tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-2016

  • Cập nhật : 11/05/2016

Công dân các nước đang phát triển giấu diếm lượng tài sản khổng lồ

cong dan cac nuoc dang phat trien giau diem luong tai san khong lo

Công dân các nước đang phát triển giấu diếm lượng tài sản khổng lồ

Nghiên cứu mới nhất của Tax Justice Network (TJN) - liên minh của Anh gồm các nhà nghiên cứu và những người phản đối nạn trốn thuế và thiên đường thuế - cho hay dòng vốn "tuồn" khỏi các nước đang phát triển, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, tăng mạnh.

Ước tính tới cuối năm 2014, hơn 12.000 tỷ USD đã "chảy" khỏi Nga, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác sang các tài khoản bí mật ở nước ngoài.

Kết quả nghiên cứu trên cho biết đến hết năm 2014, khoảng 1.300 tỷ USD tài sản của các cá nhân Nga nằm ở hải ngoại, trong khi các công dân Trung Quốc có khoảng 1.200 tỷ USD "gửi" ở các "thiên đường thuế."

Malaysia, Thái Lan và Indonesia, những nước có các vụ bê bối tham nhũng lớn trong những năm gần đây, đều nằm trong số những quốc gia có lượng vốn "tuồn" ra nước ngoài nhiều nhất.

Theo ông James S Henry, Giáo sư trường Đại học Columbia - tác giả của nghiên cứu trên, thực tế cho thấy trốn thuế không phải là động cơ duy nhất để các tổ chức hay cá nhân gửi tiền tại các "thiên đường thuế" mà tội phạm hay các tham quan cũng thường sử dụng các "thiên đường thuế" để rửa tiền hoặc "cất giấu" của cải và tiền bạc một cách bí mật và an toàn.

Ngoài ra, các nước sản xuất dầu mỏ lớn như Nigeria và Angola, cùng với Brazil và Argentina cũng là những nước có lượng tiền gửi tại các "thiên đường thuế" khá lớn. Các chủ sở hữu số tiền này sẵn sàng chấp nhận khoản tiền lãi nhỏ thay vì đầu tư theo kiểu sinh lời hay góp phần phát triển kinh tế, miễn là họ có thể đảm bảo độ an toàn và bí mật cho tài sản của mình.

Nghiên cứu của TJN cho hay chỉ cần áp 1% thuế vào khối tài sản được cất giữ tại hải ngoại cũng sẽ mang lại trên 120 tỷ USD mỗi năm, tức xấp xỉ con số 131 tỷ USD ngân sách viện trợ nước ngoài trên toàn cầu.

Theo TJN, tính trung bình, lượng vốn mà các nước đang phát triển chuyển ra nước ngoài tăng khoảng 8%/năm kể từ năm 2010, một phần do các mối quan ngại liên quan đến sự bất ổn định về kinh tế và chính trị. Nghiên cứu của TJN được công bố vào thời điểm Thủ tướng Anh David Cameron chuẩn bị chủ trì hội nghị chống tham nhũng toàn cầu tại thủ đô London vào ngày 12/5 tới.

TJN mong muốn tại hội nghị này, Thủ tướng Cameron sẽ thúc đẩy việc đạt được thỏa thuận trong một loạt vấn đề, trong đó có việc áp các quy định cứng rắn hơn đối với các ngân hàng, luật sư và các chuyên gia liên quan đến hoạt động che dấu tài chính cũng như thắt chặt các quy định về minh bạch tài chính mà các chính trị gia phải tuân thủ


Hơn 1 năm rưỡi nữa, kinh tế Nga mới hết suy thoái

Nền kinh tế Nga có thể sẽ chuyển hướng theo chiều hướng tích cực trong một năm rưỡi tới, chủ tịch của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (EBRD) - ông Suma Chakrabarti cho biết.


