Ô tô xả hàng: Đại hạ giá trăm triệu đồng
100 tấn thanh long Việt đầu tiên vào siêu thị Thái Lan
Các nhà máy Ấn Độ vận động hành lang để gia hạn chính sách MIP
Thái Lan sẽ bán đấu giá 3,7 triệu tấn gạo trong tháng 7
Xuất khẩu gạo giảm mạnh
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-07-2016
- Cập nhật : 11/07/2016
Trung Quốc sửa lại định nghĩa GDP để tạo tăng trưởng trên giấy
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế so với tốc độ tăng trưởng hoạt động R&D trong nền kinh tế Trung Quốc.
Tất cả đang chờ NHTW Anh hành động
Trong nghiên cứu của mình, hãng tài chính Hargreaves Lansdown cho biết khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 8/2015 cũng khá cao nhưng thực tế BOE đã không có hành động nào vào thời điểm đó. Tuy nhiên các số liệu kinh tế giảm sút và sự lo lắng của các thị trường thời gian gần đây khiến khả năng Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của Anh sẽ phải có những hành động để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
Nhà kinh tế cấp cao Ben Brettell của Hargreaves Lansdown nhận định rằng Thống đốc Mark Carney đã phải vắt chân lên cổ để đối phó với các tác động kinh tế của Brexit sau khi 51,8% số phiếu bầu tại cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 23/6 ủng hộ việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU).
Tuần trước, ông Mark Carney đã bày tỏ sự tin tưởng rằng nền kinh tế của Anh đủ kiên cường để ứng phó với những thách thức tới từ Brexit. Mặc dù vậy, ông cũng cho biết BOE giờ đây sẽ tập trung vào vấn đề tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và lãi suất sẽ phải được hạ xuống vào mùa hè năm nay.
Một số nhà phân tích đã ca ngợi ông Carney trong những nỗ lực trấn an thị trường bằng cách áp dụng chiến lược truyền thông mạch lạc kể từ khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được công bố. BOE đã phần nào thuyết phục được các thị trường rằng điều kiện thị trường hiện nay hoàn toàn khác so với những gì diễn ra trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Mặc dù đa so các nhà phân tích cho rằng khả năng BOE cắt lãi suất trong tuần tới là rất cao nhưng vẫn có những người tin rằng điều này sẽ chỉ có thể xảy ra trong tháng 8. Công ty Investec Economics cho rằng với việc chính trị tại Anh có nhiều biến động, các nhà hoạch định chính sách tại BOE sẽ bước vào giai đoạn bỏ trống chính sách cho tới khi các tuyên bố liên quan đến Brexit được chính phủ tiếp tục đưa ra.
Ngày 14/7 tới, MPC sẽ lần đầu tiên có cuộc họp để đưa ra các quyết định chính sách hậu Brexit. Investec Economics dự báo rằng MPC sẽ cắt giảm lãi suất đi 25 điểm cơ bản và công bố những dự báo kinh tế mới nhưng nhiều khả năng điều này sẽ diễn ra trong cuộc họp tháng 8 chứ không phải cuộc họp này.
Trong cuộc họp báo ngày 5/7, ông Carney tuyên bố sẽ cắt giảm tỷ lệ vốn dự trữ chống rủi ro chu kỳ tại các ngân hàng tại Anh với hiệu lực tức thì từ 0-0,5%, tương ứng khoảng 5,7 tỷ Bảng Anh. Điều này sẽ nâng cao năng lực cho vay tại các ngân hàng lên 150 tỷ Bảng Anh.
Báo cáo của BOE nhấn mạnh việc họ đang giám sát mảng bất động sản thương mại, giảm sự thèm muốn của các nhà đầu tư và sự mỏng manh của thanh khoản thị trường. Trong báo cáo này, BOE cũng cố gắng trấn an thị trường khi cho biết họ đã sẵn sàng hành động để hỗ trợ cho vay bằng huy động từ nguồn vốn và thanh khoản.
Việc đa số người dân Anh ủng hộ quyết định rời EU đã gây nên chấn động trên các thị trường thế giới. Chỉ trong 2 ngày giao dịch sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được đưa ra, 3.000 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi các thị trường vốn. Những biến động thị trường đã đạt mức đỉnh điểm khi tỷ giá của đồng Bảng Anh so với đồng USD đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 31 năm qua và tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian gần đây.
