tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-05-2016

  • Cập nhật : 19/05/2016

Người Việt thích đầu tư bất động sản

Ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận định người Việt thích đầu tư vào bất động sản hơn một số kênh tài chính khác.

Tại hội thảo “Kịch bản và hành động bất động sản năm 2016”, Giám đốc điều hành CBRE tại Việt Nam cho biết thị trường bất động sản tại Việt Nam sau giai đoạn trầm lắng đã có sự phục hồi tốt với nhiều giải pháp kích thích thị trường như giảm lãi suất, nhiều người hào hứng quan tâm đến thị trường bất động sản, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.

“Tôi gặp nhiều người Thái Lan, Singapore, Philippins, họ chia sẻ muốn tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, họ tìm hiểu nhiều về các những giải pháp hỗ trợ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư”, ông Marc nói.

Tuy nhiên, theo CEO CBRE thị trường đang nóng dần lên, phát triển tốt nhưng lợi nhuận của nhà đầu tư tăng trưởng chưa cao. Điều này do giá đất có sự gia tăng mạnh, vốn đổ vào thị trường nhiều.

Theo ông Marc, giá đất tại Hà Nội và TP.HCM tăng vài chục phần trăm trong thời gian từ đầu năm 2015 sang 2016, giá đất tăng cao nhưng người dân vẫn muốn đổ tiền vào mua đất đai thay vì mua chứng khoán.

“Ở các thị trường nước ngoài, người ta mua chứng khoán nhiều hơn bất động sản. Nhưng ở Việt Nam người dân thích đầu tư bất động sản hơn là bỏ tiền vào các quỹ đầu tư hay chứng khoán”, Giám đốc điều hành CBRE nhận định.

Ông chia sẻ đã ở Việt Nam 14 năm, và lần đầu tiên thấy thị trường bất động sản đang có biến động, tăng trưởng mạnh như năm nay với nhiều khoản vay từ ngân hàng đổ vào đất đai. Nhiều hoạt động xây dựng Trung tâm thương mại, dự án nhà ở cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng…

“Năm 2014, Phú Quốc hay Mũi Né (Phan Thiết) không có xây cất gì nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi, người ta mua, tham gia nhiều hơn vào thị trường này- thị trường đang nổi lên”, ông Marc nói

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản tại Việt Nam.

Lãnh đạo CBRE cho biết rất thích dự án phát triển nhà ở quanh đường vành đai 3- Hà Nội và hu vực Ba Son- TPHCM.

Theo CEO CBRE, Việt Nam được đánh giá là một trong 5 thị trường có triển vọng tốt nhất khu vực châu Á. Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản tốt với nhu cầu mua bán gia tăng, giá đất ở khu vực thành phố tăng. Thị trường đang tăng trưởng mạnh.

“Mặc dù có những khó khăn, thách thức và tiềm ẩn không ít rủi ro nhưng thị trường bất động sản vẫn hấp dẫn và người có tính cẩn trọng không nên tham gia vào thị trường này”, ông Marc Townsend nhận định


VAFI : “Những người trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco đã cố tình vi phạm pháp luật về niêm yết chứng khoán”

Sau khi nhận được phản hồi rằng Sabeco bà Habeco chưa đủ điều kiện niêm yết, VAFI đã gởi công văn thứ 2 đến Bộ Công Thương với những phản ứng gay gắt.

Ngày 16/05/2015, hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) lần thứ 2 có công văn kiến nghị Sabeco và Habeco thực hiện niêm yết và thoái toàn bộ vốn Nhà nước.

Sau khi VAFI có văn bản 863/HHĐTTC ngày 10/05/2016 gửi Bộ Công thương đề nghị Sabeco & Habeco phải thực hiện ngay việc niêm yết theo QĐ 51/2014/QĐ-CP ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Đại diện của Sabeco là ông Lê Hồng Xanh và đại diện Bộ Công thương ( ông Phan Đăng Tuất – Vụ trưởng, thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp của Bộ Công thương có phản hổi rằng “ Sabeco chưa đủ điều kiện niêm yết nên đã không thực hiện niêm yết, họ vin rằng để Sabeco được niêm yết thì cổ phần nhà nước phải dưới 80%/vốn điều lệ”

Nhận được phản hồi, VAFI đã đưa ra những ý kiến phản bác lại lập luận trên với khẳng định “Sabeco & Habeco hoàn toàn đủ điều kiện niêm yết”.

