Chè Việt quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan
Doanh nghiệp châu Âu quan tâm dự án khu đô thị Thủ Thiêm
Kiến nghị tăng vốn dự án tàu điện ngầm
Mời doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ĐBSCL
Thêm vốn ngoại vào thị trường bất động sản
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-10-2015
- Cập nhật : 01/10/2015
8 sòng bài của VN thu 1.379 tỉ đồng năm 2014
Đó là con số gây bất ngờ do Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN) công bố sáng 30-9 tại Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu ngành vui chơi có thưởng ở VN.
Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy VN có 64 công ty xổ số kiến thiết, 8 sòng bài, 2 địa điểm cá cược thể thao. Trong đó, riêng 8 sòng bài hợp pháp (chỉ cho người nước ngoài chơi) năm 2014 đã có doanh thu tới 1.379 tỉ đồng, nộp ngân sách khoảng 40% (theo Bộ Tài chính là 339 tỉ đồng).
Các công ty sổ xố kiến thiết ở VN, theo báo cáo, cũng có doanh thu rất lớn, năm 2014 lên tới khoảng 3 tỉ USD (theo Bộ Tài chính là khoảng 64.000 tỉ đồng). Các công ty sổ xố kiến thiết cũng đã đóng góp ngân sách khoảng 20.000 tỉ đồng (khoảng 1 tỉ USD).
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng khẳng định còn khu vực vui chơi có thưởng bất hợp pháp chưa thể có con số thống kê chính xác nhưng rất lớn. Bởi riêng các vụ việc Bộ Công an báo cáo thì có tới 200 chủ đề tập trung ở 18 tỉnh thành, mỗi ngày một chủ đề thu vào khoảng 500 triệu đồng đến hàng tỉ đồng…
Đặc biệt, nghiên cứu khẳng định qua khảo sát ở Tây Ninh, trung bình mỗi ngày có tới 200 lượt người VN xuất cảnh sang Campuchia để chơi ở sòng bài. Những ngày thứ bảy, chủ nhận lên tới 700-800 lượt người.
“Doanh thu của các sòng bài Campuchia khoảng 250 triệu USD/năm (khoảng 5.000 tỉ đồng) mà đa số người chơi là người Việt” - báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng cho biết.
Việt Nam tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu
Việt Nam tăng 12 bậc so với năm ngoái trong báo cáo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh (GCR) 2015-2016 vừa công bố hôm 29-9.
Theo báo cáo, Việt Nam đứng ở vị trí 56, đạt 4,3 điểm về năng lực cạnh tranh so với mức điểm dao động từ 5,443-5,76 của top 10 nước thống trị bảng xếp hạng. Vị trí này cho thấy sự tăng vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam so với vị trí 68 trong báo cáo về năng lực cạnh tranh một năm trước đó của WEF.
Năm nay, Thụy Sỹ vẫn giữ vững vị trí đầu bảng với 5,76 điểm, trong khi hai vị trí tiếp theo trong tốp 10 quốc gia có năng lực cạnh tranh mạnh nhất là Singapore và Mỹ cũng không thay đổi so với năm ngoái.
Trong khi đó, Hà Lan được đánh giá là quốc gia tăng bậc ngoạn mục nhất trong tốp 10 khi vươn kên vị trí thứ 5 so với vị trí thứ 8 của năm ngoái.
Ấn Độ cũng thể hiện sự vượt bậc đáng nể trong tổng số 140 nền kinh tế được xếp hạng khi tăng tới 16 bậc lên tới vị trí 55. Trong khi đó, nền kinh tế số 2 thế giới – Trung Quốc vẫn giữ nguyên ở vị trí 28 so với năm ngoái.
Vinalines có Chủ tịch và Tổng giám đốc 7x
Sáng 30/9, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố các quyết định nhân sự đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Từ 1/10, ông Lê Anh Sơn - Tổng giám đốc sẽ ngồi vào ghế Chủ tịch thay cho ông Nguyễn Ngọc Huệ nghỉ hưu. Trong khi đó, Phó tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh cũng sẽ tạm quyền làm Tổng giám đốc thay cho ông Lê Anh Sơn từ ngày mai.Cả hai lãnh đạo cao nhất của Vinalines đều khá trẻ. Tân Chủ tịch Lê Anh Sơn sinh năm 1971, là thạc sỹ chuyên ngành tài chính ngân hàng. Trước khi đươc bổ nhiệm làm Tổng giám đốc hồi đầu năm ngoái, ông Sơn từng trải qua nhiều vị trí khác nhau như Phó tổng giám đốc, trưởng các ban và đơn vị hạch toán phụ thuộc của Vinalines.
