cục Thuế cũng đã thành lập một tiểu ban khẩn để tiến hành đối chiếu dữ liệu để kiểm tra nghĩa vụ thuế của những cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama do ICIJ cung cấp.

Ngay trong sáng qua, nhiều doanh nghiệp và các công ty Việt Nam đã lên tiếng khẳng định các giao dịch đầu tư ra nước ngoài, mở pháp nhân tại công ty nước ngoài theo Hồ sơ Panama cung cấp là hợp pháp. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, ông Trương Văn Phước - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia - cho rằng đây có thể hiểu là một biện pháp "tự vệ" dễ hiểu của họ nhưng cũng không thể xác định được là họ vô tội hay vi phạm.

Theo ông, hiện các quy định pháp lý về đầu tư ra nước ngoài cũng như chuyển tiền ra nước ngoài được quy định khá chặt chẽ nên vấn đề là các cơ quan quản lý có quản lý chặt và có sự móc ngoặc nào để cố tình làm sai hay không. "Tất cả các dòng vốn ra khỏi Việt Nam, nếu đúng giấy trắng mực đen, giao dịch chính thống thì phải xin phép ở Vụ Quản lý Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước, dù đó là đầu tư trực tiếp, gián tiếp hay chỉ đơn giản là chuyển tiền cá nhân. Ngay cả các giao dịch vãng lai được tự do hóa vẫn duy trì chế độ chứng từ rất nghiêm ngặt", ông nói.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia từng là lãnh đạo cơ quan quản lý ngoại hối này cũng nói thêm, câu chuyện Panama đặt ra vấn đề về quá trình quản lý Nhà nước với các chu trình chuyển vốn, mở cửa đón nhận đầu tư hay đưa vốn ra bên ngoài.

Hồ sơ Panama là vụ rò rỉ thông tin lớn nhất lịch sử, với hơn 11 triệu tài liệu từ hãng luật Mossack Fonseca (Panama). Báo cáo của Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) dựa trên những thông tin này cho thấy Mossack Fonseca đã giúp giới nhà giàu và quyền lực lập ra hàng trăm nghìn công ty tại Quần đảo British Virgin, Cayman, Seychelles và Bermuda. Đây là những nơi được mệnh danh là thiên đường thuế, lý tưởng cho các hoạt động ngầm, né thuế hay rửa tiền.


Vì sao tài sản ngân hàng “hao hụt”?

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng tài sản của toàn hệ thống hồi phục tăng nhẹ và đến cuối tháng 2.2016 đạt 7,37 triệu tỷ đồng. Khi áp lực tái cơ cấu còn đè nặng, các ngân hàng vẫn phải tập trung xử lý nợ xấu, giữ lại lợi nhuận để dồn sức tăng vốn.

Trong khi tổng tài sản của khối ngân hàng quốc doanh sụt giảm thì tổng tài sản của khối ngân hàng TMCP lại có xu hướng nhích lên. “Sức khoẻ” của hệ thống cũng được phản ánh khá rõ nét qua những số liệu về tổng tài sản, vốn tự có, các chỉ số về tín dụng, an toàn vốn…

Tài sản “hao hụt” 4.295 tỷ đồng

NHNN vừa công bố tình hình tài sản của hệ thống ngân hàng với sự hồi phục nhẹ. Tính đến cuối tháng 2/2016, tổng tài sản có toàn hệ thống đã tăng 0,74% so với đầu năm, đạt mức 7,37 triệu tỷ đồng. Trước đó, tổng tài sản hệ thống đến cuối tháng 1 đã bị giảm xuống còn 7,28 triệu tỷ đồng.

Riêng ở khối ngân hàng có vốn nhà nước, tổng tài sản của nhóm 7 ngân hàng đã bị sụt giảm liên tục hai tháng đầu năm. Tháng 2 giảm 0,13% so với tháng 1, xuống còn gần 3,3 triệu tỷ đồng. Nhóm này gồm 4 “ông lớn” ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank và ba ngân hàng 0 đồng: GPBank, OceanBank, CBBank.