Theo VAFI, Nếu chiếu theo qui định Tại Điểm d Điều 8 nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ thì Sabeco và Habeco không đủ điều kiện niêm yết tại thời điểm đó vì cổ phần nhà nước chiếm tới gần 90% tại Sabeco và 82% tại Habeco.

Tuy nhiên Chính phủ đã kịp thời ra Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc đó để tạo điều kiện cho nhiều DNNN lớn thực hiện cổ phần hóa gắn với niêm yết chứng khoán. Những ví dụ cụ thể như : Vietinbank thực hiện niêm yết vào ngày 3/7/2009 với tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ 89%/VĐL; Vietcombank niêm yết tháng 9/2009 với tỷ lệ cổ phần nhà nước là 90%/VĐL...

Cụ thể, để thể chế hóa pháp luật, ngày 2/8/2010 Chính phủ ban hành Nghị định 84/2010/NĐ-CP nhằm sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007, tiếp theo đó là Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 thay thế cho các NĐ kể trên và có hiệu lực cho tới nay đều cho phép các DNNN thực hiện cổ phần hóa phải gắn với việc niêm yết, bất kể tỷ trọng nhà nước là bao nhiêu, chẳng hạn như BIDV đang niêm yết với cổ phần nhà nước chiếm tới 95%/vốn điều lệ.

VAFI đưa ra lập luận rằng những cá nhân đại diện cổ phần nhà nước tại Sabeco và Habeco có hiểu biết phát luật sơ đẳng về niêm yết DNNN thực hiện cổ phần hóa hay không ?

VAFI cho rằng những người đại diện vốn nhà nước đã cố tính không thực hiện chủ trương của nhà nước với lý do lặp đi lặp lại là không đủ điều kiện.

“Tại sao Thủ tướng lệnh mà cấp dưới không nghe vì họ không thích sự minh bạch, tuy nhiên việc không chấp hành lệnh của thủ tướng là chống lại việc thi hành nhiệm vụ quản lý vốn mà nhà nước giao cho người đại diện” – Vafi đặt vấn đề khá gay gắt.

vafi khang dinh sabeco & habeco hoan toan du dieu kien niem yet

VAFI khẳng định Sabeco & Habeco hoàn toàn đủ điều kiện niêm yết

Ngoài ra, VAFI cũng kiến nghị Bộ Công thương cần xem xét lại năng lực, phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tuân thủ chỉ đạo từ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (chính phủ ) của những người đang trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại Sabeco & Habeco.

VAFI tỏ ra quan ngại về việc điều 1 số cán bộ công chức từ Bộ Công thương xuống doanh nghiệp làm thành viên Hội đồng quản trị là không đủ tiêu chuẩn nếu xét vào năng lực và kinh nghiệm. Đồng thời VAFI cho rằng đây là 1 điều nguy hiểm về quản trị doanh nghiệp.

VAFI cho rằng nếu như Sabeco & Habeco được niêm yết sớm và nếu như Bộ Công thương lựa chọn được nhân sự giỏi làm người trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì giá trị tài sản nhà nước tại 2 doanh nghiệp này phải cộng thêm ít nhất 1 tỷ đô la nữa .

Cuối cùng, VAFI tiếp tục thúc sớm niêm yết Sabeco và Habeco. VAFI tin rằng, sau khi thoái toàn bộ vốn tại Sabeco và Habeco, quản trị doanh nghiệp sẽ tốt lên, thu ngân sách từ các loại thuế , phí sẽ tăng lên còn nếu chậm trễ trong việc thoái vốn hoặc thoái vốn nửa vời cộng với năng lực quản trị yếu kém thì rất có thể nhà nước sẽ không thu được bao nhiêu từ việc thoái vốn sau này .


