Bộ GTVT đề xuất nhiều chính sách ưu đãi phát triển hàng hải
Thái Nguyên xuất khẩu hơn 10 tỷ USD
Máy phát điện từ nhiệt siêu rẻ
Masan trả trước 175 triệu USD cho JP Morgan để giảm rủi ro tỷ giá
AN chi gần 1.500 tỷ đồng mua công ty nông nghiệp, thực phẩm
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-09-2015
- Cập nhật : 30/09/2015
Giao dịch nhà đất Hà Nội đạt đỉnh cao của năm 2009
Theo báo cáo bất động sản Hà Nội quý III của CBRE, giao dịch trên thị trường căn hộ trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 15.235 căn, bằng cả năm đỉnh điểm 2009 và tăng 40% so với năm ngoái. Riêng quý III có 6.882 căn được bán, tăng gấp rưỡi cùng kỳ và hơn 35% so với quý trước.
Số căn hộ bán được trong 9 tháng đầu năm gần bằng của cả năm 2009 - năm có mức giao dịch lớn nhất kể từ 2007. Nguồn: CBRE
9 tháng năm nay, tỷ lệ giao dịch ở phân khúc trung cấp vẫn lớn nhất, chiếm khoảng 40%. Tiếp đến là nhóm căn hộ cao cấp, sau đó mới đến bình dân. Tuy nhiên, xét về con số tuyệt đối, số căn hộ bình dân giao dịch thành công vẫn giữ ở mức ổn định kể từ 2012. Trong khi đó, căn cao cấp tăng rất mạnh.
Trong quý III, phân khúc căn hộ hạng sang và cao cấp áp đảo khi một loạt dự án được tung ra thị trường như Palais de Louis, FLC Twim Towers, Vinhomes Starcity, Seasons Avenue, The Artemis, Green Pearl...
Đại diện nhóm nghiên cứu nhận định, sau ba tháng kể từ khi các quy định mới có hiệu lực, đã có sự quan tâm nhất định từ người mua nhà nước ngoài. Tuy nhiên, chưa có tăng trưởng đột biến về lượng mua nhà từ người nước ngoài, do các chi tiết hướng dẫn thi hành vẫn đang được soạn thảo để thực thi.
Giá thứ cấp xấp xỉ mức của năm 2009. So với cùng kỳ năm trước cũng tăng nhẹ. Tuy nhiên, mức giá này còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn sốt vào cuối 200 đến 2011. Theo CBRE, các dự án mới có mức tăng giá cao hơn so với các dự án cũ, hoàn thiện trước đây.
Hãng truyền thông Đức mua Business Insider
3% còn lại thuộc về Jeff Bezos - nhà sáng lập đại gia thương mại điện tử Amazon.com. Đây được xem là bước tiến lớn của Axel Springer trong quá trình lấn sân sang mảng tin tiếng Anh, sau khi thất bại trong việc mua Financial Times 2 tháng trước.Business Insider có trụ sở tại New York, với 76 triệu lượt truy cập (unique visitor) hàng tháng. Trang này được lập ra bởi cựu chuyên gia phân tích tài chính - Henry Blodget, tập trung vào mảng tin tức trực tuyến. Axel Springer được xem là nguồn cung tin chính của trang này. Hồi tháng 7, công ty này đã thất bại trước Nikkei khi ra giá mua Financial Times, Bloomberg cho biết.
"Thương vụ này là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển các dịch vụ báo điện tử bằng tiếng Anh của chúng tôi", Springer cho biết. Springer hiện là nhà xuất bản báo chí lớn nhất châu Âu.
Business Insider hoạt động dưới dạng ấn phẩm trực tuyến, với 7 phiên bản khác nhau ở các quốc gia ngoài Mỹ, như Anh, Australia và Singapore. Hồi tháng 7, tờ này cũng ra mắt một trang web độc lập chuyên về công nghệ với tên Tech Insider.
Dưới thời CEO Mathias Doepfner, Axel Springer đang dần đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động trực tuyến. Công ty này đã hợp tác với Politico.com, một trang web chuyên về chính trị có trụ sở ở Washington (Mỹ) để ra mắt phiên bản châu Âu. Năm ngoái, họ cũng đầu tư vào Ozy - tạp chí online có trụ sở tại Thung lũng Silicon. Năm 2014, Springer mua lại 20% cổ phần Qwant - công cụ tìm kiếm của Pháp và năm 2013, hãng này tung ra phiên bản trực tuyến có trả tiền của Bild - tờ báo lớn nhất nước Đức.
Hồi tháng 1, Axel Springer dẫn đầu một nhóm các nhà đầu tư trả 25 triệu USD để mua cổ phần trong Business Insider. Năm 2013, Jeff Bezos - chủ sở hữu tờ Washington Post cùng các nhà đầu tư khác đã mua 5 triệu USD cổ phần tờ báo này.
