tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-07-2016

  • Cập nhật : 11/07/2016

Trung Quốc có thể giải cứu doanh nghiệp nhà nước

Nước này đang cân nhắc cấp gói hỗ trợ cho khoảng 10 công ty quốc doanh, trong đó có hãng thép Sinosteel.

Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đang cân nhắc các biện pháp như chuyển giao cổ phiếu hoặc tài sản, tiếp quản hoạt động hoặc cấp thêm các chính sách ưu đãi. Tuy vậy, đề xuất này vẫn đang được thảo luận.Nếu kế hoạch được thông qua, đây sẽ là nỗ lực mới nhất của Chính phủ nhằm cứu trợ các công ty nhà nước. Rất nhiều doanh nghiệp đang vật lộn với dư thừa công suất và nhu cầu sụt giảm, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất 25 năm qua. 5 tháng đầu năm nay, lợi nhuận các công ty quốc doanh đã giảm khoảng 10% so với năm ngoái.

trung quoc hien san xuat mot nua so thep tren the gioi. anh: reuters

Trung Quốc hiện sản xuất một nửa số thép trên thế giới. Ảnh: Reuters

Một trong các biện pháp được cân nhắc là các công ty quản lý tài sản như China Chengtong Holdings hay China Reform Holdings tiếp quản các công ty quốc doanh gặp rắc rối. Hoặc các công ty quốc doanh yếu hơn sẽ nhận được tài sản, cổ phần từ các công ty ổn định hơn.

Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản Nhà nước Trung Quốc - cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các công ty nhà nước từ chối bình luận về thông tin này. Cổ phiếu Sinosteel Engineering & Technology hôm qua tăng 3,3% lên cao nhất từ giữa tháng 4.

Thép là một trong những ngành công nghiệp có dư cung lớn mà Trung Quốc đang tìm cách hạn chế. Các chính quyền địa phương được yêu cầu đặt mục tiêu cắt giảm công suất trước ngày 15/7 và nộp kế hoạch chi tiết vào cuối tháng, Xinhua cho biết. Nếu không hoàn thành kế hoạch, họ có thể bị "phạt nặng".


Ban hành Quy chuẩn Quốc gia về cá tra đông lạnh trong tháng 7

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT phải hoàn thiện và trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm thủy sản-cá tra phi lê đông lạnh trong tháng 7 để triển khai ngay khi Nghị định sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra tra có hiệu lực thi hành.

che bien ca tra xuat khau. anh: internet

Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Internet

Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực, thế mạnh của ngành thủy sản. Tuy nhiên hiện nay, sản phẩm cá tra vẫn bị cạnh tranh, bôi nhọ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, cách ứng phó của Việt Nam chưa hiệu quả. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thay vì tăng cường đảm bảo chất lượng thì chỉ chú trọng cạnh tranh về giá. 

Để bảo vệ hình ảnh cá tra, tiếp tục duy trì, thúc đẩy sản xuất trong nước trước bối cảnh hội nhập quốc tế, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT giao Vụ Hợp tác quốc tế, Nafiqad, Tổng cục Thủy sản phối hợp với các bên có liên quan tiếp tục thực hiện các biện pháp ngoại giao, vận động Hạ viện và Tổng thống Hoa Kỳ thông qua nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn. 

Đồng thời, các đơn vị trên cũng phối hợp hướng dẫn 58 nhà máy đang được phép xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ cam kết quản lý tốt chất lượng và an toàn thực phẩm, không còn dư lượng chất cấm trong sản phẩm.

Ông Tám cũng giao Tổng cục Thủy sản khẩn trương hoàn thiện, tham mưu Bộ trưởng trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra trong tháng 7.

Với Nafiqad, nhiệm vụ được giao là hoàn thiện và trình Bộ trưởng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm thủy sản-cá tra phi lê đông lạnh trong tháng 7 để triển khai ngay khi Nghị định sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. 

Về các giải pháp phát triển cá tra trong lâu dài, ông Tám đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển dòng sản phẩm cá tra chất lượng cao nhằm khôi phục uy tín, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường. 

Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường nội địa và xuất khẩu, giữ vững các thị trường truyền thống; cần lưu ý phát triển thị trường Trung Quốc chính ngạch, làm việc với các cơ quan quản lý liên quan để kiểm soát chặt chẽ chất lượng, bảo vệ uy tín của sản phẩm, hạn chế gian lận thương mại…(HQ)


IMF hạ dự báo tăng trưởng eurozone vì Brexit

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể chỉ tăng trưởng 1,6% năm nay và 1,4% năm 2017, thấp hơn ước đoán trước đó là 1,7% cho cả hai năm.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng triển vọng tăng trưởng trung hạn của nhóm nước này đang bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp và khối nợ cao. Ông Mahmood Pradhan - Phó giám đốc mảng châu Âu của IMF cho rằng triển vọng có thể còn tệ hơn nếu các cuộc đàm phán giữa Anh và EU tiếp tục khiến thị trường tài chính bất ổn. Vài tuần gần đây, sau khi người Anh bỏ phiếu chọn rời EU, nhà đầu tư toàn cầu đã liên tục rút khỏi các tài sản rủi ro."Nếu tâm lý phòng trừ rủi ro kéo dài, chúng tôi cho rằng ảnh hưởng lên tăng trưởng có thể lớn hơn. Tại thời điểm này, rất khó để nói quá trình này sẽ kéo dài bao lâu", ông cho biết.

trien vong kinh te eurozone nhung nam toi duoc du bao khong may sang sua. anh: reuters

Triển vọng kinh tế eurozone những năm tới được dự báo không mấy sáng sủa. Ảnh: Reuters

Thậm chí, số liệu điều chỉnh này còn là "kịch bản lạc quan nhất" của IMF. Do nó dựa trên giả thiết Anh vẫn có quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu như trước đây. Còn nếu Anh quyết định không duy trì quan hệ mật thiết với EU, và chọn dựa theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), "các biến động lớn" sẽ xảy ra.

Pradhan cho biết hiện tại "vẫn còn rất sớm để tự tin" về mối quan hệ giữa Anh và EU. Trong trung hạn, các thách thức như tỷ lệ thất nghiệp cao và quản lý yếu kém sẽ vẫn đè nặng lên tăng trưởng.

"Vì thế, tăng trưởng 5 năm tới được dự báo chỉ quanh 1,5%. Còn lạm phát vào khoảng 1,7%", báo cáo cho biết.

Họ cũng khẳng định khu vực đồng euro là người chơi lớn trên lĩnh vực thương mại thế giới. Vì vậy, sự suy yếu của khu vực này có thể ảnh hưởng lên các nền kinh tế khác, trong đó có các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ khá "hạn chế".


PVEP: Khai thác dầu khí đạt gần 3 triệu tấn

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), trong 6 tháng đầu năm 2016, ngành dầu khí phải đối mặt với thách thức giá dầu duy trì ở mức thấp, kéo dài  cùng với chi phí các loại dịch vụ chưa giảm xuống mức tương ứng đã làm giảm hiệu quả hoạt động và ảnh hưởng lớn tới tiến độ triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò của PVEP.

tong doanh thu 6 thang dau nam cua pvep uoc dat 15.006 ty dong. anh minh hoa: internet.

Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của PVEP ước đạt 15.006 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Internet.

 

Để ứng phó với diễn biến của giá dầu trong năm 2016, PVEP đã thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm đảm bảo duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Theo đó, PVEP đã chủ động xây dựng và bám sát thực hiện kế hoạch điều chỉnh với phương án giá dầu sát thực tế là 30 USD/thùng và đã tổ chức triển khai tuyệt đối an toàn, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng Tập đoàn Dầu khí (PVN) giao với 2,92 triệu tấn quy dầu, đạt 106% kế hoạch 6 tháng và 57% kế hoạch năm. Trong đó khai thác dầu đạt 2,23 triệu tấn, đạt 104% kế hoạch, sản lượng khai thác khí đạt 690 triệu m3, đạt 111% kế hoạch. 

Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt 15.006 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch 6 tháng, 39% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước là 4.532 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch 6 tháng, 36% kế hoạch năm.

Công tác phát triển mỏ Sư Tử Trắng với mục tiêu khai thác dòng khí đầu tiên (First Gas) giai đoạn 1 vào quý IV-2016 và Dự án Thu gom khí mỏ Đại Hùng với mục tiêu First Gas giai đoạn 2 vào ngày 31-8-2016 cũng đang được DN này tích cực triển khai

Giá trị đầu tư ước thực hiện trong 6 tháng của PVEP là 122,23 triệu USD (tương đương 2.750 tỷ đồng), đạt 59% kế hoạch 6 tháng và 29% kế hoạch năm.

