Nga đánh bại Mỹ trong cuộc chiến khí đốt ở châu Âu?; Nhà nước đầu tư giỏi, dân ung dung hưởng nhàn; Trung Quốc lo lắng khi đồng nhân dân tệ đang mạnh lên; Sẽ kỷ luật bốn lãnh đạo Vinachem làm thiệt hại hơn 4.200 tỉ đồng
Tin kinh tế đọc nhanh 21-05-2016
- Cập nhật : 21/05/2016
Mua bán và sáp nhập: Không dễ "hóa rồng"
Điều này đồng nghĩa với việc DN sẽ mở rộng đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất, tiếp cận công nghệ hiện đại, học hỏi cách quản lý chuyên nghiệp.
Tính đến thời điểm này, các thương vụ M&A giữa 2 khối nội - ngoại đã tạo nên sự đột phá cho DN, song không phải trường hợp nào cũng như mong đợi.
Có 1001 lý do để DN đi đến quyết định chuyển nhượng cổ phần cho NĐT nước ngoài. Trong đó, không ngoại trừ trường hợp DN thua lỗ, trên bờ vực phá sản hoặc vì muốn bành trướng thị phần. Nhiều DN Việt Nam xuất thân từ DN gia đình với thâm niên hoạt động 20, 30 năm lần lượt trở thành "chiến hữu" của nhiều NĐT nước ngoài trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.
Nằm trong nhóm các thương vụ M&A nội bật tại thị trường Việt Nam trong những năm 2009 - 2011 đối với ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm, điện gia dụng có những cái tên như Công ty CP Quạt Việt Nam (Asia Vina), Công ty CP Thực phẩm Thuận Phát, Công ty CP Diana từng được nhắc nhiều với giá trị giao dịch từ vài triệu USD đến vài trăm triệu USD/thương vụ.
Bên cạnh đó, cũng có những thương vụ M&A thầm lặng hơn, song giá trị cũng không hề nhỏ, mặc dù cả NĐT lẫn "người bán" đều không muốn chia sẻ cụ thể giá chuyển nhượng.
Chẳng hạn việc chuyển nhượng 83% cổ phần của Công ty CP Con Heo Vàng (đơn vị chuyên cung ứng thịt chế biến cho sân bay, nhà hàng, khách sạn, resort tại TP.HCM và các thành phố biển Việt Nam từ năm 1993) cho Công ty Nippon Meat Packers, thuộc hãng chế biến thực phẩm lớn nhất Nhật Bản Nippon Ham Group.
Chia sẻ về việc chuyển nhượng cổ phần cho đối tác ngoại trong giai đoạn đó, ông Nguyễn Hữu Chung - nhà sáng lập Con Heo Vàng gọi đó là trường hợp bất khả kháng. Bởi theo ông Chung, thời điểm đó do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng lớn. Đã có không ít DN bị "đóng băng" tài chính trong giai đoạn này (2008 - 2011), Con Heo Vàng cũng không ngoại lệ.
Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Việt Nam xếp thứ 55 về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng lại đứng thứ 20 về giá trị M&A. Năm 2014, Việt Nam xếp thứ 24 toàn cầu với 339 thương vụ. Năm 2015, tổng giá trị những thương vụ M&A liên quan đến các công ty Việt đã tăng 40% so với năm 2014, đạt 4,3 tỷ USD, vượt kỷ lục 4,2 tỷ USD của năm 2012. Dự báo, việc mua bán và sáp nhập có thể tăng cao hơn nữa trong năm 2016, sau các ký kết mới về Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam, và các Luật Đầu tư được Chính phủ thông qua.
"Thế nên, việc Con Heo Vàng "nên duyên" cùng Nippon Meat Packers được xem là điều tốt. Bởi lẻ, với thế mạnh là hãng chế biến thực phẩm lớn của Nhật Bản, Nippon Ham Group sẽ giúp Con Heo Vàng tăng trưởng", ông Chung phân tích.
Quả đúng như vậy, chỉ sau một năm "hợp tác", tình thế Con Heo Vàng từ gặp rất nhiều khó khăn đã có mức tăng trưởng 20%/năm. Thị phần của Con Heo Vàng đã mở rộng thêm ở phân khúc bán lẻ, có nhiều mặt hàng như giăm bông, xúc xích... từ thịt heo, bò, gà được đưa vào các hệ thống bán lẻ trong nước.