Ông Lê Anh Sơn thôi làm Tổng giám đốc để đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines từ 1/10
Ông Sơn được biết đến như là người cầm lái chính trong giai đoạn Vinalines khó khăn nhất khi phải tái cơ cấu tài chính trong bối cảnh doanh nghiệp nợ hơn chục nghìn tỷ đồng. Mua bán nợ theo cơ chế thị trường là điều ông mà Sơn theo đuổi và đã có những kết quả tích cực. Chỉ riêng trong nửa đầu năm nay, doanh nghiệp đã tái cơ cấu được hơn 1.900 tỷ, đưa dư nợ gốc đến 30/6 chỉ còn hơn 7.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, quyền Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh ít hơn 4 tuổi, từng đảm nhận vị trí Trưởng ban Tài chính và quản lý vốn góp, rồi làm Phó tổng giám đốc.
Đánh giá về hai nhận sự chủ chốt này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công nhìn nhận đây là những người góp công lớn vực con tàu Vinalines tưởng như sắp phá sản gượng dậy để gánh vác vai trò là doanh nghiệp chủ lực trong việc thực hiện chiến lược kinh tế biển của Việt Nam.
6 tháng đầu năm nay, doanh thu của Tổng công ty đạt trên 9.350 tỷ, bằng 51% kế hoạch năm 2015 và bằng 99% so với cùng kỳ 2014. Mặc dù hai quý đầu năm, toàn Tổng công ty dự kiến vẫn lỗ gần 200 tỷ, nhưng riêng công ty mẹ đã báo lãi 124 tỷ đồng.
Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghiệp
Ngày 30-9, Bộ TN&MT đã tổ chức hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những nỗ lực trong khắc phục, cải thiện môi trường trong thời gian qua. Tuy nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi trường vẫn đang tồn tại một số khu vực gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tài nguyên thiên nhiên vẫn đang bị khai thác quá mức, nhiều cơ chế chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, trùng lặp, tính khả thi chưa cao, thực thi pháp luật chưa nghiêm.
Đội ngũ cán bộ về môi trường còn thiếu và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa phát huy tốt vai trò cộng đồng, các tổ chức quần chúng trong việc giám sát thực thi bảo vệ mội trường. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng tinh vi, nghiêm trọng.
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe và thể chất giống nòi. Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, chú trọng nâng cao TP môi trường trong cơ cấu giá trị của hàng hóa, dịch vụ, hình thành các sản phẩm xanh, dịch vụ xanh thân thiện với môi trường: "Đặc biệt không cho phép các dự án gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường, kiểm soát chặt chẽ, không để Việt Nam trở thành bãi thải công nghiệp lạc hậu của các nước phát triển" - Thủ tướng nói.
Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Công Thương), số lượng các vụ vi phạm nhập khẩu chất thải nguy hại trái phép có diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2011 phát hiện 17 vụ với khối lượng chất thải nguy hại bị thu giữ là 573 tấn, năm 2012 phát hiện 30 vụ, thu giữ 3.868 tấn...
Vay hàng chục tì đồng để có tiền ký quỹ
Để có tiền ký quỹ, các doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng cho từng lần nhập khẩu.
Sau một năm rưỡi chờ đợi, các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất trong các lĩnh vực thép, giấy... tiếp tục thất vọng khi thông tư 41 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất vừa được Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành, có hiệu lực từ ngày 27-10, vẫn yêu cầu ký quỹ cho các lô nguyên liệu nhập khẩu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải có giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường, văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận phù hợp có tên trong danh sách đã được chỉ định. Với khối lượng nhập khẩu trên 200 tấn/năm, giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường phải do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp, với thời hạn chờ cấp lên đến 40 ngày (trước đây chỉ 30 ngày).
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Ngọc Bảo, phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy VN, cho rằng gần như các phản ảnh khó khăn của doanh nghiệp “đã không được ban soạn thảo ghi nhận và sửa đổi”.
Trong khi đó, để có tiền ký quỹ, các doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng cho từng lần nhập khẩu, phải trả lãi vay ngân hàng, khả năng cạnh tranh bị suy giảm do sản phẩm bị đội giá