Trong khi các thị trường đang phục hồi mạnh mẽ trở lại, các ngân hàng tại Anh và châu Âu vẫn tiếp tục đi xuống.Chỉ số Stoxx 600 Bank đã giảm gần 21% kể từ khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được công bố. Để giải quyết vấn đề này, Thống đốc Mark Carney tuyên bố BOE sẽ cung cấp 250 tỷ Bảng Anh để hỗ trợ thị trường tài chính.
Ông Carney cho biết các ngân hàng lớn tại Anh đang nắm giữ khoảng 600 tỷ tài khoản luân chuyển chất lượng cao, gấp khoảng 4 lần so với những gì họ nắm giữ trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngoài ra, các đối tác có đủ điều kiện đều có những tài sản thế chấp với BOE và điều đó giúp tạo ra ngân sách khoảng 250 tỷ Bảng Anh cho các hoạt động thông thường của ngân hàng trung ương này.
Đòi được hơn 2.400 tỷ đồng nợ xấu, Vietcombank báo lãi gần 4.200 tỷ đồng
Báo cáo tại Hội nghị Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 (ngày 8 và 9/7/2016), ông Phạm Quang Dũng cho hay, tính đến 30/6/2016, huy động vốn của Vietcombank đạt 535.203 tỷ đồng, tăng 6,72% so với 2015, đạt 102,23% kế hoạch 6 tháng và đạt 92,93% kế hoạch cả năm.
Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank cao hơn mức tăng của ngành ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ, cao nhất trong 4 năm trở lại đây khi dư nợtín dụng đạt 437.580 tỷ đồng, tăng 10,76% so với cuối năm 2015, đạt 102,63% kế hoạch 6 tháng và đạt 94,67% kế hoạch năm.
Do chất lượng tín dụng được kiểm soát, thu hồi nợ ngoại bảng đạt kết quả khả quan, các hệ số an toàn tiếp tục được đảm bảo. Được biết,6 tháng đầu năm, tổng dư nợ xấu được xử lý là 2.411 tỷ đồng. Những năm gần đây, thu hồi, xử lý nợ xấu là một trong những điểm mạnh của Vietcombank.
Hiện tại, Vietcombank đang đứng đầu thị trường ở nhiều lĩnh vực như kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ….
Do các tín dụng tăng mạnh, các lĩnh vực dịch vụ tăng trường tốt, lợi nhuậntrước thuế đạt 4.193 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ, đạt 52% kế hoạch năm 2016.
Mặc dù hệ số an toàn (CAR) cao hơn quy định, song lãnh đạo Vietcombank khẳng định, áp lực tăng vốn với các ngân hàng vẫn rất lớn. Do đó, lãnh đạo Vietcombank đề nghị NHNN kiên định trong các chính sách hỗ trợ cho các NHTM trong việc tăng vốn để tăng sức mạnh nội tại đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng để tạo sự bền vững và ổn định chung của toàn hệ thống ngành ngân hàng.
Ngân hàng đau đầu với khoản lỗ nghìn tỷ của Sông Đà Thăng Long
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc hạn chế giao dịch trên UpCOM đối với toàn bộ 25 triệu cổ phiếu STL của CTCP Sông Đà Thăng Long, chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Nguyên nhân do vốn chủ sở hữu trên Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2015 là âm 2.206 tỷ đồng, đồng thời tổ chức kiểm toán từ chối không đưa ra ý kiến đối với BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2015.
Vậy là, từ một cổ phiếu hấp dẫn trên thị trường với mức giá giao dịch xấp xỉ 90.000 đồng (năm 2010), STL đã bị buộc phải huỷ niêm yết trên sàn HNX và giờ đây bị đưa vào diện hạn chế giao dịch trên sàn UpCOM. Giá cổ phiếu STL cũng chỉ dao động quanh mức 2.000-4.000 đồng trong suốt một năm qua.
Hơn 3.000 tỷ đồng vay nợ, ngân hàng lo sốt vó
BCTC kiểm toán năm 2015 cũng cho thấy tại ngày 31.12.2015, tổng công nợ ngắn hạn của Sông Đà Thăng Long vượt tổng tài sản ngắn hạn với số tiền là 3.920 tỷ đồng, đồng thời lỗ luỹ kế của công ty là 2.384 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2015 của STL lỗ 1.006 tỷ đồng.
BCTC đã được kiểm toán các năm cho thấy, doanh thu của Sông Đà Thăng Long sụt giảm mạnh từ mức 2.017 tỷ đồng (năm 2010) xuống còn một phần mười những năm sau đó. Đặc biệt, cả năm 2015 thì con số này chỉ đạt chưa đầy 30 tỷ đồng.
