Brexit có thể làm thị trường tiền tệ thiệt hại 35 đến 40 tỷ USD
Xuất khẩu trên 1 triệu lít nước dừa đóng hộp
Doanh nghiệp VN chưa “mặn” với trọng tài quốc tế
Dòng tiền lại ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi
Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-07-2016
- Cập nhật : 24/07/2016
Nhập khẩu từ Trung Quốc có chiều hướng giảm
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2016 có chiều hướng giảm, đây là điểm đáng chú ý trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong nửa đầu năm nay.
Công chức Hải quan Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị. Ảnh: T.Bình.
Theo thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố, hết tháng 6, cả nước nhập khẩu lượng hàng hóa từ Trung Quốc đạt trị giá 23,165 tỷ USD. Dù vẫn duy trì vị thế đứng đầu về thị trường nhập khẩu của Việt Nam nhưng con số này đã có mức giảm tương đối lớn tới hơn 800 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ đạt 23,973 tỷ USD).
Biểu đồ trị giá kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm từ Trung Quốc của 4 năm gần đây. Đơn vị tính Tỷ USD. Đồ họa: T.Bình.
Đây là một điều hết sức đáng chú ý, vì theo quan sát của chúng tôi về hoạt động XNK với Trung Quốc nhiều năm gần đây, quốc gia này luôn duy trì một tốc độ “tăng mạnh đều” về trị giá xuất khẩu hàng hóa vào nước ta qua từng năm.
Như trong 6 tháng đầu năm 2015, trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tăng tới 4,29 tỷ USD so với cùng kỳ 2014 (cùng kỳ 2014 mới đạt 19,683 tỷ USD); còn 6 tháng đầu năm 2014 kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia này tăng 2,645 tỷ USD so với cùng kỳ 2013 (cùng kỳ 2013 mới đạt 17,038 tỷ USD)…
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc có chiều hướng giảm, nhưng hết tháng 6-2016, cũng đã có tới 5 nhóm hàng nhập khẩu từ quốc gia này đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên.
Trị giá kim ngạch nhập khẩu 5 nhóm hàng lớn từ Trung Quốc (tính đến hết tháng 6-2016). Đơn vị tính: Tỷ USD. Đồ họa: T.Bình.
Đứng đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 4,175 tỷ USD. Tiếp theo là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,87 tỷ USD; vải các loại đạt 2,63 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,53 tỷ USD; sắt thép đạt 2,101 tỷ USD.(HQ)
TP.HCM: Kim ngạch xuất khẩu dệt may, giày dép giảm
Theo Sở Công Thương TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố ước đạt 12,44 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kì năm 2015.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm nông – lâm – thủy sản ước đạt 2,21 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kì. Một số mặt hàng có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kì năm 2015 như gạo tăng gần 183%, cà phê tăng gần 33%, chè tăng trên 48%, nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng cao là do kim ngạch XK vào thị trường Trung Quốc có mức độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kì năm 2015.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm công nghiệp ước đạt gần 9 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kì. Trong đó các mặt hàng có mức tăng trưởng khá như gỗ và sản phẩm gỗ tăng trên 12%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng gần 26%, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng gần 16%, phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng trên 27%.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp không cao so với cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2015 tăng 14,1%) do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép giảm (6 tháng 2015 tăng trưởng XK của ngành dệt may là 2,5%, 6 tháng 2016 chỉ tăng 0,87% so với cùng kỳ). Tương tự, đối với mặt hàng giày dép 6 tháng 2015 tăng 14%, trong khi 6 tháng 2016 giảm trên 10,04% so với cùng kỳ.
Sở Công Thương TP.HCM cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp ngành dệt may đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới. Đơn hàng xuất khẩu mà đối tác đặt hàng doanh nghiệp đã có xu hướng giảm từ đầu năm và kèm theo đó là giảm giá xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thành phố đang phải cạnh tranh với các đối thủ láng giềng như Lào, Campuchia, Bangladesh,… Mặt khác, do điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1-1-2016, với cơ cấu 60% giá thành sản phẩm là tiền lương trả cho lao động, các doanh nghiệp ngành dệt may và da giày thành phố đang có xu hướng di dời về các tỉnh, thành để tận dụng nguồn lao động giá rẻ hơn so với thành phố.