Quay lại một vài thương vụ M&A nổi bật trong năm 2008 - 2011 để thấy rằng không phải vụ mua bán, sáp nhập nào cũng thành công.
Kể từ tháng 5/2011, khi Công ty CP Quạt Việt Nam (Asia Vina) trở thành "đối tác" của Groupe SEB (đơn vị sở hữu 27 thương hiệu như All-Clad, Supor, Moulinex, Lagostina được bán trên 150 quốc gia) với giá trị chuyển nhượng tương đương 65% giá trị cổ phần của Asia Vina, từ số lượng chuỗi bán lẻ 45 cửa hàng năm 2011, nay chỉ còn 36 cửa hàng (cập nhật tại website quatvietnam.com.vn). Dù rằng trước đó, nhà điều hành Asia Vina từng chia sẻ với báo giới sẽ nâng hệ thống cửa hàng từ 45 lên 100 trong năm 2012.
Tại lễ công bố 500 DN đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016 do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức vào tháng 2/2016, Công ty Asia Vina đứng trong Top 50 DN 20 năm liên tiếp đạt danh hiệu này. Song trên thực tế, Asia Vina chưa thể hiện sự tăng trưởng như những gì mà nhà điều hành DN này từng chia sẻ trước đó, cụ thể như tăng trưởng số lượng cửa hàng, khả năng đánh bật hàng giá rẻ từ Trung Quốc.
Khảo sát thực tế tại các cửa hàng của Asia Vina trên địa bàn quận Bình Thạnh, quận 6, quận Thủ Đức, TP.HCM cho thấy, nếu so với thời "độc thân", rõ ràng sức ảnh hưởng của Asia đối với thị trường, sự mãn nhãn trong trang trí cửa hàng cũng không còn hấp dẫn như trước.
Trên thực tế, thị trường đã không còn là "cuộc chơi" riêng của các loại quạt máy "made in Vietnam" và "made in China". Tại các siêu thị điện máy trên địa bàn TP.HCM, người tiêu dùng (NTD) không khó để lựa chọn loại quạt máy, bởi ít nhất cũng có khoảng 10 thương hiệu như Panasonic, Sanyo, Midea, Electrolux, Aqua... với chất lượng và giá cả vô cùng cạnh tranh.
Khác với trường hợp của Asia Vina là khá lặng lẽ sau thương vụ bán 65% cổ phần cho đến nay, Công ty CP Diana trong thương vụ chuyển nhượng 95% cổ phần cho Unicharm (Nhật Bản) với giá 184 triệu USD vào năm 2011, đã tăng trưởng gần 8 lần, từ mức doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận 40 tỷ đồng lên mức doanh thu 3.900 tỷ đồng và lợi nhuận 800 tỷ đồng sau thuế chỉ sau 3 năm chuyển nhượng phần lớn cổ phần.
Từ kết quả sau 5 - 6 năm "bén duyên" trong các thương vụ M&A, rõ ràng xuất phát điểm của các DN Việt Nam đều có điểm chung là chọn đối tác cùng là nhà sản xuất chứ không phải quỹ đầu tư, nhằm hướng đến một diện mạo tốt hơn cho DN trong cạnh tranh. Song thực tế, kỳ vọng và thực tại vẫn chưa có điểm chung. Theo đó, đã có những trường hợp thành công và vẫn còn đó những trường hợp chưa như mong đợi từ các thương vụ M&A.(DNSG)
Nga muốn nâng kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 10 tỷ USD năm 2020
Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế của Nga, ông Alexey Ulyukayev, đã ký 1 biên bản ghi nhớ với Bộ Công Thương Việt Nam về việc cùng nỗ lực tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế đến năm 2020.
Theo Bộ Phát triển kinh tế của Nga, biên bản này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của Nga và Việt Nam thực hiện hiệu quả các quan hệ đối ngoại nhằm thúc đẩy thương mại song phương lên mức 10 tỷ USD vào năm 2020.
Nga và Việt Nam sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực như tăng cường sử dụng đồng tiền của 2 nước, thực hiện các dự án đầu tư chung giữa 2 nước, hỗ trợ việc xây dựng các kho hải quan và trung tâm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa 2 bên.
Hai bên cũng dự định sẽ tổ chức các cuộc tham vấn thường xuyên với sự tham dự của các chuyên gia để thực hiện các nội dung của biên bản.