“Khó khăn về tài chính khiến PVEP phải tối ưu công việc và ngân sách của hoạt động tìm kiếm thăm dò, trong đó tập trung cho công tác nghiên cứu Địa chất - Địa vật lý nhằm xác định vị trí giếng khoan, đảm bảo cho công tác khoan thăm dò/thẩm lượng thành công, an toàn và tối ưu chi phí thi công”, đại diện PVEP cho hay.

Theo đó,  PVEP đã tối ưu chi phí vận hành khai thác thông qua đàm phán với các đối tác dịch vụ như FSO/FPSO, giàn khoan, tàu dịch vụ, trực thăng… theo tinh thần cùng chia sẻ khó khăn. Tổng giá trị giảm giá từ 1-1-2015 đến 6-2016 đã đạt hơn 225 triệu USD, trong đó, riêng năm 2016 đã đàm phán giảm giá gần 50 triệu USD. Đối với chi phí điều hành, quản lý, trong 6 tháng đầu năm, PVEP đã cắt giảm gần 27 tỷ đồng và phấn đấu cả năm giảm khoảng 89 tỷ đồng.

Được biết, tính tới thời điểm hiện tại, PVEP đang triển khai 54 dự án dầu khí, gồm 43 dự án trong nước, 11 dự án nước ngoài, cùng 2 dự án điều tra cơ bản.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-07-2016

    Truy thu trên 2,7 tỷ đồng tiền thuế từ mặt hàng đá nhập khẩu
    Điều kiện để được kinh doanh hàng miễn thuế
    Cơ quan Hải quan có thể truy thu thuế trong thời hạn 10 năm
    DN bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 171.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-07-2016

    Miniso sắp vào Việt Nam là thương hiệu Trung Quốc mượn danh Nhật Bản?
    Brexit có thể ngăn cản phục hồi thị trường dầu mỏ?
    Start-up Việt được rót vốn triệu đôla từ cựu lãnh đạo Alibaba
    Hàng triệu người Việt Nam có thể mất việc vì người máy

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-07-2016

    CPI Trung Quốc giảm tháng thứ 2 liên tiếp
    PBOC cắt trợ giúp, đồng Nhân dân tệ ghi nhận tuần giảm thứ 5
    Trung Quốc mang 300 tỷ USD từ quỹ hưu trí đi chơi chứng khoán
    Lý do khiến FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-07-2016

    London rớt hạng Top 10 thành phố hấp dẫn đầu tư sau Brexit
    Công nghiệp sẽ mang lại cú hích mới cho quan hệ Trung Quốc-ASEAN
    Phiên đấu giá cổ phần của COMA: Chỉ bán được 80.000 cổ phần
    Thaco đạt doanh số bán hàng trên 53.000 xe

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-07-2016

    Kịch bản “lạnh gáy” của đồng nhân dân tệ
    Giá gạo châu Á chịu sức ép từ các cuộc bán đấu giá của Thái Lan
    Thái Lan sẽ xả tiếp 9,5 triệu tấn gạo trong vòng 1 năm tới
    Nền kinh tế Trung Quốc có cần thêm các biện pháp hỗ trợ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-07-2016

    Trung Quốc sửa lại định nghĩa GDP để tạo tăng trưởng trên giấy
    Tất cả đang chờ NHTW Anh hành động
    Đòi được hơn 2.400 tỷ đồng nợ xấu, Vietcombank báo lãi gần 4.200 tỷ đồng
    Ngân hàng đau đầu với khoản lỗ nghìn tỷ của Sông Đà Thăng Long

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-07-2016

    Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp sẽ IPO 6,3 triệu cổ phần
    Công ty Chứng khoán Navibank bị phạt 150 triệu đồng
    Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 7 tỷ USD
    Lợi nhuận trước thuế của VNSTEEL đạt hơn 105 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-07-2016

    Hàn Quốc xếp thứ hai trong Bảng xếp hạng Toàn cầu của UIA
    Chứng khoán ACB muốn huy động 500 tỷ đồng trái phiếu
    Vietcombank báo lãi 6 tháng tăng 38% so cùng kỳ
    DN chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-07-2016

    Trữ lượng dầu mỏ của Mỹ vượt Saudi Arabia và Nga
    Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang Thái Lan
    Dù kích cầu nhưng thị trường ô tô vẫn giảm
    Campuchia xuất khẩu 268.190 tấn gạo nửa đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-07-2016

    Dội nước lạnh vào thị trường nợ xấu hàng chục tỷ USD
    Ưu tiên phát triển công nghiệp hóa dầu từ khí thiên nhiên
    EVN giảm mạnh mua điện từ Trung Quốc
    IEA cảnh báo thế giới ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ từ Trung Đông