Phải hơn một năm rưỡi nữa, nền kinh tế Nga dưới sự lèo lái của ông Putin mới thoát khỏi tình trạng suy thoái

Nền kinh tế Nga sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2014, khi đồng rúp mất giá kỷ lục, giá dầu thế giới cũng giảm mạnh và sự trừng phạt kinh tế của phương Tây áp đặt đối với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong những yếu tố khiến nền kinh tế Nga suy thoái, cuộc khủng hoảng giá dầu thế giới chính là đòn giáng mạnh nhất vào "gấu Nga". "Xương sống" của nguồn thu ngân sách Nga chính là ngành dầu khí. Việc giá dầu rơi tự do một cách thảm hại trong suốt gần hai năm qua đã khiến cho thu ngân sách bị giảm hơn 50%.

"Tôi tin rằng là sự suy thoái nền kinh tế Nga sẽ kết thúc trong 18 tháng tiếp theo. Thời gian qua là khoảng thời gian vô cùng khó khăn cho Nga và nó đã gây ảnh hưởng xấu lên các nước láng giềng" - ông Chakrabarti nói với các phóng viên.

Chủ tịch nhấn mạnh rằng suy thoái kinh tế Nga ảnh hưởng tiêu cực đến các nước Trung Á, Đông Âu và vùng Caucasus và khẳng định tầm quan trọng trong việc giành lại sự ổn định trong nền kinh tế Nga.


Châu Âu tiến tới một xã hội không cần tiền mặt

chau au tien toi mot xa hoi khong can tien mat

Châu Âu tiến tới một xã hội không cần tiền mặt

Quyết định gần đây của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về việc ngưng phát hành và lưu thông tờ 500 euro từ cuối năm 2018 được xem là bước đi đầu tiên, mở đường cho việc tiến tới một xã hội phi tiền mặt ở châu Âu.

Tờ 500 euro sẽ từng bước được rút khỏi thị trường như thế nào?

Sau nhiều tháng trời "đánh tiếng", Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại cuộc họp Hội đồng Điều hành ngày 4/5 đã có quyết định chính thức về số phận tờ bạc euro có mệnh giá cao nhất. Theo đó, từ cuối năm 2018 châu Âu sẽ ngừng phát hành tờ 500 euro và lưu thông trên thị trường. Hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW) cho biết, mặc dù tờ bạc mầu hồng tím này chỉ chiếm 3,2% trong tổng số tiền giấy euro đang được lưu hành song chiếm trên 1/4 tổng giá trị tiền giấy euro lưu hành trên thế giới.

Đã từ lâu, tờ 500 euro chịu nhiều chỉ trích vì giá trị cao của nó cho phép một số lượng lớn tiền mặt được trao đổi ngầm. Nó được xem là phương tiện lý tưởng cho các tội phạm tham nhũng, lưu hành tiền đen và cấp tài chính cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là các hoạt động khủng bố. Chính vì vậy, nó còn bị giễu cợt gọi là 'Bin Laden'.

Theo DW, bên cạnh biện pháp từng bước rút tờ 500 euro khỏi lưu hành trên thị trường, ECB sẽ đưa các phiên bản an toàn hơn cho các tờ có mệnh giá 100 và 200 euro. ECB nhấn mạnh rằng, mặc dù việc sản xuất và phát hành tờ 500 euro có thể chấm dứt, song tờ bạc này vẫn là tiền tệ hợp lệ thậm chí sau năm 2018. Các tờ tiền này luôn luôn có thể đổi tại tác ngân hàng trung ương trong khu vực đồng euro.

Tiến tới một xã hội phi tiền mặt

Quyết định này của ECB được cho là bước đi đầu tiên, mở đường cho việc tiến tới một xã hội phi tiền mặt ở EU. Ông Carl-Ludwig Thiele, thành viên hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương Đức - Bundesbank- tiên liệu rằng tiền mặt sẽ bị "khai tử” trong vòng 10 năm tới. Còn theo dự đoán của ông Mark Barnett, giám đốc MasterCard Anh, thời điểm đó sẽ xảy ra muộn hơn là sau 30 năm nữa.