Nippon Steel sẽ rút cổ phần tại Posco, hai ông lớn thép châu Á lại "xâu xé" nhau

Ông lớn thép Nippon Steel & Sumitomo Metal cho biết sẽ bán lại số cổ phần đã nắm giữ năm 2006 tại Posco. Năm ngoái, Posco và Nippon Steel đã hạ thời gian liên minh từ 5 năm xuống còn 3 năm.

Hãng Nippon Steel & Sumitomo Metal cho biết sẽ bán khoảng 1/3 cổ phần tại công ty sản xuất thép Posco, phục vụ cho bước tiến công của công ty vào thị trường toàn cầu.

Nippon Steel dự kiến bán 1,5 triệu trong số 4,39 triệu cổ phiếu Posco, làm giảm cổ phần nắm giữ từ 5,04% xuống còn 3,32%. Hôm thứ hai, nhà sản xuất thép Nhật Bản tuyên bố: “Thời điểm chốt lệnh bán sẽ do thị trường và một số nhân tố khác xác định.” Thương vụ có giá trị khoảng 30 tỷ yên (275 triệu USD) tính trên giá cổ phiếu Posco hiện tại.

Đổi lại, Posco cũng sở hữu 2,5% cổ phần tại Nippon Steel. Nhà sản xuất thép Hàn Quốc này vừa thực hiện một loạt động thái cơ cấu lại tài sản, bao gồm bán cổ phần ngành xây dựng nhằm giải quyết vấn đề lợi nhuận. “Chúng tôi sẽ quyết định bán cổ phần nếu điều kiện kinh doanh tương lai yêu cầu, nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cần phải làm điều đó.”

Mối quan hệ giữa hai ông lớn thép bắt đầu từ khoảng nửa thập kỷ trước, khi mà công ty tiền thân của Nippon Steel là Yawata Iron & Steel hợp tác với chính phủ Hàn Quốc để lập ra Posco. Nippon Steel và Posco bắt đầu nắm giữ cổ phần chéo từ năm 1998. Cổ phần nắm giữ được nâng lên năm 2006 nhằm tránh rủi ro bị đánh bại bởi đối thủ đến từ châu Âu ArcelorMittal – công ty thép chiếm lĩnh vị trí lớn nhất thế giới sau một loạt các thương vụ mua lại.

Tuy nhiên nguy cơ bị đánh bại đã được đẩy lùi. Khép lại năm tài chính kết thúc tháng 12/2015, ArcelorMittal báo cáo kết quả lỗ chưa từng thấy trong lịch sử. Nhà sản xuất thép Trung Quốc cũng bị chấn thương do sản lượng dư thừa. Đứng trên bối cảnh thuận lợi đó, Nippon Steel cho biết sẽ bán tháo số cổ phẩn đã mua của Posco năm 2006.

Ngoài ra, Nippon Steel và Posco cũng duy trì liên minh chiến lược trong nhiều lĩnh vực khác như hoạt động thu mua nguyên liệu thô. Tuy nhiên, năm ngoái hai ông lớn đã hạ thời gian liên minh từ 5 năm xuống còn 3 năm.

“Kể từ khi Nippon Steel sát nhập với Sumitomo Metal, hầu như khi nào thiếu vắng sợi dây gắn kết Posco, công ty lại gặp khó khăn trong việc ổn định quản lý”. Atsushi Yamaguchi – chuyên gia phân tích cấp cao tại UBS Securities Japan nhận định.

Mối quan hệ giữa Nippon Steel và Posco trở nên rạn nứt sau khi đơn vị tư vấn pháp lý của Nippon Steel đâm đơn kiện đối tác Hàn Quốc đã ăn cắp bí mật công nghệ để sản xuất thép chất lượng cao. Posco phải nộp 30 tỷ yên (250 triệu USD) để kết thúc vụ kiện.