Khoản tiền và tương đương tiền giảm từ 4.778 tỷ đồng (năm 2014) xuống còn 779 tỷ đồng (năm 2015), khoản phải thu của khách hàng và phải thu khác tăng từ 405 tỷ đồng lên 1.017 tỷ đồng.
Các khoản vay và nợ tăng vọt từ 2.846 tỷ đồng (năm 2014) lên 3.036 tỷ đồng (năm 2015), chi phí lãi vay cũng tăng vọt từ 86 tỷ đồng (năm 2014) lên 674 tỷ đồng (năm 2015).
Tính đến 31.12.2015, khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đến hạn phải trả là 2.604 tỷ đồng, trong đó, vay ngắn hạn của Agribank là 34 tỷ đồng, VPBank chi nhánh HCM là 12 tỷ đồng, vay các tổ chức và cá nhân khác là 55 tỷ đồng.
Vay và nợ dài hạn đến hạn trả là 1.215 tỷ đồng, trong đó, MB chi nhánh Mỹ Đình là 291 tỷ đồng, Techcombank chi nhánh Hà Tây là 21 tỷ đồng, ABBank là 214 tỷ đồng, công ty tài chính cổ phần Sông Đà là 449 tỷ đồng, công ty tài chính cổ phần Điện lực 94 tỷ đồng, HDBank chi nhánh Hồ Gươm 24,9 tỷ đồng, BIDV chi nhánh Thanh Xuân 119 tỷ đồng. Vay trái phiếu là 1.287 tỷ đồng.
Các khoản cho vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 432 tỷ đồng, trong đó công ty tài chính cổ phần điện lực là 110 tỷ đồng.
Vì đâu nên nỗi?
Được thành lập từ cuối năm 2006 từ một chi nhánh của Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà, STL hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị...
Thời kỳ phát triển đỉnh cao của STL là vào năm 2008 - 2010, công ty đầu tư hơn 20 dự án bất động sản, vật liệu xây dựng… trải khắp từ Bắc vào Nam như Hà Nội, Hòa Bình, Lâm Đồng, Nha Trang, Phú Yên, TP HCM mà nổi bật là dự án tổ hợp Usilk City, gồm 13 khối chung cư cao cấp 25-50 tầng với trên 3.000 căn hộ, diện tích 9,2ha với tổng mức đầu tư được công bố cũng lên tới 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2011, khi thị trường bất động sản chao đảo, hoạt động của STL bắt đầu bộc lộ những điểm yếu. Các dự án của doanh nghiệp tuy đã huy động tiền của khách hàng nhưng không thể triển khai đúng tiến độ.
Đình đám nhất là dự án Usilk City được khởi công từ quý II.2008, theo hợp đồng ký với khách hàng, các tòa nhà CT1-101, CT1-102, CT1-103 sẽ bàn giao nhà cho khách hàng vào tháng 3.2012; các tòa nhà còn lại là CT1-104, CT2-105, CT3-106, CT3-107, CT4-108 bắt đầu bàn giao từ cuối năm 2012 và hoàn thiện vào quý III.2013.
Tuy nhiên, hơn 5 năm, đến nay vẫn chưa thể hoàn thành để bàn giao nhà cho khách dù chủ đầu tư đã huy động hơn 4.000 tỷ đồng từ khách hàng.
Đến cuối năm 2015, dường khi không còn đủ sức để gắng gượng nữa, STL đã phải chuyển nhượng tòa CT2-105 Usilk City cho Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ Đô. Đây là một block có 2 tầng hầm và 50 tầng nổi với 752 căn hộ.
Đến đầu năm 2016, STL lại một lần nữa trở thành tâm điểm của dư luận khi thành phố Hà Nội yêu cầu thanh tra toàn diện dự án này do nhiều khách hang gửi đơn tố cao STL có các dấu hiệu vi phạm pháp luật như huy động vốn tại dự án không đúng; không sử dụng đúng mục đích số tiền huy động, tiến độ bị chậm trong nhiều năm.
Không riêng Usilk City, nhiều dự án khác của STL cũng dang dở như Dragon Pia, Cồn Tân Lập, Uplaza (Nha Trang), Trương Đình Hội II (TP HCM)…
Để cứu vãn tình thế, STL đã bán hoặc hoãn triển khai một số dự án, công trình để thu hồi vốn, cơ cấu lại các khoản nợ. Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa được tổ chức sau nhiều lần hoãn, STL đặt mục tiêu doanh thu 330 tỷ đồng, gấp 11 lần so với mức thực hiện năm 2015. Con số lợi nhuận được bỏ ngỏ.(NĐH)