tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-05-2016

  • Cập nhật : 21/05/2016

Chờ những nốt thăng trong “bản giao hưởng” FDI từ Mỹ

Rất nhiều kỳ vọng đang được đặt ra đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Mỹ qua chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu tư ngày 23/5 tới và khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

“Bản giao hưởng” FDI từ Mỹ thêm nốt nhạc mới khi xuất hiện thông tin đáng chú ý vào giữa tuần này. Đó là Microsoft, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, bất ngờ công bố việc bán mảng điện thoại phổ thông, trong đó có nhà máy sản xuất điện thoại di động Microsoft Mobile Việt Nam tại Bắc Ninh cho FIH Mobile Ltd., thuộc Tập đoàn Công nghệ Hon Hai/Foxconn (Đài Loan) và HMD Global, Oy (Phần Lan). Giá trị của thương vụ là 350 triệu USD

Cũng cần phải nhắc lại rằng, kể từ cuối năm 2014, sau khi chính thức nhận chuyển giao nhà máy này từ Tập đoàn Nokia, Microsoft đã bắt đầu các động thái dịch chuyển sản xuất về Việt Nam. Cũng vì vậy, Microsoft Mobile Việt Nam luôn được coi như một ví dụ điển hình về một làn sóng đầu tư nước ngoài nói chung, từ Mỹ nói riêng đang chảy vào Việt Nam.

my hoan toan co kha nang tro thanh nha dau tu so 1 tai viet nam trong tuong lai gan.

Mỹ hoàn toàn có khả năng trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam trong tương lai gần.

Nay, Nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam sẽ được chuyển giao cho Foxconn và đương nhiên, phần vốn đầu tư của Nhà máy sẽ được tính cho các nhà đầu tư Đài Loan, chứ không còn là khoản đầu tư từ Mỹ. Foxconn có thể sẽ thực hiện việc gia công sản xuất các sản phẩm điện thoại mang thương hiệu Nokia cho HMD tại chính nhà máy trước kia thuộc về Nokia.

Nhưng đó là một câu chuyện khác. Còn hiện tại, dù việc Microsoft bán nhà máy cho Foxconn phần nhiều do vấn đề thị trường, chứ không phải là do môi trường đầu tư Việt Nam có vấn đề, thì cũng tạo nên một nốt trầm trong “bản giao hưởng” FDI từ Mỹ vào Việt Nam. 

Một nốt trầm khác, đó là bất chấp rất nhiều kỳ vọng được đặt ra sau các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các đối tác được ký kết, trong đó có TPP, vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam chưa có sự cải thiện rõ rệt. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 4 tháng đầu năm nay, mới có 30,5 triệu USD vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam. Vì thế, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 17 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam những tháng đầu năm nay, đồng thời tụt xuống vị trí thứ 8 thay vì thứ 7 trong danh sách này, nếu tính lũy kế. Tính tới thời điểm này, các nhà đầu tư Mỹ đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 11,7 tỷ USD.

Dù đúng là có những nốt trầm, song những nốt trầm này có lẽ chưa đủ để giảm “cao độ và trường độ” của “bản giao hưởng” FDI từ Mỹ vào Việt Nam, cùng kỳ vọng tăng tốc của dòng vốn này.

Cũng ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam, một cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động không vì lợi nhuận.

Thực tế, từ tháng 7/2015, nhân chuyến thăm chính thức nước Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho Đại học Fulbright Việt Nam tại New York. Khi ấy, Tổng Bí thư đã bày tỏ sự tán thành trước quan điểm của phía Mỹ cho rằng, phát triển trường đại học này là vì con người, vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo. “Nếu làm tốt dự án này, chúng ta góp phần tăng cường khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Và cũng ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama ít ngày, nhóm các nhà đầu tư của Mỹ và Việt Nam, bao gồm Steelman Partners, Cantor Fitzgerald, Weidner Resorts và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) của đại gia Jonathan Hạnh Nguyễn, đã đề xuất một dự án phức hợp tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, với tổng mức đầu tư hơn 4 tỷ USD.

Cũng cách đây không lâu, một thông tin gây xôn xao dư luận, đó là Apple - thương hiệu khiến bất cứ quốc gia nào cũng thèm muốn các khoản đầu tư của họ - đã lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào thị trường Việt Nam. Thông tin chi tiết chưa được tiết lộ, song giới chuyên gia cho rằng, một khi Apple thực sự đầu tư vào Việt Nam, thì sẽ giống như khoản đầu tư của Intel trước kia, thông điệp về một địa điểm đầu tư rất hấp dẫn tiếp tục được gửi đi. Đây sẽ là cú hích quan trọng để giới đầu tư toàn cầu hướng về Việt Nam.