Nhiều nhà sản xuất thép toàn cầu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do sản lượng thép Trung Quốc tràn vào thị trường và một số tác động khác. Lợi nhuận trước thuế của Nippon Steel giảm 55,5% trong năm tài khóa kết thúc hồi tháng 3. Công ty từ chối tiết lộ lợi nhuận dự tính cho năm tài khóa 2016.

Tuy nhiên cả hai công ty đều nhận thấy khả năng chuyển biến khó khăn thành cơ hội thúc đẩy mạng lưới cung ra toàn cầu. Họ đang thích nghi với điều kiện khó khăn hơn cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài.

Nippon Steel đã quyết định chi ra khoảng 75 tỷ yên để tách khỏi liên doanh với hai gã khổng lồ ngành thép là Usiminas và Vallourec của Pháp. Nam sau, hãng thép Nhật Bản cũng dự định thâu tóm một khối lượng cổ phần lớn tại Nisshin Steel, tiêu tốn khoảng 76 tỷ USD để trở thành bên thụ hưởng.

Công ty xếp hạng tín dụng Moody's của Nhật Bản đã hạ bậc tín nhiệm của Nippon Steel từ mức nợ không đảm bảo xuống một nấc hồi tháng 4, phần lớn là do áp lực thu hút vốn có thể đưa công ty vào khủng hoảng tài chính. Trước động thái của Moody, phía Nippon Steel phản ứng gay gắt. Một giám đốc điều hành đã mớm lời một nhà phân tích để người này nói rằng công ty sẽ tăng dòng tiền bằng mọi cách có thể trong chiến lược phát triển mới.


Đây là kim loại không ai biết đến nhưng mọi công ty đều muốn mua

Niobium, kim loại đặt theo tên nữ thần Hy Lạp, chỉ có thể khai thác được tại 3 nơi trên trái đất và có giá cao gấp 7 lần so với đồng.

Thị trường hàng hóa thế giới vừa trải qua cơn bão giảm giá mạnh đến nỗi nhiều mỏ và nhà máy thép phải đem sản phẩm đi cho không trong nỗ lực giảm nợ hoặc cắt lỗ. Tuy vậy, vẫn có ít nhất một kim loại vẫn nhận được nhiều sự chú ý và ai ai cũng muốn mua.

Niobium - thứ kim loại được đặt theo tên một nữ thần Hy Lạp - thường được sử dụng để tạo ra loại thép nhẹ hơn nhưng chắc khỏe hơn dùng trong sản xuất đường ống công nghiệp và phụ tùng máy bay. Chỉ có thể khai thác được niobium ở 3 khu vực trên trái đất này và giá của mỗi kg niobium cao gấp 7 lần so với kim loại đồng.

Tháng trước, tập đoàn China Molybdenum của Trung Quốc đã vượt qua ít nhất 15 công ty để mua lại cơ sở khai thác niobium và phosphate của Anglo American tại Brazil với giá 1,5 tỷ USD, cao hơn 50% so với dự đoán của các nhà phân tích. Sự xuất hiện của những cái tên như Vale SA, Apollo Global Management LLC và X2 Resources cho thấy thị trường niobium trị giá 4 tỷ USD hấp dẫn như thế nào dù không nhiều chuyên gia biết về nó.

Craig Burton, chủ tịch Cradle Resources, cho biết “Tôi từng không biết niobium là gì mặc dù đã làm trong ngành khai khoáng 20 năm trước khi bất ngờ biết đến kim loại này.

Cradle đang theo đuổi một dự án khai thác niobium trị giá 200 triệu USD ở Tanzania. “Thậm chí tôi đã phải mở bảng tuần hoàn hóa học ra để kiểm tra đó có phải là một nguyên tố hay không”.

Niobium là kim loại khó tìm và khó định giá. Hơn 80% nguồn cung niobium toàn cầu đến từ một công ty - Cia. Brasileira de Metalurgia & Mineracao (CBMM) tại Brazil.