Thách thức của ngân hàng từ tấn công mạng ngang với kiểm soát nợ xấu
Xu hướng công nghệ và thách thức về mặt công nghệ là nội dung chuyên sâu được tập trung thảo luận tại sự kiện Banking Vietnam 2016 diễn ra sáng 18-19/6/2016. Vấn đề này càng được quan tâm hơn khi thời gian gần đây xảy ra một loạt những vụ "cướp" ngân hàng thông qua lỗ hổng an ninh.
"NHTM của Việt Nam" mới đây được chỉ đích danh trên báo chí quốc tế khi là nạn nhân của một nỗ lực tấn công liên quan đến việc sử dụng tin nhắn lừa đảo được gửi qua mạng SWIFT, tương tự các kỹ thuật từng được sử dụng trong vụ trộm 101 triệu USD từ Ngân hàng trung ương Bangladesh hồi tháng 2/2016.
>> TPBank suýt "bay" hơn 1 triệu EUR vì tấn công mạng
Nhắc lại về cuộc tấn công mạng tại Bangladesh, Ông Mauro Israel, chuyên gia bảo mật mạng quốc tế, ISMSecure chỉ ra rằng đối tượng mà hacker nhắm tới trong vụ tấn công đó không phải là một NHTM mà là một ngân hàng trung ương của một quốc gia, hệ thống bị tấn công là SWIFT.
"Vụ Bangladesh cho thấy chúng ta không mạnh như các hacker.", ông Mauro Israel nhận định. Họ ở thế tấn công trong khi chúng ta thì phòng thủ. Hacker chỉ cần cố gắng từng lần; còn ở thế phòng thủ Ngân hàng phỉa cố gắng mọi lúc mọi nơi. Và do đó phòng thủ thì luôn khó hơn tấn công. Theo ông Mauro Israel, công việc của các nhà băng là cần phải xác định đâu là rủi ro và từ đó có sự chuẩn bị tốt.
Vấn đề bảo mật mạng hiện nay đã không còn riêng là vấn đề của bộ phận IT của ngân hàng mà cần được nâng lên thành vấn đề chiến lược ở cấp độ quản lý của ngành.
Internet và điện toán đám mây giúp cuộc sống dễ thở hơn nhưng nguy cơ bị tấn công trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết. Dẫn ra ví dụ ở Nam Phi, ông Mauro Isarel cho biết ở đây ho có thể sử dụng ATM thông qua các thao tác trên thiết bị di động. Hoạt động này đối mặt với nhiều rủi ro và cần thực hiện bảo mật không chỉ ở má ATM mà còn cả trên thiết bị di động và kết nối giữa ATM và thiết bị.
Nhiều dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng được cung cấp trên hệ thống mạng. Nếu hệ thống bị sập thì các hoạt động sẽ bị ngừng trệ. Ở tương lai xa, các ngân hàng có thể chỉ còn là những giao dịch trực tuyến mà không còn các phòng giao dịch. Xây dựng hạ tầng bảo mật khi đó sẽ quan trọng hơn bao giờ hết.
"Việc bị tấn công mạng liệu có nguy hiểm hơn nợ xấu của các nhà băng? Sự so sánh này nghe có vẻ khập khiễng nhưng tôi cho rằng, đây là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà băng. Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng trên thế giới hiện nay coi trọng việc đảm bảo an toàn mạng cũng quan trọng như việc kiểm soát nợ xấu", ông Mauro đặt ra một phép so sánh đáng chú ý.
Tuy nhiên, ông Mauro Israel cũng nhấn mạnh, việc xây dựng hạ tầng bảo mật phải hài hòa và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu xây dựng bức tường bảo mật nhưng đi kèm với đó là sự bất tiện cho người dùng thì việc bảo mật sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa.
MWG 4 tháng doanh thu nửa tỷ USD, mảng điện máy tăng 200%
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG - HoSE) vừa có báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2016.
Doanh thu đạt 12.794 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chuỗi Điện máy Xanh tăng trưởng vượt bậc 203%, đạt 3.506 tỷ đồng.
Lợi nhuận 4 tháng đạt 555 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước .
Kết thúc 4 tháng, doanh thu hoàn thành 37% kế hoạch năm còn lợi nhuận hoàn thành 40%.
Trong 4 tháng đầu năm, MWG đã mở thêm 179 siêu thị trên toàn quốc, trong đó TGDĐ mở thêm 154 cửa hàng và điện máy Xanh mở thêm 25 cửa hàng. Như vậy tính đến cuối tháng 4, MWG có 812 cửa hàng, trong đó 718 cửa hàng điện thoại và 94 cửa hàng điện máy.