Trong khi đó, chủ đầu tư Dự án Hồ Tràm Strip (vốn đầu tư 4,2 tỷ USD), cũng vừa có quyết định quan trọng. Đó là đã mở văn phòng tại Hà Nội sau 3 năm đưa dự án đi vào hoạt động tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

“Không phải vì Tổng thống Mỹ thăm chính thức Việt Nam, chúng tôi mới mở văn phòng tại Hà Nội, nhưng cũng có liên quan phần nào vì điều đó thể hiện mối quan hệ tốt đẹp mà Việt Nam và Mỹ đang có. Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, do đó chuyến thăm của Tổng thống Mỹ lần này là bước tiến lớn trong quan hệ thương mại hai nước. Sự kiện này càng củng cố thêm niềm tin về quan hệ hợp tác có lợi cho hai quốc gia”, tỷ phú Philip Falcone, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Quỹ đầu tư Harbinger Capital (Mỹ) - quỹ đầu tư hiện tham gia đầu tư vào Dự án Hồ Tràm Strip đã nói như vậy.

Gần 10 năm trước, khi tỷ phú Philip Falcone bắt đầu đầu tư vào Hồ Tràm Strip - dự án đầu tiên tại Việt Nam, ông đã có niềm tin rằng, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất, thu hút các nguồn đầu tư quốc tế. Giờ đây, ông vẫn giữ vững lạc quan và tin tưởng vào tương lai Việt Nam như 10 năm trước. “Vì thế, tôi sẵn sàng theo đuổi mục tiêu đầu tư ở đây đến cùng”, tỷ phú Philip Falcone nói và cho biết, ông được đánh giá như một nhà đầu tư có tầm nhìn và đã luôn xem Việt Nam là quốc gia đầy tiềm năng thực sự.

Có thể, các khoản đầu tư có những lúc thăng, lúc trầm. Chính tỷ phú Philip Falcone cũng đã thừa nhận như vậy. Nhưng về dài hạn, dòng vốn đầu tư từ Mỹ thực sự có tiềm năng.

“Tôi tin Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam trong tương lai gần”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã nhấn mạnh như vậy. Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì khẳng định, Việt Nam và Mỹ đang có những cơ hội to lớn để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư.

Khi Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam, chắc chắn sẽ có những thỏa thuận hợp tác được ký kết. Đó là nền tảng để có thêm những nốt thăng trong “bản giao hưởng” FDI từ Mỹ.(BĐT)


Nhà máy lọc dầu Peru nhập hơn 1 nghìn tấn thiết bị xử lý hóa chất “Made in Viet Nam”

Ngày 19/5, nhà máy Sản xuất thiết bị xử lý hóa chất (CPE), Doosan Vina đã xuất 1,232 tấn thiết bị xử lý hóa chất công nghệ cao mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” đầu tiên sang nhà máy Lọc dầu Modernizacion Pefineria De Talara thuộc Công ty Petroperu, Peru.

Doosan Vina cho biết, Peru là quốc gia mới trong danh sách các quốc gia sử dụng sản phẩm thiết bị xử lý hóa chất công nghệ cao của Việt Nam. Hiện có 28 nước đang mua sản phẩm này của Việt Nam từ Doosan Vina

Dự ánModernizacion Pefineria De Talarađược ký kết vào ngày30/12/2014bao gồm 5 bồn áp lực công nghệ cao và 8 tháp chưng cất, trong đó bồn lớn nhất đó đường kính 7m, dài 31m và dày 36mmđược đội ngũ công nhân viên nhà máy CPE thiết kế, chế tạo trong thời gian 10 tháng kể từ tháng 4/2015.

Tất cả cácthiết bị này sẽ được vận chuyển lên tàu tại cảng chuyên dụng Doosan Vinavàmất khoảng 1 tháng rưỡi để vận chuyển đến Nhà máy lọc dầu Modernizacion Pefineria DeTalara, Peru.

Khu phức hợp Công Nghiệp Nặng Doosan Vina đóng tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Tính từkhi đi vào hoạt độngđến nay,nhà máy CPE, Doosan Vinađã hoàn thành150chuyến xuất các thiết bị xử lý hóa chấtvới chất lượng hàng đầuđếnnhiềunhà máy lọc dầu và khách hàngkháctrên toàn thế giới.

Danh sách khách hàng ngày một tăng lên đã khẳng địnhuy tín củaDoosanVina, một công tyhàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị xử lý hóa chất công nghệ cao nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Trong năm 2014, Doosan Vina đạt 4.3 ngàn tỷ đồng (200 triệu đô) về kim ngạch xuất khẩu và mục tiêu xuất khẩu trong năm 2015 là 6.4 ngàn tỷ đồng (300 triệu đô).