 

Day la kim loai khong ai biet den nhung moi cong ty deu muon mua

Theo Cradle Resources, năm ngoái giá bình quân của niobium là 40 USD/kg, trong khi giá kim loại đồng giao dịch trên sàn Kim loại London là 5,49 USD/kg. Nhu cầu toàn cầu đối với niobium hiện nay là 90.000-100.000 tấn/năm.

Tuy vậy, giá niobium năm 2015 cũng giảm do nhu cầu về thép quá yếu ớt. Thị trường dầu khí lao dốc cũng kéo giảm nhu cầu về đường ống dẫn kim loại.

Điều khiến thị trường khai thác niobium đặc biệt hấp dẫn là bởi hiện nay mới chỉ có rất ít mỏ đang hoạt động. Cả Mỹ và châu Âu đều liệt niobium vào danh sách kim loại quan trọng mang tính chiến lược.

CBMM, do gia đình tỷ phú Moreira Salles điều hành, đang thống trị nguồn cung niobium kể từ khi bắt đầu khai thác kim loại này 5 thập kỷ trước. Năm 2011, CBMM bán 30% cổ phần cho một nhóm các nhà sản xuất thép châu Á với giá 3,9 tỷ USD.

Trong một thương vụ khác, Magris Resources đã đồng ý chi 530 triệu USD để mua mỏ Niobec tại Canad hồi năm 2014.


Mỹ sẽ áp thuế trừng phạt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản

THX đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ ngày 17/5 cuối cùng đã xác định biên độ phá giá của các sản phẩm thép cuộn không rỉ nhập khẩu từ Trung Quốc và Nhật Bản ở mức lần lượt là 265.79 % và 71.35%.
thep cuon cua trung quoc. (nguon: getty images)

Thép cuộn của Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Qua đó phát đi tín hiệu rằng Mỹ sẽ áp thuế trừng phạt với các sản phẩm thép nhập khẩu này sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ (ITC) đưa ra quy tắc cuối cùng, dự kiến vào ngày 30/06.

Trong trường hợp ITC bác bỏ áp thuế trừng phạt, các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các loại sản phẩm trên sẽ kết thúc.

Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 13/5 cho biết, nước này sẽ có những hành động thực thi pháp luật đối với Mỹ trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), nhằm hối thúc Mỹ chấm dứt các hoạt động chống bán phá giá bất hợp pháp của nước này./.

Theo VnEconomy, Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu đánh vào thép Trung Quốc gấp hơn 5 lần sau khi cáo buộc các nhà sản xuất thép Trung Quốc bán sản phẩm dưới giá thị trường.

Theo hãng tin BBC, cụ thể, mức thuế mới sẽ áp dụng đối với thép cuộn nguội (cold-rolled flat steel) do Trung Quốc sản xuất. Đây là loại thép được sử dụng trong sản xuất ôtô, container vận tải, và xây dựng.

Phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến nhiều mặt hàng bao gồm thịt gà.

Thép được xem là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như giữa Trung Quốc và châu Âu.

Các nhà sản xuất thép Mỹ và châu Âu cáo buộc Trung Quốc bóp méo thị trường thép toàn cầu và gây thiệt hại cho họ bằng cách bán phá giá lượng thép dư thừa ra thị trường nước ngoài.

Các nhà sản xuất thép lớn của Mỹ đã gửi thư lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đề nghị cấm hoàn toàn nhập khẩu thép Trung Quốc.

Ngành thép Mỹ nói rằng khoảng 12.000 công nhân của ngành này đã mất việc làm trong vòng 1 năm qua do sự cạnh tranh không bình đẳng của thép Trung Quốc.

Phía Trung Quốc cho rằng sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân khiến ngành thép nước này gặp khó và nói đã có các biện pháp nhằm giảm sản lượng thép.