Ông Barnett cho biết đối với thế hệ tương lai việc cầm tiền mặt theo người cũng trông kỳ quặc như chúng ta thấy ai đó mang một túi vàng bên mình.

Và không chỉ ở châu Âu, hệ thống tài chính trên thế giới nói chung đang từng bước tiến hoá tới việc tiền mặt không còn tồn tại nữa. Các nước Đan Mạch, Italy, Tây Ban Nha, Mêhico, Bỉ, Nga....đều hạn chế số tiền mặt được phép thanh toán trong mỗi giao dịch. Tại Thuỵ Điển hiện nay giao dịch bằng tiền mặt ít hơn 5 năm trước 27%. Tại nhiều nước như Hà Lan, Bỉ... việc thanh toán tiền mặt ở một số nơi là khó thực hiện hay không thể. Ngân hàng ECB đã quyết định sẽ huỷ bỏ tờ 500 euro.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence H. Summers vào đầu năm nay cũng lên tiếng về việc cân nhắc ngưng phát hành tờ 100 USD. Ông Barnett dự đoán hầu hết tiền mặt sẽ "biến mất" khỏi hệ thống tiền tệ trong vòng năm năm nữa tại Anh và Ai Len. Xu hướng này rõ ràng cho thấy thời kỳ hoàng kim của tiền mặt đã đi vào dĩ vãng và một xã hội không tiền mặt chỉ còn là vấn đề của thời gian.

Năm 2015, Nghị viện châu Âu cũng đã quyết định về cơ chế cho phép thực hiện thanh toán điện tử rẻ hơn. Mức phí mà các ngân hàng tính đối với các cửa hàng cho việc sử dụng thẻ ngân hàng thông thường được áp dụng ở mức kịch trần là 0,2% giá trị giao dịch và 0,3% đối với thẻ tín dụng.

Tiền mặt không bao giờ là "bạn” của chính sách lãi suất âm đang thịnh hành trên thế giới. Châu Âu đã tiên phong thực hiện chính sách này vào năm 2014. Sau EU, một loạt các nước như Nhật Bản, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ... cũng áp dụng lãi suất âm. Tại Nhật Bản, nhu cầu về trang sức đã bùng nổ kể từ khi Ngân hàng Nhật (BoJ) hạ lãi suất xuống dưới mức số không. Người Nhật đổ xô đi mua kim hoàn bằng tiền mặt để bảo vệ tiền khỏi sự kiểm soát của chính phủ.

Khi tiền mặt không còn tồn tại nữa thì sẽ chỉ có hệ thống tiền điện tử hoạt động. Một xã hội không tiền mặt sẽ giúp các chính phủ kiểm soát lưu thông tiền trên thị trường, theo dõi từng giao dịch và chống được việc trốn thuế, rửa tiền và nhiều hoạt động phạm pháp khác. Song có nhiều ý kiến cho rằng khi đó các chính phủ có thể tự do định đoạt số tiền nằm trong ngân hàng mà họ muốn và có thể đánh thuế mà không cần hỏi han. Biện pháp này có thể giúp chính phủ chống tội phạm song nó đi ngược lại với quyền lợi của người dân là được chọn sử dụng tiền mặt.

Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai xã hội phi tiền mặt và cũng là đối tượng hưởng lợi khi tiền mặt không còn tồn tại. Song người ta cũng e sợ rằng khi đó các ngân hàng sẽ có khuynh hướng sớm hơn việc trong việc áp dụng lãi suất âm đối với khách hàng gửi tiết kiệm.

Quyết định thu hồi tờ 500 euro nằm trong khuôn khổ của cuộc đấu tranh chống hoạt động cấp tài chính cho khủng bố. Vì thế nó nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước trong đó có Pháp. Song người Đức vốn cẩn trọng e ngại rằng đây là bước tiến đầu tiên đến một xã hội phi tiền mặt. NHTW Đức chính thức bày tỏ quan điểm chống việc cấm tiền mặt. Đức cũng là nước có tỉ lệ sử dụng tiền mặt cao nhất trong khu vực EU với 79% tất cả các giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt. Theo ông Thiele, việc cấm sử dụng tiền mặt đi ngược lại quyền tự do và người dân có quyền bảo vệ sự riêng tư và tự chọn hình thức tiền nào mình muốn sử dụng, như đại văn hào Nga Dostoevsky đã từng nói “Tiền là tự do”.