Doosan Vina chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm biến đổi và giúp cuộc sống con người ngày một hiện đại hơn. Các sản phẩm của Doosan Vina bao gồm: Lò hơi cho nhà máy điện nhiệt; thiết bị thu hồi nhiệt làm tăng hiệu quả sản xuất điện của một nhà máy điện điển hình lên 30%; thiết bị khử muối nước biển thành nước sinh hoạt có kích thước bằng một sân bóng đá; hệ thống cẩu trục có mặt tại các cảng, trung tâm ngành hậu thế giới và thiết bị xử lý hóa chất, biến nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩm hữu ích để chúng ta sử dụng hàng ngày.

Tập đoàn Doosan là một tập đoàn đa quốc gia chuyên về điện, nước và thiết bị phát triển cơ sở hạ tầng thế giới. Công ty đặt trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc, có chi nhánh tại 38 quốc gia trên thế giới với trên 42.600 công nhân viên. Doanh thu hàng năm đạt 22 tỉ USD.


CFO MSN: "Theo tin đồn thì Masan có thể mua Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát, thậm chí là mua cả Vinamilk, Trung Nguyên"

Giám đốc Tài chính MSN nói có rất nhiều tin đồn về các thương vụ M&A của Masan, và nếu tất cả các tin đồn là sự thật thì phải mất khoảng 5 tỷ USD để thực hiện chúng.

Ông Michael Hung Nguyen, Phó TGĐ kiêm Giám đốc Tài chính CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN - HoSE) khi trả lời về tin đồn Tập đoàn này mua Sabeco đã nói, ở Việt Nam, giao dịch nào mà nói trước thì thường không xảy ra.

Ông Michael cũng thừa nhận đã nghe nhiều tin đồn về việc Masan có thể mua Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát, thậm chí là mua cả Vinamilk, Trung Nguyên. Nếu tất cả các tin đồn đều là sự thật thì Masan phải mất khoảng 5 tỷ USD để thực hiện chúng, trong khi hiện tại Tập đoàn chỉ có 1 tỷ USD tiền mặt, đại diện Masan cho biết.

Nói về khả năng thực hiện các thương vụ M&A trong thời gian tới, Giám đốc Tài chính MSN cho biết Masan sẽ tập trung ưu tiên các ngành hàng tiêu dùng và ngành hàng liên quan tới nông nghiệp.

Vừa mới đây, công ty con Anco thuộc Masan Group đã chi khoảng 1.427 tỷ đồng để mua 11,33 triệu cổ phần, tương đương 14% vốn điều lệ của Vissan. Masan đánh giá đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển ngành cung ứng đạm động vật ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị 3F (Feed – Farm – Food).


31 cổ phiếu vào diện bị hạn chế giao dịch trên UPCoM

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo về việc đưa 31 cổ phiếu vào diện bị hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM.

Theo đó, 31 cổ phiếu này sẽ bị hạn chế giao dịch dưới hình thức chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần. Ngày hiệu lực vào 26/5/2016.

Đa số các cổ phiếu trên bị đưa vào diện hạn chế giao dịch là do vốn chủ sở hữu không dương tại ngày 31/12/2015. Bên cạnh đó, một số trường hợp do ý kiến kiểm toán trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán (BCTC năm 2015). Đáng chú ý, có ba trường hợp là FBA, PXI và VKP bị hạn chế giao dịch do không nộp BCTC kiểm toán năm 2015.


Pilosio Asia Pacific xuất khẩu lô hàng đầu tiên từ Việt Nam

Công ty TNHH MTV Pilosio Asia Pacific vừa xuất khẩu lô hàng giàn giáo kết nối đa điểm đầu tiên từ khi đi rót vốn đầu tư mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Giám đốc điều hành Pilosio Asia Pacific cho biết đây đợt xuất hàng lần này bao gồm 10 container trị giá 300.000 USD nằm trong hợp đồng xuất khẩu đơn hàng 1.000 tấn cho đối tác tại Algeria.

lo gian giao ket noi da diem dau tien cua pilosio duoc xuat khau tu nha may o viet nam

Lô giàn giáo kết nối đa điểm đầu tiên của Pilosio được xuất khẩu từ nhà máy ở Việt Nam

Pilosio Asia Pacific thuộc Tập đoàn Pilosio SPA (Italy) chuyên sản xuất cấu kiện xây dựng với 6 dòng sản giàn giáo và cốt - pha nhôm cao cấp, chịu lực cao dùng trong lĩnh vực xây dựng các công trình lớn trên thế giới như tại Dubai, Saudi Arabia, Nam Phi, Canada, Úc và Đông Nam Á.