Năm 2015, giá trị xuất khẩu các sản phẩm thép cuộn nguội của Trung Quốc sang Mỹ đạt khoảng hơn 272 triệu USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-05-2016

    Xây dựng thương hiệu riêng cho quế hồi Việt Nam
    Để có 1 triệu Doanh nghiệp
    Tăng sức ép với lãi suất tiết kiệm
    Chất lượng nông sản “xuất ngoại”- ưu tiên hàng đầu
    70% trị giá hàng xuất khẩu trong tay doanh nghiệp nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-05-2016

    Netflix và Amazon đối mặt với các quy định chặt chẽ hơn từ EU
    Smartphone Nokia trở lại, liệu có lợi hại hơn xưa?
    Hà Nội: Đưa thương mại điện tử thành hoạt động phổ biến
    Bảo hiểm Việt Nam trong TPP còn yếu
    Trút bỏ gánh nặng thuế, phí cho DN

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-05-2016

    Chỉ số giá nhà TPHCM lên cao nhất gần 4 năm
    Đức hỗ trợ vốn phát triển điện gió tại Việt Nam
    Ngân hàng Shinhan bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
    Vụ IPO lớn nhất lịch sử Hàn Quốc dự kiến thu về 4,8 tỷ USD
    Tín dụng TPHCM dự báo tăng 18% trong năm nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-05-2016

    Fed: Sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 nếu số liệu kinh tế cải thiện
    Amata sẽ đầu tư 200 triệu USD vào các KCN Biên Hòa và Long Thành
    Giới tài chính Mỹ sẽ đổ tiền vào Việt Nam sau chuyến thăm của ông Obama?
    TPHCM: Cho thuê văn phòng đạt công suất cao nhất 8 năm
    Thị trường dầu mỏ: Còn quá sớm để nói từ biệt tình trạng thừa cung

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-05-2016

    Cơn khát bất động sản Mỹ của người Trung Quốc
    Nhật Bản thoát suy thoái
    Jollibee mở thêm 20 cửa hàng trong một năm
    Ngỡ ngàng doanh nghiệp phải nộp tới 39,4% lợi nhuận
    Lỗ 2.000 tỷ đồng, Đạm Ninh Bình phải dừng hoạt động

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-05-2016

    Thép nhập khẩu vẫn tăng kỷ lục
    Nhà máy Microsoft Việt Nam sẽ thuộc về Foxconn
    Lúng túng tiếp cận vốn
    Tập đoàn TH ký thỏa thuận đầu tư 190 triệu USD vào tỉnh Kaluga (Liên bang Nga)
    Japfa Việt Nam đầu tư 135 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Bình Định

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-05-2016

    Big C sẽ mở thêm bảy siêu thị trong năm 2016 
    Kinh doanh casino: Nhà đầu tư chờ nghị định
    Đằng sau sự xuống dốc của một cổ phiếu ngân hàng
    Sabeco đặt kế hoạch tiêu thụ 1,54 tỷ lít bia 2016, tiếp tục "phớt lờ"chuyện niêm yết
    Nỗi đau mang tên Việt Nam của Parkson

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-05-2016

    Tiết lộ bí mật tài chính lớn nhất toàn cầu
    Cơn sốt giá vàng 2016 bắt đầu tăng tốc
    MEF III có vốn đầu tư 112 triệu USD
    Doanh nghiệp nhỏ, khó khăn chồng chất
    Khi cỗ máy mất đà

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-05-2016

    Warren Buffett vừa rót 1 tỷ USD vào Apple
    Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc mua hầm chứa vàng tại Anh
    Ông Putin cho phép bán cổ phiếu của công ty dầu mỏ chủ chốt Nga
    Nga có thể cấm nhập khẩu tất cả các loại trái cây rau quả từ Thổ Nhĩ Kỳ
    Cuộc “tháo chạy” của nhà đầu tư khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-05-2016

    DN khai sai trị giá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
    Ký hợp đồng xuất khẩu xoài trị giá 1 triệu USD sang Hàn Quốc
    Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển lọc hóa dầu
    Dệt may giảm được 63,5% tiền thuế nhập khẩu
    Lộ diện thị trường xuất khẩu 10 tỷ USD đầu tiên năm 2016