tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-05-2016

  • Cập nhật : 20/05/2016

Xây dựng thương hiệu riêng cho quế hồi Việt Nam

Quế, hồi hiện tại ở Việt Nam đang là thế mạnh trên thế giới, nhưng vì người nông dân và sản xuất chưa biết khai thác điều đó, tạo thế cạnh tranh yếu trên thị trường. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi chiến lược và mô hình kinh doanh

Trên thị trường có 2 dòng sản phẩm chính: tinh dầu quế hồi hóa chất và tinh dầu quế hồi tự nhiên. Ông Nguyễn Quế Anh, Chủ tịch Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh hồi Lạng Sơn cho biết, hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam đang sản xuất manh mún và không theo quy chuẩn sản xuất nào cả. Điều này dẫn đến sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả không ổn định, không giữ uy tín với khách hàng nước ngoài.

Để khắc phục điều này, một số doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi chiến lược và mô hình kinh doanh. Trong đó, Công ty TNHH Sản xuất và xuất khẩu Quế hồi Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường đã thay đổi mô hình kinh doanh, cùng các doanh nghiệp khác ở Việt Nam đưa hàng quế hồi ở Việt Nam đi thế giới.

Công ty đã khai trương nhà máy sản xuất quế hồi thành phẩm tại thôn Vàng, xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội. Trong đó có sự hỗ trợ và phối hợp của một đối tác lớn là Sunshine Holding. Các sản phẩm của nhà máy sẽ được sử dụng trực tiếp trong việc tạo ra các sản phẩm mới từ quế hồi, bước đầu xây dựng thương hiệu riêng cho hai sản phẩm này và tiến tới thay xuất khẩu nguyên liệu thô bằng việc sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam và giá trị gia tăng cao. Hướng đi này hứa hẹn một bước phát triển mới cho sản phẩm truyền thống này của nông nghiệp Việt Nam.

doanh nghiep dang tim moi cach de san xuat cac san pham mang thuong hieu viet nam va gia tri gia tang cao

Doanh nghiệp đang tìm mọi cách để sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam và giá trị gia tăng cao

Nhà máy sản xuất quế hồi Việt Nam đi vào hoạt động với 100 công nhân viên, cơ sở sản xuất rộng 3000 m2, công suất 15tấn/ngày. Hy vọng thành công của nhà máy sẽ tạo ra một xu hướng mới trong việc đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến hiện đại và xây dựng thương hiệu của các sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam. Nhà máy hoạt động sản xuất các loại sản phẩm từ quế và hoa hồi, trong đó các sản phẩm chính là tinh dầu quế hồi thiên nhiên để sản xuất nước giải khát, quế thanh kết hợp trà đen, kem đánh răng, nước rửa tay, nước súc miệng,…

Hiện sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Pakistan, Bangladesh… Nguồn nguyên liệu để sản xuất của nhà máy là quế Yên Bái và hồi Lạng sơn và đang được phân phối thị trường nội địa qua công ty Quế Hồi Ánh Dương Việt (SEE) – công ty liên kết giữa Quế Hồi Việt Nam và Sunshine holding.

Theo ông Anh, nhà máy sản xuất quế hồi này là minh chứng cho cam kết của công ty về sự bảo tồn, gìn giữ và phát triển hai loài cây quý : Quế và Hồi. Đây cũng là bước đầu trong việc xây dựng thương hiệu riêng cho quế hồi Việt Nam, mở ra định hướng phát triển hướng tới thành phẩm, nâng giá trị gia tăng trên từng sản phẩm, đưa thương hiệu quế hồi Việt Nam lên tầm quốc tế.

"Đây là một bước tiến quan trọng cho thấy các nhà sản xuất  nông nghiệp Việt Nam đã chú ý phát triển đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cuộc sống hiện đại, trực tiếp bắt tay vào xây dựng thương hiệu để hướng tới một sự phát triển bền vững. Đây cũng là mô hình tốt cho thấy sự phối hợp giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà truyền thông tiếp thị chuyên nghiệp”, ông Nguyễn Đình Thành, giám đốc tư vấn chiến lược của Sunshine Holding cho biết thêm.   