Hàng hóa xuất nhập khẩu vượt 177 tỷ USD
Việt Nam vẫn đang duy trì được vị thế xuất siêu tính đến ngày 15-7. Trong ảnh, hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình.
Như vậy, cán cân thương mại hàng từ đầu năm đến hết ngày 15 tháng 7-2016 còn mức thặng dư gần 1,61 tỷ USD, giảm nhẹ so với thời điểm 30-6-2016.
Theo Tổng cục Hải quan, đến hết ngày 15-7, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 89,3 tỷ USD, tăng 6,5% (tương ứng tăng gần 5,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý, so với nửa cuối tháng 6-2016, xuất khẩu trong kỳ nửa đầu tháng 7 có biến động mạnh theo hướng tăng trưởng ở một số nhóm hàng như: Clanke và xi măng tăng 36,5% tương ứng tăng 6 triệu USD; hàng rau quả tăng 28,7%, tương ứng tăng 26 triệu USD; cao su tăng 18,3%, tương ứng tăng 12 triệu USD...
Trái ngược với mức tăng của các nhóm hàng trên, một số mặt hàng xuất khẩu có chiều hướng giảm như than đá giảm 98,9% tương ứng giảm 3 triệu USD; sắt thép các loại giảm 48,3%, tương ứng 59 triệu USD; đá quý, kim loại mầu và sản phẩm giảm 36,9%, tương ứng giảm 35 triệu USD; hóa chất giảm 31%, tương ứng giảm 16 triệu USD...
Đối với hoạt động nhập khẩu, tính đến hết ngày 15-7, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 87,7 tỷ USD, giảm 0,7% (tương ứng giảm 584 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.
So với nửa cuối tháng 6-2016, nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 7, tăng mạnh ở một số nhóm hàng: Nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 51,7%, tương ứng tăng 5 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 45%, tương ứng 16 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 41,9%, tương ứng tăng 53 triệu USD; xe máy và linh kiện, phụ tùng tăng 29,9%, tương ứng tăng 5 triệu USD...
Ngược lại các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm như: Đậu tương giảm 73% tương ứng giảm 74 triệu USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 61,6%, tương ứng giảm 36 triệu USD; khí đốt hóa lỏng giảm 59,7%, tương ứng giảm 14 triệu USD; quặng và khoáng sản khác giảm 45,3%, tương ứng giảm 16 triệu USD...(HQ)
Vốn FDI vào Đồng Nai đạt trên 1,3 tỷ USD
Theo Sở kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, tính từ đầu năm 2016 đến ngày 19-7, tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn tại Đồng Nai đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 134% kế hoạch cả năm 2016.
Trong đó, cấp mới 58 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn 724 triệu USD. Trong số này có 13 dự án có vốn đầu tư từ 10 triệu USD trở lên với vốn đầu tư đăng ký 607 triệu USD, chiếm 84% vốn đầu tư mới. Bên cạnh đó còn có 44 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn tăng thêm là 617 triệu USD.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Đồng Nai chủ yếu thuộc các quốc gia châu Á, phần lớn vẫn là các dự án của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Brunei Darussalam. Trong đó 25 dự án đầu tư Hàn Quốc có tổng vốn đầu tư đăng ký là 125 triệu USD, 11 dự án Nhật Bản có tổng vốn đầu tư đăng ký là 52 triệu USD và 6 dự án Đài Loan có tổng vốn đầu tư đăng ký là 35,5 triệu USD.
Một số dự án cấp mới tiêu biểu trong năm nay gồm có dự án thành phố Amata Long Thành của Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn Amata Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký trên 309 triệu USD (Thái Lan); dự án Công ty TNHH Dong Won Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký là 60 triệu USD (Hàn Quốc); dự án Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Promax Textile, với vốn đầu tư đăng ký là 55 triệu USD (Brunei)…
Một số dự án tăng vốn tiêu biểu gồm có dự án Bệnh viện Đại học Y dược Shink Mark của Đài Loan tại thành phố Biên Hòa với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 100 triệu USD; dự án Công ty TNHH Shing Mark Vina của British Virgin Islands tại KCN Bàu Xéo với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 100 triệu USD; dự án Công ty TNHH Hewaseung Vina của Hàn Quốc tại KCN Nhơn Trạch 1 với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 70 triệu USD; dự án Công ty Công ty TNHH Dong -Il Việt Nam của Hàn Quốc tại KCN Long Thành với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 51 triệu USD.(HQ)