Hơn 23 tỷ đồng tồn kho cá ngừ và một năm “đóng băng” hoạt động của Thủy sản Việt Nhật
Hơn 23 tỷ đồng là hàng tồn kho, chủ yếu là cá ngừ không được gia công?!
Hơn 64% vốn điều lệ bị ăn mòn, doanh thu không đủ bù phí niêm yết
Từ quý II/2015, VNH đã rơi vào tình trạng ngừng hoạt động. Doanh thu bán hàng không có, nhưng vẫn phát sinh một số các chi phí đã khiến Thủy sàn Việt Nhật phải báo bị lỗ.
Như trong quý I/2016, doanh nghiệp này lỗ 968 triệu đồng. Nguồn thu duy nhất đến từ hoạt động cho vay và gửi tiền, với vỏn vẹn hơn 3,45 triệu đồng, thấp hơn cả chi phí quản lý niêm yết năm 2016 của Sở GDCK TP.HCM. Ngoài ra, VNH còn trả lãi vay ngân hàng hơn 656 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp (lương cán bộ, thuê văn phòng, khấu hao,..) hơn 300 triệu đồng.
"Đóng băng" hoạt động vì đâu?
Năm 2007, cùng với việc mở rộng sản phẩm chế biến tôm, mực, cá, ghẹ, nghêu… VNH cũng chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm đã chế biến có giá trị gia tăng cao hơn. Cũng trong năm này, VNH chuyển sang hình thức CTCP với vốn điều lệ 25 tỷ đồng, cổ đông sáng lập là vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhựt, bà Trần Thị Thúy và con trai Trần Văn Triển.
Công ty bắt đầu niêm yết trên HoSE từ năm 2010 với giá tham chiếu hơn 19.200 đồng/cp. Tuy vậy, những ngày tháng sau khi lên sàn chứng khoán của VNH phần lớn lại là quãng thời gian trượt dài của cổ phiếu VNH. Với mức giá hiện tại chỉ vỏn vẹn 1.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa của VNH nay chỉ khoảng 8 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này hiện đang đóng băng do không còn nguồn vốn. Giải trình trong văn bản mới đây tở Sở GDCK, Thủy sản Việt Nhật cho biết công ty đang tồn trong kho 23,125 tỷ đồng với phần lớn trong đó làhàng nguyên liệu cá ngừ. Giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp này đã không thay đổi từ quý III/2015. Phần trích lập dự phòng cho khối tồn kho nguyên liệu cá ngừ này đến nay mới chỉ là hơn 2 tỷ đồng, chưa tới 10% giá trị tồn kho.
Thực tế giá trị hàng tồn kho phải trích lập bao nhiêu? Dù BCTC của VNH đã được kiểm toán nhưng vẫn còn nhớ cách đây không lâu Thủy sản Việt An (AVF) đã gây sốc cho thị trường với khoản lỗ ăn mòn gần hết vốn điều lệ trong quý IV/2015 cũng bởi lý do trích lập dự phòng hàng tồn kho
Lý giải cho việc "đóng băng" hàng tồn là việc công ty đã không còn tiền vốn để thuê các công ty khác gia công sản xuất hàng thành phẩm xuất khẩu.
Nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu doanh nghiệp này đã không được tiếp cận. Từ năm 2013, Thủy sản Việt Nhật chuyển nhượng 7.500 m2 đất, nhà văn phòng làm việc, nhà xưởng sản xuất và máy móc thiết bị tại địa chỉ Lô C34/1 Đường 2G, Khu CN Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TP.HCM khiến doanh nghiệp không còn tài sản để thế chấp ngàn hàng.Từ tháng 2/2015 đến nay , VNH buộc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp này đến nay vẫn còn hơn 30 tỷ đồng vay từ ngân hàng chưa thanh toán. Đồng thời, cũng có tới hơn 15 tỷ đồng của Thủy sản Việt nhật đang bị khách hàng chiếm dụng quá hạn hơn một năm, bao gồm, phải thu ngắn hạn của khách hàng 15,372 tỷ đồng và phải thu ngắn hạn khác 344 triệu đồng. Công ty hiện mới trích lập dự phòng 2,357 tỷ đồng cho khoản phải thu nợ khó đòi này.