Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp đón FTA
Lãi suất 0% chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng
23 nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Mỹ
200 triệu USD 'chảy' vào địa ốc
Năm 2016, có thể cho phép Cổ phiếu trên Upcom được giao dịch ký quỹ
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-09-2015
- Cập nhật : 29/09/2015
Xây 25 cây cầu bằng 1.600 tỷ đồng vốn vay Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý chủ trương làm 25 cây cầu để thay thế 31 cầu thuộc Dự án tín dụng ngành GTVT đã dừng hoặc điều chuyển sang các dự án khác để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2, sử dụng vốn vay của JICA.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Giao thông vận tải hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, thực hiện việc phê duyệt, điều chỉnh dự án theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm tổng mức đầu tư không vượt quá phạm vi nguồn vốn vay JICA - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (bao gồm cả dự phòng) của Hiệp định đã ký.
Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Nam Định bố trí ngân sách địa phương để đầu tư đường dẫn từ cầu Tân Phong đến quốc lộ 21B, bảo đảm phù hợp với tiến độ xây dựng phần cầu nhằm phát huy tốt hiệu quả vốn đầu tư.
Chương trình thay thế cầu yếu trên các quốc lộ trong cả nước được triển khai qua 2 giai đoạn, sử dụng vốn vay của JICA. Giai đoạn 1 đã hoàn thành 144 cầu đưa vào khai thác, phát huy tốt hiệu quả vốn đầu tư. Giai đoạn 2 dự kiến thực hiện 82 cầu với tổng mức đầu tư trên 5.800 tỷ đồng.
Bộ Giao thông vận tải đã rà soát, dừng và chuyển sang các dự án khác với tổng số 31/82 cầu (gồm 11 cầu chỉ sửa chữa, gia cố và chưa cần thay thế; cầu Ghép trên quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Diễn Châu được chuyển sang dự án mở rộng quốc lộ 1; 14 cầu chuyển sang sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ; 4 cầu chuyển sang sử dụng vốn xã hội hóa BOT; cầu Xà Ợt 2 trên quốc lộ 9 đã được Thủ tướng cho phép chuyển sang dự án khác).
Sau khi rà soát, kinh phí quốc lộ 2 dự kiến còn dư khoảng 1.900 tỷ đồng. Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị Thủ tướng cho phép sử dụng phần vốn dư nêu trên để đầu tư bổ sung 25 cầu khác (gồm cầu Tân Phong trên tuyến đường bộ mới nối QL10 với QL21, vượt sông Đào thuộc tỉnh Nam Định; 24 cầu sử dụng vốn vay JICA và vốn đối ứng còn dư của giai đoạn 2). Tổng kinh phí đầu tư cho 25 cầu nêu trên là 1.686 tỷ đồng.
Đề nghị Cameroon xử lý vướng mắc dự án liên doanh của Viettel
Đây là đề nghị của Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Cameroon ngày 27.9 diễn ra tại New York (Mỹ).
TPHCM hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của Samsung
Thành phố sẽ hỗ trợ ít nhất 5 doanh nghiệp trong nước được chấp nhận tham gia chuỗi cung ứng của Tập đoàn Samsung, đặc biệt là cung ứng cho nhà máy của Tập đoàn này trong Khu Công nghệ cao và các nhà cung ứng cấp 1 của Tập đoàn.
UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đáp ứng các yêu cầu của Tập đoàn Samsung giai đoạn 2015-2016.
Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ ít nhất 5 doanh nghiệp trong nước được chấp nhận tham gia chuỗi cung ứng của Tập đoàn Samsung, đặc biệt là cung ứng cho nhà máy của Tập đoàn này trong Khu Công nghệ cao và các nhà cung ứng cấp 1 của Tập đoàn.
Đồng thời, thành phố sẽ hỗ trợ ít nhất 2 doanh nghiệp trong nước nhận chuyển giao công nghệ phù hợp để tham gia chuỗi cung ứng của Tập đoàn.
Ngoài ra, hỗ trợ triển khai Phòng trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ các sản phẩm cần mua của Samsung tại thị trường nội địa để doanh nghiệp trong nước chủ động đến tìm hiểu nhu cầu, kết nối trực tiếp với Samsung và có kế hoạch phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu của Samsung tại Khu Công nghệ cao.
Trước đó, hồi tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Samsung khởi công xây dựng Khu phức hợp điện tử gia dụng tại Khu công nghệ cao TP HCM với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD. Dự kiến đây sẽ là nơi nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm tivi cao cấp như SUHD, Smart TV, LED TV đến các thiết bị gia dụng khác...
Hàng loạt doanh nghiệp muốn rót vốn vào các sân bay
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải tình hình triển khai thực hiện các dự án xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.
Theo đó, trên cơ sở chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải về việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho các công trình hạ tầng hàng không, hiện đã có hơn 10 doanh nghiệp bày tỏ muốn được trở thành nhà đầu tư của các dự án trong lĩnh vực hàng không mà Bộ đang kêu gọi đầu tư.
Một trong những dự án nhận được nhiều sự quan tâm nhất là dự án xây dựng ga hành khách quốc tế của sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều kiện để các doanh nghiệp trở thành nhà đầu tư dự án này lại được cho là khá chặt chẽ khi doanh nghiệp sẽ phải chồng đủ số tiền đầu tư cho dự án trong vòng 3 tháng kể từ ngày đạt được thỏa thuận góp vốn. Ngoài ra, sau khi hoàn vốn, các nhà đầu tư phải chuyển nhượng lại cổ phần cho ACV với giá 0 đồng.