Để có 1 triệu Doanh nghiệp

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp (DN) đến năm 2020, trong đó nội dung quan trọng nhất là mục tiêu phát triển lên 1 triệu DN.

Đầu tuần này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, trong đó nội dung quan trọng nhất là mục tiêu phát triển lên 1 triệu DN. Đáng chú ý hơn nữa, Nghị quyết còn mong muốn sẽ có những DN lớn và mạnh. Khu vực tư nhân đóng góp khoảng một nửa GDP và tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất lao động tăng khoảng 5%/năm và hàng năm 30-35% DN Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo - những “tham vọng” rất lớn.

Gắn với “tham vọng” đó, Nghị quyết 39 đặt ra các mục tiêu một cách chi tiết, nhiệm vụ bao quát cho tất cả các cơ quan nhà nước. Trong đó, điểm mới là vai trò của các hiệp hội và DN được đề cao hơn, khi thì là cơ quan hỗ trợ, lúc thì có vai trò phản biện, giám sát... Tinh thần “Nhà nước kiến tạo, lấy DN là đối tượng phục vụ” cũng được thể hiện khá rõ nét tại Nghị quyết vừa ban hành.Có thể nhìn thấy qua các “tuyên ngôn” về đảm bảo quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, hay nhiệm vụ hướng dẫn DN tuân thủ quy định pháp luật và hỗ trợ được gắn với các cơ quan quản lý...

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, “tham vọng” có được 1 triệu DN, cho dù với dân số và điều kiện của Việt Nam thì số DN mục tiêu đó không phải là lớn, nhưng rõ ràng là một thách thức không nhỏ, khi lượng DN ra đời với số “chết đi” luôn song hành mấy năm nay. Chẳng hạn như năm 2013, theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng số DN đăng ký thành lập mới là 76.955 DN, trong khi số DN gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động là 60.737 DN. Năm 2014 trương quan trên thậm chí còn “bi đát” hơn, với 74.842 DN thành lập mới thì có đến 67.823 DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt động... Riêng 4 tháng đầu năm nay, các con số tương ứng là 34.721 DN và25.135DN.

Chính vì vậy, với khoảng 500 nghìn DN như hiện nay thì để đạt được mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020 mỗi năm số DN thành lập mới phải đủ bù trừ DN “chết đi” để có khoảng 100 nghìn DN, một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn. Có lẽ đó cũng là lý do mà Nghị quyết 35 có nhiều điểm rất “siết” đối với các cơ quan nhà nước cả ở Trung ương và địa phương. Theo đó, các cơ chế hỗ trợ DN sẽ được luật hóa, đi kèm là tổ chức các mô hình hỗ trợ DN thông qua phát triển mới, cấp vốn, hậu thuẫn về đơn giản hóa và giảm chi phí hành chính...

Nhưng điểm đáng chú ý nhất có thể thấy ở Nghị quyết 35 là vai trò của đối thoại, giám sát được đề cao. Giờ đây ở các địa phương, việc đối thoại với DN và báo chí được ấn định hai lần mỗi năm. Đặc biệt là để kiểm soát tiến trình cải cách cũng như ghi nhận kết quả đạt được trong hỗ trợ DN, Nghị quyết còn yêu cầu xây dựng Bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển DN để định kỳ hàng năm khảo sát, đánh giá, xếp hạng và công khai kết quả…

Nhìn lại, Nghị quyết 35 cho thấy những tư duy thay đổi về vai trò Nhà nước và DN, thấy những mục tiêu và giải pháp quyết liệt thực hiện nhiệm vụ phát triển 1 triệu DN, đồng thời cũng thấy được mong muốn “lắng nghe” của Nhà nước, đề cao vai trò của đối thoại với DN. Và đó là một bước tiến mới trong tiến trình hội nhập hiện nay. Bởi sức cạnh tranh nền kinh tế thực chất là từ quản trị nhà nước và sức mạnh DN, điều mà Nghị quyết 35 muốn thực hiện.(TBNH)