Pilosio Asia Pacific bắt đầu thuê 4000 m2 nhà xưởng xây sẵn tại khu công nghiệp Phúc Long, tỉnh Long An từ tháng 5 năm 2015 với vốn đăng ký đầu tư khoảng 1,5 triệu USD để thăm dò môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Dự kiến tháng 8 tới đây công ty này sẽ mở rộng hoạt động sản xuất để đạt mục tiêu sản xuất 5000 tấn thành phẩm/năm vào cuối năm 2017. Đây cũng là động thái chuyển dần hoạt động sản xuất từ Italy sang Việt Nam của tập đoàn Pilosio SPA.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-11-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-11-2015

    TP.HCM sẽ có thêm 50.000 căn hộ mới trong năm 2016
    Truyền hình ‘tố’ nhau phá giá thị trường
    Cách tính thuế khoán kiểu mới
    Su-24 Nga bị bắn rơi, tài chính toàn cầu rung chuyển
    Thương lái thu gom gạo xuất khẩu, chỉ số giá lương thực tăng 0,31%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-11-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-11-2015

    Đầu tư vào Tây Bắc được vay vốn ưu đãi
    Satra hợp tác với doanh nghiệp logistics Nhật Bản
    Bộ Xây dựng thanh tra 4 dự án BĐS bị khiếu nại tại Hà Nội
    Đà Nẵng: Chọn 10 ý tưởng kinh doanh để hỗ trợ đầu tư
    Kiểm soát hoạt động thu phí tại các DN xuất khẩu lao động

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-11-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-11-2015

    HSBC: Việt Nam sẽ thành nhà xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới
    Khởi nghiệp công nghệ được đặc biệt ưu đãi đầu tư
    CPI tăng 0,58% sau 11 tháng
    Doanh nghiệp rót hơn 625 triệu USD ra nước ngoài sau 10 tháng
    Ông chủ Alibaba đổ tiền vào báo chí

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-11-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-11-2015

    Chứng khoán kỳ vọng vốn ngoại
    Sắp đưa vào giao dịch chứng quyền có bảo đảm
    Hàng không Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao
    Đề nghị thu hồi 10 dự án cảng biển
    Tín dụng trung dài hạn tăng hơn 20%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-11-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-11-2015

    Hạt điều Việt Nam chiếm 50% thị phần thế giới
    Chỉ 59 công ty đa cấp có đăng ký
    Nhân viên kinh doanh ở Việt Nam có mức lương 17,8 triệu đồng
    Giá dầu được dự báo xuống 20 USD/thùng vào năm sau
    Xuất khẩu cá cảnh cả nước đạt 10 - 12 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-11-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-11-2015

    Tập đoàn, tổng công ty nhà nước nợ nước ngoài hơn 380.000 tỷ đồng
    250.000 lao động ngành dầu khí toàn cầu đã mất việc
    Xuất trên 2,4 tỉ USD vali, túi xách: DN Việt chủ yếu gia công
    Pfizer “sáp nhập ngược” với Allergan để né thuế
    Vinalines lỗ lũy kế hơn 20.000 tỉ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-11-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-11-2015

    TP HCM còn hơn 400 dự án bất động sản chưa khởi công
    Khánh thành công trình giúp tàu 1.000 tấn vào cảng trên sông Hồng 
    Nhập khẩu thép hợp kim có thể lên tới 7 triệu tấn
    'Nở rộ' bán hàng đa cấp, Hà Tĩnh sẽ tổng kiểm tra trên địa bàn
    Ngành sữa Việt Nam trước áp lực TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-11-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-11-2015

    PVN đề nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu cho xăng dầu Dung Quất
    Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam đạt mức kỷ lục 2,5 tỷ USD
    Kết nối đưa nông sản Việt vào hệ thống siêu thị Nhật Bản
    Xây dựng hệ thống phân phối khí thấp áp 
    Ngay cả Vinamilk cũng khó đuổi kịp lợi nhuận của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-11-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-11-2015

    Việt Nam - Lối thoát cho du lịch Nga
    Hơn 20 triệu USD đầu tư chế biến dừa xuất khẩu
    Thêm 200 tỉ đồng đầu tư vào KCN Hiệp Phước
    Nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn đến VN tìm cơ hội kinh doanh
    Buôn lậu cả tài liệu cấm và quân trang

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-11-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-11-2015

    Được phép kinh doanh casino tại sân bay quốc tế Việt Nam
    Chưa sửa đổi cơ chế, chính sách tài chính đối với KKT cửa khẩu
    Gần 1.350 tỉ đồng đầu tư hai dự án giao thông lớn tại Thái Bình, Hải Phòng
    Nhật viện trợ ODA 172 tỉ yen cho 3 dự án của Việt Nam
    25% doanh nghiệp Nhật rời Trung Quốc đã chọn VN