Theo tính toán, tổng tài sản của khối ngân hàng gốc quốc doanh đã giảm khoảng 4.295 tỷ đồng trong tháng 2/2016, tương đương quy mô của một nhà băng cỡ nhỏ.Trong khi đó, so với tháng 1, tổng tài sản khối ngân hàng TMCP đã có xu hướng tăng lên, đạt 2,95 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 2.

Còn theo tổng hợp của Thời báo Kinh Doanh, trong quý I/2016, nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng tổng tài sản đáng kể. Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý I của ngân hàng BIDV cho thấy, tổng tài sản có cuối kỳ đạt 858.962 tỷ đồng, tăng thêm gần 8.293 tỷ đồng (tăng 16,4% so với cuối năm 2015).

Vốn tự có của BIDV tăng mạnh nhất, tới 22,7%, lên 43.763 tỷ đồng tại ngày 31/3/2016. Trong đó, vốn điều lệ vẫn duy trì ở mức 34.271 tỷ đồng kể từ sau khi nhận sáp nhập “thần tốc” ngân hàng MHB hồi cuối năm ngoái.

Còn tổng tài sản của Vietinbank đến hết quý I/2016 đạt mức 791.737 tỷ đồng, tăng tới 12.254 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm ngoái. Vốn tự có ở mức 58.017 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với cuối năm 2015 và duy trì mức vốn điều lệ 37.234 tỷ đồng.

Được biết, VietinBank đang xúc tiến kế hoạch nhận sáp nhập ngân hàng PGBank, song tiến độ bị chậm lại, dự kiến đến tháng 9/2016 mới hoàn tất. Khi ấy, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng lên trên 40.000 tỷ đồng, cùng với tổng tài sản, nguồn vốn, mạng lưới đều tăng nhanh chóng.

Ngược lại, trong quý I năm nay, Vietcombank lại ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về tổng tài sản, chỉ đạt 661.079 tỷ đồng, tức giảm tới 11.849 tỷ đồng. Tài sản sụt giảm chủ yếu do các khoản tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh… đều bị thu hẹp hơn tới vài chục nghìn tỷ đồng. Vốn được dồn sang cho vay khách hàng với khoảng 22.603 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 6,1% chỉ trong quý một năm nay.

Áp lực nợ xấu, dự phòng, tăng vốn

Báo cáo của NHNN cũng cho thấy, vốn điều lệ toàn hệ thống các TCTD đã tăng nhẹ 0,15% so với đầu năm, lên gần 461.000 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này có đóng góp chủ yếu từ khối các ngân hàng TMCP và quỹ tín dụng nhân dân với mức tăng lần lượt 0,29% và 1,56%.

Vốn tự có toàn ngành cũng tăng 0,73%, lên mức 582.000 tỷ đồng vào cuối tháng 2/2016. Riêng vốn tự có của khối các ngân hàng TMCP lại tiếp tục giảm 0,21%, xuống còn 235.800 tỷ đồng, còn khối ngân hàng gốc quốc doanh có vốn tự có 204.000 tỷ đồng.

Hết tháng 2/2016, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống giảm xuống mức 30,77%, cụ thể: khối quốc doanh ở mức 34-35,5%, các công ty tài chính/cho thuê tài chính tăng mạnh lên 92,8%.

Các công ty tài chính cũng có tỷ lệ cấp tín dụng “hào phóng” nhất, lên tới 360%, còn các TCTD hợp tác chỉ ở mức dưới 100%, các ngân hàng quốc doanh là 97%, ngân hàng TMCP là 77,37%. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của toàn ngành ở mức 87,71%.

Theo chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng vẫn đang chịu sức ép phải xử lý nợ xấu, trích dự phòng rủi ro, dành lợi nhuận để ưu tiên tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính…

Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm được NHNN chỉ đạo quyết liệt, thậm chí yêu cầu cắt giảm cổ tức, không chia cổ tức bằng tiền mặt đối với các ngân hàng chưa xử lý xong nợ xấu, vẫn còn nguy cơ mất an toàn vốn.