Tăng sức ép với lãi suất tiết kiệm

Xu hướng lạm phát, tỷ giá, lãi suất trái phiếu và một số kênh đầu tư khác như bất động sản tăng… đang gây sức ép lên lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Bằng nhiều hình thức khác nhau, các ngân hàng đã gia tăng khuyến mãi để tăng tính hấp dẫn cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra chương trình ưu đãi cộng lãi suất tiết kiệm online tối đa lên đến 0,3%/năm kể từ ngày 12/4. Dù có lãi suất tiền gửi tiết kiệm khá cạnh tranh, nhưng từ nay đến hết ngày 13/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vẫn triển khai chương trình khuyến mãi “Gửi tiền - trúng liền” cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch với tổng giá trị giải thưởng hơn 60 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác còn cộng thêm biên độ lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm. Chẳng hạn, ngoài mức lãi suất theo quy định, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietA Bank) còn cộng thêm biên độ 0,2% cho khách hàng gửi tiết kiệm độ tuổi từ 45 tuổi trở lên.

lai suat huy dong nhieu kha nang se tiep tuc nhich len trong thoi gian toi khi cau tin dung van tang.

Lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ tiếp tục nhích lên trong thời gian tới khi cầu tín dụng vẫn tăng.

Một số ngân hàng khác lại cộng biên độ từ 0,2 đến 0,3% cho khách hàng có giá trị tiền gửi lớn. Tại một ngân hàng có trụ sở tại TP.HCM, nhưng quy mô còn nhỏ và đang trong giai đoạn tái cấu trúc, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,8%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, số tiền gửi ít nhất là 1 tỷ đồng. Hiện ở Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sacombank, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), mức lãi suất tiết kiệm cao nhất cho kỳ hạn 13 tháng và số tiền gửi tối thiểu là 500 tỷ đồng lần lượt là 7,5%/năm, 7,55%/năm và 7,7%/năm.

Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ tiếp tục nhích lên trong thời gian tới khi cầu tín dụng vẫn tăng; Bộ Tài chính cần phát hành một lượng lớn trái phiếu chính phủ; Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống còn 40%.

Trái với việc mặt bằng lãi suất huy động tăng nhanh, mặt bằng lãi suất cho vay VND của các ngân hàng hầu như không thay đổi trong thời gian qua. Theo ông Hải, lãi suất cho vay có khả năng sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới, do các ngân hàng vẫn cần duy trì một biên lợi nhuận hợp lý khi chi phí đầu vào đã tăng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay vốn trung, dài hạn sẽ giảm cho các doanh nghiệp có chất lượng tín dụng tốt.

Chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh cũng cho rằng, mặt bằng lãi suất thời gian qua tương đối ổn định đã tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng. Trong đó, bất động sản là thị trường được hưởng lợi khi mặt bằng lãi suất giảm, nhu cầu vốn tăng làm cho tín dụng ngân hàng được tác động tích cực.

Theo ông Minh, lãi suất VND bắt đầu tăng nhẹ trong những tháng đầu năm một phần do áp lực tỷ giá trước các tác động bên ngoài, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ còn tăng lãi suất trong thời gian tới. Lãi suất tăng sẽ tác động đến nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là vay mua nhà. Cùng với đó, với Dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN, các ngân hàng có nhu cầu thu hút tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài để đảm bảo đúng tỷ lệ cho vay theo yêu cầu.

Thế nhưng, ông Minh cho rằng, lãi suất đầu ra sẽ khó tăng so với hiện nay, trừ các yếu tố bên ngoài tác động mạnh vào thị trường Việt Nam, nhất là tỷ giá nếu Fed sớm tăng lãi suất cơ bản đồng USD. Lý do là nếu lãi suất cho vay tăng, thì sẽ khó kích thích cầu tín dụng đi lên. Trước mắt, Fed đã có thông điệp chưa tăng thêm lãi suất cơ bản đồng USD.

Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia ngân hàng, hiện lãi suất vay của doanh nghiệp dao động trong khoảng 8-9%/năm đối với vốn ngắn hạn, còn vốn trung, dài hạn thì lãi suất cao hơn, nhưng cầu vốn doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu mặt bằng lãi suất tăng thêm, doanh nghiệp sẽ tính toán lại việc đầu tư, kinh doanh.