Theo ACV, mặc dù điều kiện khá ngặt nghèo như vậy nhưng đến giữa tháng 9/2015, đã có 6 trong số 8 doanh nghiệp/liên danh các nhà đầu tư gửi hồ sơ về ACV sau khi đã ngỏ lời đăng ký tham gia trước đó. Trong số này có rất nhiều cái tên quen thuộc với ngành hàng không như Công ty Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn hay liên danh của Hãng hàng không Vietjet Air - Ngân hàng HDBank.
Bên cạnh đó là một số công ty lớn từng tham nhiều dự án BOT giao thông như Công ty Yên Khánh, Đầu tư Xây lắp dầu khí IMICO…
Trước đó, liên danh hai nhà đầu tư gồm Công ty Cổ phần Việt Xuân Mới và Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Bình cũng đã có đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải xin đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) theo hình thức BOT.
Dự án thứ hai nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu là dự án nhà để xe ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện cũng có tới 3 doanh nghiệp sẵn sàng tham gia làm cổ đông trong đề án lập công ty cổ phần mà ACV sẽ góp 20% vốn.
Danh sách các nhà đầu tư góp vốn gồm Tổng cồng ty 319 - Bộ Quốc phòng, Công ty Hạ tầng Đông Á và Công ty CP Đầu tư Vina – Invest. Công trình nhà để xe 5 tầng này dự kiến có mức đầu tư gần 460 tỷ đồng. Các nhà đầu tư sẽ có 12 năm 9 tháng để hoàn vốn rồi chuyển giao lại cho ACV với giá 0 đồng.
Dự án ga hàng hóa sân bay Cát Bi cũng đang nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư. Hồi giữa năm nay, cả Hãng hàng không Vietjet Air và Công ty Cổ phần Khoáng sản Hợp Thành cũng đều muốn triển khai độc lập. Tuy nhiên, mới đây hai doanh nghiệp lại ngỏ ý muốn được bắt tay cùng thực hiện.
Ngoài ra, dự án nhà để xe ôtô T2 Nội Bài cũng đang được các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư. Theo ACV, hiện doanh nghiệp đang làm việc với liên danh gồm Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC - Công ty Cổ phần HJC và Công ty Cổ phần Trung Thành để thỏa thuận các điều kiện hợp tác.
Mới đây, trong tờ trình cấp thẩm quyền mới nhất về chủ trương chuyển nhượng quyền khai thác thác sân bay Phú Quốc, ACV đã thay đổi khái nhiệm “chuyển nhượng” bằng hình thức “cho thuê” các dịch vụ, hạ tầng tại sân bay này.
Hiện hai tập đoàn tư nhân lớn là tập đoàn Liên Thái Bình Dương với tập đoàn T&T đã gửi hồ sơ lên Bộ Giao thông Vận tải muốn tham gia khai thác sân bay này.
Sửa luật thuế, doanh nghiệp vốn mỏng sẽ gặp khó?
Chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí hợp lý đối với khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế được trình ra Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 10 tới đây cho biết.
Theo đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), quy định trên nhằm sửa đổi những bất cập trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và được thể hiện trong Khoản 3 Điều 1 dự thảo.
Bất cập được chỉ ra là không có quy định khống chế khoản chi phí lãi tiền vay được tính vào chi phí đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn tới tình trạng doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu rất cao.
Theo Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp có khoản vay vốn sản xuất kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của doanh nghiệp và cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước.
"Việc bổ sung quy định về vốn mỏng là cần thiết nhằm phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích tích tụ, đầu tư trực tiếp phù hợp điều kiện Việt Nam và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế", đại diện Bộ Tài chính nêu rõ.
Bộ Tài chính cũng khẳng định, từ năm 2016 cần quy định tỷ lệ khống chế chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu tức là 5/1 đối với sản xuất và 4/1 đối với các lĩnh vực còn lại.
Đồng thời, từ ngày 1/1/2019 tỷ lệ khống chế chi phí lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá vốn chủ sở hữu là 4/1 đối với lĩnh vực sản xuất và 3/1 đối với lĩnh vực còn lại.
Nêu quan điểm về vấn đề này, bà Đặng Thị Bình An, Chủ tịch HĐTV Công ty tư vấn thuế C&A cho rằng, không nên phân chia theo ngành kinh doanh mà nên để một hệ số thống nhất cho tất cả các ngành.
Theo bà An, các doanh nghiệp hiện kinh doanh nhiều ngành nghề, theoLuật Đầu tư chỉ ưu đãi một số ngành nghề và địa bàn do đó để dễ dàng thực hiện và tạo sự công bằng không nên chia theo lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực khác để áp dụng thực hiện.
Cũng theo bà An, lộ trình được Bộ Tài chính xây dựng trong dự thảo là quá nhanh. Theo đó đề xuất lộ trình thích hợp hơn: từ năm 2016 đến 2019 tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 5/1; từ năm 2019 đến 2020 là 4/1 và từ 2020 trở đi là 3/1. Tỷ lệ 3/1 là tỷ lệ được OECD khuyến cáo.
Thậm chí, về tỷ lệ 5/1 chuyên gia tư vấn thuế, ông Phạm Ngọc Long còn cho biết, tỷ lệ này không phù hợp cho một số doanh nghiệp sản xuất như khai thác mỏ, xi măng cần nhiều vốn để đầu tư tài sản cố định phục vụ sản xuất dài hạn.