Thái Lan xả gạo, thị trường của Việt Nam có thể bị xáo trộn

Thái Lan lên kế hoạch xả ồ ạt 11,4 triệu tấn gạo tồn kho trong tháng 5-6 năm nay. Nhiều lo ngại việc này sẽ nhấn giá thị trường xuống sâu. Thậm chí Việt Nam có thể mất một số thị trường tiêu thụ gạo thấp cấp trong đợt xả này. Nhất là trong bối cảnh hệ thống bán lẻ Việt vừa bị các doanh nghiệp Thái Lan thâu tóm.

Sức ép giảm giá

Thông tin Thái Lan xả ồ ạt 11,4 triệu tấn gạo tồn kho trong tháng 5-6 này khiến nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh gạo Việt Nam lo lắng. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Cty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho biết, đợt xả gạo cũ của Thái Lan chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá lúa gạo của Việt Nam, đặc biệt là gạo trắng thấp cấp.

Tuy nhiên, theo ông Đôn, phần lớn gạo tồn kho của Thái đã xuống cấp, hư hỏng nhiều, chỉ làm thức ăn chăn nuôi, nấu cồn. “Tác động lớn nhất là thị trường gạo thấp cấp. Hiện nông dân ta vẫn sử dụng giống lúa thấp cấp phổ biến, nên việc tiêu thụ tới đây sẽ gặp khó, nhất là khu vực Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang…, vì thu hoạch “đụng” vào thời điểm Thái Lan xả hàng”- ông Đôn nói.

Theo ông Đôn, hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam bán 375-380 USD/tấn, cao hơn gạo Thái khoảng 10 USD/tấn. Tuy nhiên, giá đó rất ít người hỏi mua. Ngay cả trong tháng 5 này, các DN chỉ xuất “lai rai” theo hợp đồng cũ. “Khách hàng gạo cấp cao thì lừ lừ chưa mua vì họ mua nhiều đợt đầu năm, chưa bán hết. Còn mấy ông mua gạo thấp cấp, cũng ngần ngừ chờ Thái xả hàng”- ông Đôn cho biết.

Ông Phan Công Bình, Giám đốc DN tư nhân Công Bình (Long An) cho biết, tuy là hàng cũ, giảm chất lượng, nhưng với việc bung khối lượng lớn, giá rẻ, Thái Lan có thể đẩy mặt bằng giá gạo xuống vài chục USD/tấn. Theo ông Bình, giá gạo Việt Nam đang cao so với các nước, kể cả Thái, Pakistan, Ấn Độ… nên đầu ra đang bị hạn chế. Hơn một tháng trước đây, gạo Việt gây sốt, giá cao, gần đây giá rớt dần, nhưng vẫn cao hơn giá chung của thế giới.

Theo kinh nghiệm của ông Bình, nhiều thị trường thích ăn gạo tươi (lúa gạo mới thu hoạch xong). Còn hàng cũ, thậm chí tới 2-3 năm như của Thái Lan thì tuỳ vào nhu cầu, thị hiếu. “Do vậy, gạo cũ của Thái bán 350 USD/tấn, nhưng họ vẫn có thể mua gạo Việt Nam tới 370 USD/tấn là bình thường” - ông Bình nói.

Còn theo GS Võ Tòng Xuân, lượng gạo cũ Thái Lan xả có chất lượng rất tồi, nên chỉ bán giá rẻ cho khu vực châu Phi, Trung Đông, một số nước ở Đông Nam Á… Đương nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo GS Xuân, lợi thế của Việt Nam là gạo mới. Do vậy, với thị trường lớn của Việt Nam như Philippines, Indonesia (vẫn mua qua đấu thầu) họ đưa ra tiêu chuẩn gạo. Nếu chất lượng gạo ta hơn gạo Thái, ta sẽ thắng và giữ được thị trường.