Chất lượng nông sản “xuất ngoại”- ưu tiên hàng đầu

 Đã có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Australia, EU chấp nhận hàng nông sản của Việt Nam như vải, nhãn, thanh long. Đây là những thông tin rất đáng mừng. Tuy nhiên, muốn tiến sâu hơn nữa vào những thị trường này, vấn đề chất lượng ổn định vẫn là yêu cầu hàng đầu mà DN XK phải quan tâm và gìn giữ.

qua vai cua viet nam da dat chan" toi my, australia tu nam 2015. (anh: quang tan)

Quả vải của Việt Nam đã đặt chân" tới Mỹ, Australia từ năm 2015. (Ảnh: QUANG TẤN)

Khó tính cũng "vào" được

Thông tin do Thương vụ Việt Nam tại Australia mang về lại một lần nữa khiến bà con nông dân “khấp khởi” vui mừng. Đó là Chính phủ Australia đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để cấp giấy phép NK cho xoài Việt Nam, đồng thời khởi động quá trình xem xét cho quả thanh long Việt Nam được xuất sang thị trường này. Nếu 2 loại trái cây này được cấp phép thì Việt Nam sẽ có 3 loại nông sản được Australia cho phép NK, sau mặt hàng vải tươi.

Không chỉ Australia, một số thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã chấp nhận cho thanh long, nhãn, chôm chôm của Việt Nam được XK sang nước họ. Dù số lượng XK chưa nhiều nhưng đây là minh chứng cho việc hàng Việt đã thâm nhập được vào những thị trường không hề dễ tính.

Để có được “tấm vé” sang những thị trường này, có một phần công sức của các cơ quan chức năng. Ví dụ như việc đưa vải, nhãn sang Australia, Mỹ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải trải qua quá trình đàm phán rất khó khăn và kéo dài tới 12 năm. Hoặc thời gian gần đây, các chương trình Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị nước ngoài cũng giúp cho hàng hóa Việt Nam có tiếng nói hơn. XK được là tốt song với một nước giàu tiềm năng về nông sản như Việt Nam thì con số này còn quá ít. Hàng nông sản đi Mỹ, Nhật… còn khá khiêm tốn và chủ yếu được bán tại các siêu thị ngoại. Nguyên nhân là bởi các thị trường khó tính yêu cầu rất nghiêm ngặt về kiểm dịch, an toàn thực phẩm. Đây là những trở ngại lớn nhất mà DN Việt không dễ gì vượt qua được.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận, thông thường với các thị trường chặt chẽ, khó tính, một quy trình để làm thủ tục, đưa một mặt hàng mới, đặc biệt là rau quả thâm nhập thành công vào thị trường này sẽ mất 5- 8 năm, hoặc lâu hơn. “Vì vậy, chúng ta không thể hy vọng trong 1-2 năm tới có kim ngạch XK lớn của quả vải vào Mỹ, Austrlia cũng như EU những năm tới", ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Chất lượng hóa giải mọi vấn đề

Ông Đặng Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết, trên thực tế các DN XK của Việt Nam chủ yếu làm gia công, nên không thể khẳng định được thương hiệu. “Nếu không thay đổi, thực trạng này sẽ khiến các DN Việt cứ mãi bị lu mờ trên thị trường thế giới”, ông Hải nói. Một khảo sát về hàng Việt tại nước ngoài của ông Nguyễn Quốc Thịnh, Bộ môn Quản trị thương hiệu (Trường Đại học Thương mại) cho thấy, khi hỏi người tiêu dùng nước ngoài có biết về sản phẩm của Việt Nam không, họ đều lắc đầu. Người nước ngoài chủ yếu biết đến 2 thứ của Việt Nam là Phở 24 và Vinacafe, còn bao nhiêu sản phẩm XK khác người ta ít biết đến.

Do vậy, dù mới bước đầu đưa được số lượng khiêm tốn những “đặc sản” của Việt Nam sang Mỹ, Nhật, Australia, EU nhưng vấn đề chất lượng vẫn được các chuyên gia cũng như DN có kinh nghiệm XK đặt lên hàng đầu. Thực tế đã chứng minh, EU, Mỹ rất ưa chuộng hàng thủy sản của Việt Nam và NK rất nhiều song vẫn có không ít vụ việc hàng hóa bị trả về do không đáp ứng yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hay có dư lượng kháng sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ XK của ngành thủy sản mà còn làm cho hình ảnh Việt Nam bị xấu đi trong mắt các nhà NK nước ngoài.