Các báo cáo mà nhiều ngân hàng công bố đến thời điểm này cho thấy lợi nhuận đều bị ảnh hưởng do chi phí trích lập dự phòng nợ xấu tăng cao. Đơn cử, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV tăng đột biến trong quý I đầu năm nay lên tới 1.990 tỷ đồng, gấp đôi mức dự phòng của cùng kỳ năm trước. Chi phí dự phòng quá cao dẫn tới lợi nhuận trước thuế bị “hao hụt”, chỉ đạt 2.077 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế còn 1.682 tỷ đồng.

Tương tự, Vietcombank phải dành tới 1.300 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nên lợi nhuận trước thuế chỉ còn 2.293 tỷ đồng. Vietinbank phải trích dự phòng rủi ro 1.441 tỷ đồng, nên lãi trước thuế còn 2.404 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, các nhà băng đã phải cắt giảm cổ tức của năm 2014-2015 để có dư địa tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn hoạt động. Việc sáp nhập một số ngân hàng lớn với nhà băng nhỏ, sức khoẻ yếu kém… cũng khiến cho kết quả lợi nhuận bị “bốc hơi” trên sổ sách.


Tham vọng của người Arab với hãng dầu 2.000 tỷ USD

Saudi Aramco - hãng dầu quốc doanh Saudi Arabia vừa công bố chi tiết kế hoạch trở thành công ty hóa chất - năng lượng hàng đầu thế giới năm 2020.

Trong một bài phát biểu đầu tuần này, Chủ tịch Saudi Aramco - Amin Hassan Nasser cho biết bất chấp tình hình trên thị trường dầu mỏ còn "thách thức", công ty này vẫn trông đợi vào các cơ hội tăng trưởng và hợp tác tại Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. Ông cũng kỳ vọng có thêm 500.000 nhân lực trong thập kỷ tới, tăng gần gấp 10 so với 66.000 hiện tại."Đến năm 2020, chúng tôi muốn trở thành hãng hóa chất - năng lượng hàng đầu thế giới, tập trung tối đa hóa giá trị sản phẩm, hỗ trợ tăng trưởng bền vững của kinh tế quốc gia và giúp ngành năng lượng phát triển hơn", công ty cho biết.

saudi aramco se lam ipo trong vai nam toi. anh: the national

Saudi Aramco sẽ làm IPO trong vài năm tới. Ảnh: The National

Những bình luận của Nasser được đưa ra sau khi Chủ tịch Saudi Aramco - Khalid al-Falih được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cuối tuần trước, thay thế ông Ali al-Naimi đã giữ chức này từ năm 1995.

Saudi Aramco đang lên kế hoạch IPO trên cả 3 sàn New York, London và Hong Kong (Trung Quốc), bán ra 5% cổ phần. Telegraph cho biết hãng dầu này hy vọng thu hút ExxonMobil, Sinopec và cả BP đầu tư vào công ty.

Việc IPO dự kiến diễn ra năm 2017 hoặc 2018. Và trên lý thuyết, quy mô của nó sẽ lớn gấp nhiều lần bất kỳ vụ IPO nào trên thế giới, với giá trị công ty ước tính hơn 2.000 tỷ USD. Ban đầu, IPO được lên kế hoạch vào tháng 4, khi Saudi Arabia công bố chiến lược tăng trưởng kinh tế dài hạn hậu dầu mỏ.