“Đương nhiên, có thể khi Thái Lan bán gạo giá rẻ hơn mức mà Philippines đưa ra, không cần phải đấu thầu. Nếu họ chơi kiểu đó có thể Philippines sẽ mua theo mớ khi đạt được thỏa thuận. Việt Nam có thể mất thị trường chỗ đó” - GS Xuân cảnh báo.

Một chuyên gia kinh tế lo ngại sau sự thâu tóm chuỗi bán lẻ lớn ở Việt Nam, người Thái sẽ tha hồ chuyển gạo về, đặt tại những vị trí bắt mắt. Lúc đó, gạo Việt sẽ thất thế.

Theo dõi sát việc xả hàng

Ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, thông tin xả 11,4 triệu tấn gạo cũ của Thái Lan có thể gây xáo trộn một chút về thị trường, giá cả lúa gạo của Việt Nam và thế giới. Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) theo dõi sát sao việc xả hàng của Thái, báo cáo hàng tuần để Bộ phối hợp, chỉ đạo linh hoạt theo diễn biến thị trường.

Ông Bảnh cho rằng, việc xả 11,4 triệu tấn gạo trong vòng 2 tháng khó khả thi. “Hằng năm, Thái Lan chỉ xuất khẩu bình quân mỗi tháng tối đa chỉ 400-500 nghìn tấn, trong khi họ bảo xuất trong vòng 2 tháng thì không biết sẽ thế nào”- ông Bảnh nói.

Trong khi đó, theo VFA, Việt Nam bị tác động không đáng kể, ít nhất trong quý II, III tới, do đã ký các hợp đồng tập trung hồi IV/2015, hiện còn khoảng 1,4 triệu tấn chưa giao hết. Mặt khác, lượng gạo xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm nay tăng tới 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo nội địa đang cao, nên việc xả của Thái Lan khả năng sẽ không ảnh hưởng nhiều.

Ông Bảnh cũng cho biết, gạo Việt Nam chủ yếu bán qua Trung Quốc với khoảng trên 45-50%. Trong khi đó, các thị trường truyền thống như Philippines, Indonessia…lại thích gạo tươi. Mặt khác, Philippines đang mùa bầu cử, cũng chưa ổn định để mua vào. Do vậy, có thể Thái Lan sẽ bán cho các thị trường khác.

GS Xuân cho hay, gạo Thái đã len lỏi vào các thị trường của Việt Nam lâu nay. Cùng với việc ông chủ Thái Lan thâu tóm các siêu thị lớn ở nước ta, gạo Việt sẽ bị chèn ngay trong siêu thị ở Việt Nam.


Việt Nam xuất khẩu điện thoại đạt gần 10 tỉ USD

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiệncủa nước ta tính đến giữa tháng 4 năm nay đạt hơn 9,8 tỉ USD, theo Tổngcục Hải quan.

Đáng chú ý, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực này tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng đến hơn 2 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, chỉ riêng con số tăng trưởng của ngành hàng điện thoại và linh kiện cũng đã lớn hơn tổng giá trị kim ngạch của ba nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là gỗ (1,8 tỉ USD), thủy sản (1,7 tỉ USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (1,7 tỉ USD).