Có kinh nghiệm đưa hàng vào hệ thống phân phối ở nước ngoài, ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP XNK Mỹ nghệ Thăng Long cho hay, mỗi mặt hàng khi bước chân vào hệ thống phân phối ở nước ngoài đều phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể. DN phải thường xuyên cập nhật những tiêu chí đó để đưa ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của họ. Thời gian qua, mặc dù cơ quan quản lý cũng đã nỗ lực trong việc hỗ trợ DN về mặt chính sách, cơ chế… song điều quan trọng vẫn phải ở sự nỗ lực của bản thân mỗi DN. “Bất cứ một mặt hàng nào cũng vậy, muốn đặt chân được vào hệ thống phân phối nước ngoài, DN Việt cần phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ, có bao bì rõ ràng của sản phẩm đó… Điều quan trọng là các DN phải đảm bảo được chất lượng khi XK, vì ở đâu cũng vậy, muốn có được một thị trường ổn định, chỉ còn cách là chúng ta phải thường xuyên nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa”, ông Tuấn nhận định.

Đứng trên cương vị đơn vị NK hàng hóa, ông Jacques Fourvel, Cố vấn Chủ tịch Tập đoàn Casino (Pháp) cũng lưu ý, các DN cần nắm rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, về môi trường của Liên minh châu Âu bởi pháp luật của các nước thuộc Liên minh châu Âu khá tương đồng và khắt khe. Nếu các DN Việt nắm rõ và tuân thủ các quy định khi đưa hàng hóa sang thị trường này thì cũng sẽ dễ dàng đưa được hàng hóa sang nhiều thị trường khác.


70% trị giá hàng xuất khẩu trong tay doanh nghiệp nước ngoài

 37,23 tỷ USD là tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính đến hết tháng 4, theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan, chiếm đến 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.

san xuat linh kien o to, xe may tai cong ty tnhh dien stanley viet nam (ha noi)- mot dn fdi cua nhat ban. anh: t.binh.

Sản xuất linh kiện ô tô, xe máy tại Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam (Hà Nội)- một DN FDI của Nhật Bản. Ảnh: T.Bình.

Xét về mặt số lượng, các DN FDI có 29 trên tổng số 45 nhóm mặt hàng xuất khẩu chính được Tổng cục Hải quan thống kê (tương đương hơn 64%).

Đáng chú ý, các DN nước ngoài gần như ấp đảo về trị giá xuất khẩu ở các mặt hàng công nghệ cao như điện thoại, máy vi tính.

Cụ thể, nhóm hàng điện thoại và linh kiện chiếm tới 99,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước (11,315 tỷ USD/11,338 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 97,5% (4,912 tỷ USD/5,039 tỷ USD).

Một nhóm hàng xuất khẩu lớn khác là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, các doanh nghiệp nước ngoài cũng chiếm 89,4% trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước (2,571 tỷ USD/2,877 tỷ USD).

Đặc biệt, nhiều mặt hàng được xem là thế mạnh truyền thống của Việt Nam cũng đang bị các DN nước ngoài áp đảo như dệt may; giày, dép.

Trong đó, trị giá xuất khẩu dệt may của DN FDI đạt 4,136 tỷ USD, chiếm gần 60,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong khi tỷ lệ này của ngành hàng giày, dép lên đến 80,9%.

Hiện nay, DN trong nước chỉ còn chiếm ưu thế với DN FDI ở những mặt hàng xuất khẩu liên quan đến nông sản (cà phê, gạo, hạt điều, cao su, rau quả…), thủy sản, hoặc đến tài nguyên khoáng sản (dầu thô, than đá, các loại quặng…).