Là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, phần lớn doanh thu của Saudi Arabia đến từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, giá dầu thô đang ngày càng đi xuống, hiện mất 60% so với đỉnh tháng 6/2014. Năm 2015, nước này thâm hụt ngân sách 98 tỷ USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-2016

    Kiến nghị huy động vàng trong dân
    Rà soát lại các dự án 10.000 tỷ đồng trở lên
    “Mở kho thóc” cho ngân hàng tư?
    Hanoimilk cắt chức phó tổng giám đốc vì thương hiệu sữa IZZI
    Bất động sản phía Tây Hà Nội: Bất ngờ thêm Dự án 24 ha của Vingroup

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-2016

    Trung Quốc sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam nhằm né thuế bán phá giá
    Một nhà đầu tư bị phạt 550 triệu đồng vì làm giá cổ phiếu
    Công ty bia nội tăng sáp nhập để “chống” bia ngoại
    Liên minh Thái Bình Dương và ASEAN sẽ ký thỏa thuận hợp tác song phương
    250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-2016

    Gang thép Thái Nguyên có thể được bán lại
    IEA: 'Thị trường dầu sắp cân bằng'
    VRN: Trung Quốc lợi nhất nếu làm siêu dự án dọc sông Hồng
    Malaysia dỡ một phần lệnh cấm tuyển mới lao động nước ngoài
    Amazon sẽ là kình địch của Youtube trong tương lai ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-2016

    Sản lượng thóc gạo châu Á sụt giảm
    Tài chính chứng khoán ở Châu Á: Cơ hội cho người đi vay và người cho vay
    Gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới vào năm 2030
    Phấn đấu đưa kim ngạch Việt Nam - UAE lên 10 tỷ USD
    Thủ tướng yêu cầu quyết định số phận dự án thép 8.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-2016

    Hãng dầu lớn nhất thế giới muốn liên doanh với Việt Nam
    Áp thuế tự vệ bột ngọt nhập khẩu: Doanh nghiệp sản xuất lo thiệt hại “nhãn tiền”
    Các ngân hàng trung ương ồ ạt mua vàng
    VAFI kiến nghị Bộ Công thương bán toàn bộ Sabeco và Habeco, thu về 3 tỷ USD cho ngân sách
    Tổng Giám đốc TMT có thể được thưởng hàng triệu USD nếu đạt chỉ tiêu kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-2016

    Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản?
    Quốc hội khóa XIV sẽ phê chuẩn TPP ở kỳ họp đầu tiên
    Ngân hàng đầu tư nghìn tỷ vào mía đường
    Tiêu thụ ximăng nội địa trong 4 tháng qua vượt hơn 15%
    Ngành sản xuất dầu ăn trong nước sắp hết được “bảo vệ”

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-2016

    Việt Nam mất lợi thế khi Trung Quốc đầu tư vào cảng biển Campuchia?
    Lưc lượng Hải quan phát hiện, xử lý 5.485 vụ vi phạm
    Vì sao truy thu thuế mặt hàng điều hòa âm trần?
    Không đạt thành tích xuất khẩu DN không bị "truất" giấy phép?
    Chính phủ khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-2016

    Mỹ, EU lo ngại thiếu hụt cá tra ở Việt Nam
    Khai thác tiềm năng, phát triển logistics
    Xuất khẩu gần 1,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm
    Thay đổi mức thuế tự vệ đối với dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu
    Paul Singer: Đà tăng của vàng mới chỉ bắt đầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-2016

    Công dân các nước đang phát triển giấu diếm lượng tài sản khổng lồ
    Hơn 1 năm rưỡi nữa, kinh tế Nga mới hết suy thoái
    Châu Âu tiến tới một xã hội không cần tiền mặt
    Thái Lan xả gạo, thị trường của Việt Nam có thể bị xáo trộn
    Việt Nam xuất khẩu điện thoại đạt gần 10 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-2016

    Người Việt uống hơn một tỷ lít bia trong 4 tháng
    Người Việt mua hơn 4.500 xe Toyota trong tháng 4
    Ngành thuế điều tra cá nhân, tổ chức trong Hồ sơ Panama
    Đằng sau hàng tỷ USD ngân hàng gửi ra nước ngoài
    VAFI muốn Chính phủ bán hết cổ phần tại 2 hãng bia lớn