Trong các thị trường nhập khẩu điện thoại của Việt Nam, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vẫn là quốc gia dẫn đầu với kim ngạch đạt hơn 1,1 tỉ USD trong ba tháng đầu năm. Các thị trường nhập khẩu điện thoại lớn khác như Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Anh, Hong Kong…

Hiện nay, điện thoại chủ yếu được sản xuất, xuất khẩu từ hai tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về sản xuất điện thoại di động là Samsung và Microsoft.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-2016

    Sản lượng thóc gạo châu Á sụt giảm
    Tài chính chứng khoán ở Châu Á: Cơ hội cho người đi vay và người cho vay
    Gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới vào năm 2030
    Phấn đấu đưa kim ngạch Việt Nam - UAE lên 10 tỷ USD
    Thủ tướng yêu cầu quyết định số phận dự án thép 8.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-2016

    Hãng dầu lớn nhất thế giới muốn liên doanh với Việt Nam
    Áp thuế tự vệ bột ngọt nhập khẩu: Doanh nghiệp sản xuất lo thiệt hại “nhãn tiền”
    Các ngân hàng trung ương ồ ạt mua vàng
    VAFI kiến nghị Bộ Công thương bán toàn bộ Sabeco và Habeco, thu về 3 tỷ USD cho ngân sách
    Tổng Giám đốc TMT có thể được thưởng hàng triệu USD nếu đạt chỉ tiêu kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-2016

    Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản?
    Quốc hội khóa XIV sẽ phê chuẩn TPP ở kỳ họp đầu tiên
    Ngân hàng đầu tư nghìn tỷ vào mía đường
    Tiêu thụ ximăng nội địa trong 4 tháng qua vượt hơn 15%
    Ngành sản xuất dầu ăn trong nước sắp hết được “bảo vệ”

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-2016

    Mỗi ngày người Việt mua hơn 700 ôtô
    Trung Quốc bơm thêm tiền ra thị trường
    Rà soát dữ liệu chuyển tiền của người Việt trong Hồ sơ Panama
    Vì sao tài sản ngân hàng “hao hụt”?
    Tham vọng của người Arab với hãng dầu 2.000 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-2016

    Việt Nam mất lợi thế khi Trung Quốc đầu tư vào cảng biển Campuchia?
    Lưc lượng Hải quan phát hiện, xử lý 5.485 vụ vi phạm
    Vì sao truy thu thuế mặt hàng điều hòa âm trần?
    Không đạt thành tích xuất khẩu DN không bị "truất" giấy phép?
    Chính phủ khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-2016

    Mỹ, EU lo ngại thiếu hụt cá tra ở Việt Nam
    Khai thác tiềm năng, phát triển logistics
    Xuất khẩu gần 1,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm
    Thay đổi mức thuế tự vệ đối với dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu
    Paul Singer: Đà tăng của vàng mới chỉ bắt đầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-2016

    Người Việt uống hơn một tỷ lít bia trong 4 tháng
    Người Việt mua hơn 4.500 xe Toyota trong tháng 4
    Ngành thuế điều tra cá nhân, tổ chức trong Hồ sơ Panama
    Đằng sau hàng tỷ USD ngân hàng gửi ra nước ngoài
    VAFI muốn Chính phủ bán hết cổ phần tại 2 hãng bia lớn

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 11-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-05-2016

    Tôm sú VN đang cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ
    Thị trường đang quá tập trung vào FED
    Cái "bắt tay" giữa Vingroup và Tân Hoàng Minh
    Bớt đầu cơ, tiêu thụ thép giảm hẳn
    Trung Quốc: Giá quặng sắt, thép rơi tự do

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-05-2016

    Những thị trường ngách triệu đô của ngành thực phẩm
    Sẽ kiểm tra hoạt động chuyển giá tại Big C Việt Nam
    Cửa ải kinh tế Đông Nam Á
    Central Group bán hết cổ phần Big C Thái Lan để dồn sức vào Việt Nam
    Bank of America đối mặt nhiều sức ép

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-05-2016

    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Có tên trong hồ sơ Panama là bình thường
    Công ty quản lý sân bay Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới Việt Nam
    Ông Nguyễn Duy Hưng giải thích việc có tên trong danh sách Panama
    Phó TGĐ Samsung: 'Việt Nam đã thành bản doanh sản xuất smartphone số 1 thế giới'
    Nên làm rõ vụ 189 cá nhân người Việt liên quan “Tài liệu Panama”