Đặc biệt, các DN FDI dường như không quan tâm đến lĩnh vực chế biến, xuất khẩu hạt điều và “nhường” sân chơi trị giá 688 triệu USD xuất khẩu (tính đến hết tháng 4) cho DN trong nước.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-05-2016

    Trung Quốc “bơm” thêm 20 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ thanh khoản
    Cam go "trận đánh" lãi suất
    Việt Nam mới hơn 90 triệu dân, nhưng đã có tới 100 triệu thẻ ngân hàng
    Lãi suất cho vay sẽ giảm nhờ... VAMC?
    Chưa đến lúc thành lập Sở Giao dịch vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-05-2016

    Du lịch Việt hồi hộp ngóng tin miễn visa
    Quý I, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su chủ yếu
    Hạt điều tăng giá, nông dân lãi khá
    Ẩn số Mỹ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam?
    GDP quý 2 sẽ vọt qua 6%?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-05-2016

    Chìa khóa giúp châu Á đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
    VietinBank thoái hơn 50% vốn tại SaigonBank
    Lại thêm lô hàng thủy sản xuất khẩu bị EU cảnh báo
    Giá thép Hòa Phát đã tăng 15,7% từ khi thép Trung Quốc bị áp thuế nhập khẩu
    Đường thiếu, liệu giá có tăng?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-05-2016

    Chờ những nốt thăng trong “bản giao hưởng” FDI từ Mỹ
    Nhà máy lọc dầu Peru nhập hơn 1 nghìn tấn thiết bị xử lý hóa chất “Made in Viet Nam”
    CFO MSN: "Theo tin đồn thì Masan có thể mua Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát, thậm chí là mua cả Vinamilk, Trung Nguyên"
    31 cổ phiếu vào diện bị hạn chế giao dịch trên UPCoM
    Pilosio Asia Pacific xuất khẩu lô hàng đầu tiên từ Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-05-2016

    Mua bán và sáp nhập: Không dễ "hóa rồng"
    Nga muốn nâng kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 10 tỷ USD năm 2020
    Thách thức của ngân hàng từ tấn công mạng ngang với kiểm soát nợ xấu
    MWG 4 tháng doanh thu nửa tỷ USD, mảng điện máy tăng 200% 
    Hơn 23 tỷ đồng tồn kho cá ngừ và một năm “đóng băng” hoạt động của Thủy sản Việt Nhật

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-05-2016

    Cần có chiến lược phát triển ngành logistics hội nhập
    Tổng kim ngạch XNK của khối doanh nghiệp FDI đạt 67,78 tỷ USD
    Vẫn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản ngân hàng
    Vàng trang sức mở đầu ra, tắc đầu vào
    Đến lượt Suzuki dính bê bối, cổ phiếu lao dốc chóng mặt

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-05-2016

    Netflix và Amazon đối mặt với các quy định chặt chẽ hơn từ EU
    Smartphone Nokia trở lại, liệu có lợi hại hơn xưa?
    Hà Nội: Đưa thương mại điện tử thành hoạt động phổ biến
    Bảo hiểm Việt Nam trong TPP còn yếu
    Trút bỏ gánh nặng thuế, phí cho DN

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-05-2016

    Chỉ số giá nhà TPHCM lên cao nhất gần 4 năm
    Đức hỗ trợ vốn phát triển điện gió tại Việt Nam
    Ngân hàng Shinhan bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
    Vụ IPO lớn nhất lịch sử Hàn Quốc dự kiến thu về 4,8 tỷ USD
    Tín dụng TPHCM dự báo tăng 18% trong năm nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-05-2016

    Fed: Sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 nếu số liệu kinh tế cải thiện
    Amata sẽ đầu tư 200 triệu USD vào các KCN Biên Hòa và Long Thành
    Giới tài chính Mỹ sẽ đổ tiền vào Việt Nam sau chuyến thăm của ông Obama?
    TPHCM: Cho thuê văn phòng đạt công suất cao nhất 8 năm
    Thị trường dầu mỏ: Còn quá sớm để nói từ biệt tình trạng thừa cung

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-05-2016

    Cơn khát bất động sản Mỹ của người Trung Quốc
    Nhật Bản thoát suy thoái
    Jollibee mở thêm 20 cửa hàng trong một năm
    Ngỡ ngàng doanh nghiệp phải nộp tới 39,4% lợi nhuận
    Lỗ 2.000 tỷ đồng, Đạm Ninh Bình phải dừng hoạt động