Đà Nẵng vào "tầm ngắm" của các doanh nghiệp logistics Hồng Kông
Ông Takehiko Nakao tái đắc cử chức Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á
Khởi công dự án mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải, vốn đầu tư 200 tỷ đồng
Quỹ Mekong Capital đầu tư khoảng 15 triệu USD vào ABA
Tin kinh tế đọc nhanh 07-08-2016
- Cập nhật : 07/08/2016
Gần 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản 7 tháng đầu năm
Đến thời điểm 20/07/2016, cả nước đã thu hút được 1.408 dự án FDI cấp phép mới. Tổng số vốn đăng ký đạt 8,695 tỉ USD, tăng 32% về số dự án và tăng 25% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài ra, có 660 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 4,245 tỉ USD.
Trong 7 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới lớn nhất với 5,6 tỷ USD, chiếm 64,7% tổng vốn đăng ký cấp mới. Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản thu hút được số vốn đầu tư 986,2 triệu USD, chiếm 11,3%. Các ngành còn lại đạt 2,08 tỷ USD, chiếm 24%.
Theo thông tin của Công ty CBRE Việt Nam, các dự án FDI nổi bật đổ vào vào lĩnh vực bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2016 có thể kể đến thương vụ Samsung đầu tư 300 triệu USD vào một tòa nhà 21 tầng tại Hà Nội, một đối tác từ Liên bang Nga thông qua TNR Holdings đầu tư dự án 300 triệu USD cũng tại Hà Nội và SynGience (Singapore) đầu tư 18 triệu USD vào một dự án tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo giới quan sát, nhìn toàn cục, thị trường bất động sản hiện đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng nhưng chưa bền vững. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản rất tốt, do hành lang chính sách thông thoáng, rõ ràng; đặc biệt là các chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.(TCTC)
Người tiêu dùng Việt lạc quan về nền kinh tế
Hãng nghiên cứu Nielsen (Hoa Kỳ) vừa ra báo cáo nghiên cứu về Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Quý II/2016 với kết quả niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ được ở mức cao.
Theo đó, mặc dù có sự giảm nhẹ trong quý II/2016 nhưng người tiêu dùng Việt vẫn lạc quan về nền kinh tế quốc gia so với các nước khác.
Nhờ đó, đưa Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia có mức độ lạc quan cao nhất trên toàn cầu chỉ sau Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy, người Việt vẫn có xu hướng tiết kiệm cao nhất trên thế giới (chiếm 76% số người được hỏi), theo sau là Indonesia (70%), Philippines (65%), Malaysia & Singapore (63%) và Thái Lan (62%).
Tuy nhiên, khi thu nhập tăng dần lên, bên cạnh việc tiết kiệm, người tiêu dùng Việt Nam cũng rất sẵn lòng để chi trả cho các khoản mục lớn.
Sau khi đã trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 3/5 người Việt sẽ sử dụng tiền nhàn rỗi để đi du lịch, nghỉ mát, mua sắm quần áo mới và sử dụng các dịch vụ giải trí bên ngoài.
Theo khảo sát, sức khỏe vẫn là mối quan tâm quan trọng của người tiêu dùng Việt trong quý này, với 1/3 người Việt (32%) chỉ ra rằng sức khỏe là một trong hai mối quan tâm lớn nhất của họ trong vòng 6 tháng tới.
Bên cạnh đó, sự đảm bảo về công việc và sự ổn định của nền kinh tế tiếp tục là mối quan tâm lớn thứ 2 và thứ 3 của người tiêu dùng (29% và 26%, theo thứ tự).(TCTC)
42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới và điều chỉnh đến ngày 15/7 đạt 863,6 triệu USD với 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn.
Theo đó, từ đầu năm đến ngày 15/7, đã có 448 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 638,1 triệu USD.
Trong đó, 100% vốn nước ngoài 353 dự án, vốn đầu tư đạt 323,7 triệu USD; liên doanh 90 dự án, vốn đầu tư đạt 309,4 triệu USD.
Điều chỉnh tăng vốn đầu tư 78 dự án, số vốn tăng 225,5 triệu USD.
Trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với 12 dự án, vốn đầu tư 278,8 triệu USD (chiếm 43,7%); thương nghiệp 168 dự án, vốn đầu tư 184,6 triệu USD (chiếm 28,9%); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 26 dự án, vốn đầu tư 70,4 triệu USD (chiếm 11%); xây dựng 19 dự án, vốn đầu tư 10,9 triệu USD; vận tải kho bãi 30 dự án, vốn đầu tư 14,8 triệu USD; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ 86 dự án, vốn đầu tư 22,7 triệu USD; thông tin truyền thông 64 dự án, vốn đầu tư 33,4 triệu USD (chiếm 5,2%)...
Đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn.
Ttrong đó, Cayman Islands đứng đầu với 4 dự án, vốn đầu tư 230,5 triệu USD (chiếm 36,1%); Nhật Bản 75 dự án, vốn đầu tư 96,1 triệu USD (chiếm 15,1%); Singapore 60 dự án, vốn đầu tư 87,2 triệu USD (chiếm 13,7%); Hàn Quốc 88 dự án, vốn đầu tư 51,2 triệu USD (chiếm 8%); British Virgin Islands 6 dự án, vốn đầu tư 44,6 triệu USD (chiếm 7%); Đài Loan 13 dự án, vốn đầu tư 30,3 triệu USD (chiếm 4,8%); Malaysia 16 dự án, vốn đầu tư 26 triệu USD (chiếm 4,1%)…(TCTC)
Xuất khẩu gạo đạt 1,32 tỷ USD
Đó là khối lượng gạo Việt Nam xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2016, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 với 35,1% thị phần. Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 chiếm 11,6% thị phần.
Các thị trường khác có giá trị tăng mạnh là Gana (41%) và Bờ Biển Ngà (31,3%). Trong khi, các thị trường có giá trị giảm mạnh là Philippines (54,3%), Malaysia (59,2%) và Singapore (34,6%).
Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 7/2016 diễn biến trầm lắng, giá lúa Hè Thu biến động từ ổn định đến giảm nhẹ. Thời tiết mưa nhiều khiến chất lượng hạt gạo giảm sút nên không thu hút được khách hàng, trong khi đó thương lái mua lúa cũng gặp khó khăn.