Thương vụ mua lại tờ Business Insider hiện còn chờ sự chấp thuận của các cơ quan chống độc quyền.
Doanh nghiệp lạc quan về triển vọng quý IV
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp, trong quý III/2015, có 80% doanh nghiệp đánh giá tình hình khả quan hơn và giữ ổn định so với quý II, cao hơn tỷ lệ của hai quý trước. Trong đó, phần lớn doanh nghiệp cho biết tình hình sản xuất kinh doanh vẫn giữ ổn định (43%), 36% có khởi sắc hơn, 20% nhận định quý III khó khăn.
Dự kiến quý IV so với quý III, hơn 85% lạc quan cho rằng tình hình sẽ tốt lên và giữ ổn định, còn lại dự báo khó khăn. Các ngành được doanh nghiệp cảm nhận tốt hơn so với quý trước gồm sản xuất thuốc, may mặc, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, sản xuất xe có động cơ..."Sản xuất công nghiệp năm 2015 đang có xu hướng phục hồi và phát triển tốt hơn nhiều so với những năm suy giảm kinh tế 2008-2014. Xu hướng các quý cuối năm khả quan hơn nhiều so với các quý đầu năm", cơ quan thống kê cho biết.
Về khối lượng sản xuất, doanh nghiệp đa phần cho biết quý cuối năm sẽ tốt hơn. Các đơn hàng dự kiến tăng song riêng về xuất khẩu lại có phần thận trọng, chỉ duy trì ở mức ổn định. Tồn kho hàng hóa và nguyên vật liệu dự báo sẽ giảm hơn so với trước.
Trong bối cảnh lạm phát thấp, gần 80% doanh nghiệp đánh giá chi phí sản xuất sẽ giảm hoặc ổn định, kéo theo giá bán sản phẩm không có nhiều biến động. "Các doanh nghiệp cần tranh thủ mọi cơ hội để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế", ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khuyến nghị.
9 tháng đầu năm, bức tranh hoạt động của doanh nghiệp cũng đánh dấu điểm sáng khi số lượng đăng ký thành lập mới tăng lên, đạt hơn 68.300 trong 9 tháng đầu năm. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất giảm nhẹ, thay vào đó có thêm 12.848 đơn vị quay trở lại hoạt động từ đầu năm.
Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội: Doanh thu 8 tháng tăng gần 60% so với cùng kỳ
Theo thông tin từ Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC), kết thúc tháng 8/2015, tổng doanh thu của MIC đạt hơn 1.060 tỷ đồng - tăng trưởng 59,8% so với cùng kì năm 2014 và bằng 69,3% kế hoạch năm.
Trong đó, thu phí bảo hiểm gốc đạt 70,9% kế hoạch năm, doanh thu đầu tư đạt 61% kế hoạch, doanh thu tái bảo hiểm đạt 52% kế hoạch.
Đạt kế hoạch doanh thu cao nhất là mảng bảo hiểm hàng hải với tỷ lệ 91% - tăng trưởng 138%. Bên cạnh đó, bảo hiểm xe cơ giới cũng đạt 69% kế hoạch - tăng trưởng 45%; bảo hiểm tài sản kỹ thuật đạt 67% kế hoạch, tăng trưởng 50% và bảo hiểm con người đạt 38% kế hoạch, tăng trưởng 50%.
Sau 8 năm hoạt động, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội đang đứng thứ 6 về thị phần trên thị trường bảo hiểm với mạng lưới gồm 37 Công ty thành viên và tổng tài sản hơn 2.000 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, MIC đã mở thêm 7 Công ty bảo hiểm thành viên, phát triển đa kênh bán hàng qua Ngân hàng, Viettel, Trạm đăng kiểm và các đại lý trên toàn quốc.
Mới đây, vào chiều ngày 24/9/2015 MIC đã ký kết hợp đồng tư vấn xây dựng mô hình tổ chức và hệ thống quản lý hiệu quả công việc (KPI) chiến lược MIC giai đoạn 2015 -2020 và tầm nhìn đến 2025 với Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC Việt Nam).
DNNN nằm trong danh sách chậm nộp tiền cho Bộ Tài chính
Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 145,1 nghìn tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 94,2 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1%.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2015 ước tính đạt 640,4 nghìn tỷ đồng, bằng 70,3% dự toán năm.
Trong đó thu nội địa 474,6 nghìn tỷ đồng, bằng 74,3%; thu từ dầu thô49,6 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 53,3% dự toán do giá dầu giảm; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 112,8 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5%.
Đáng chú ý là nhiều khoản thu nội địa đạt khá, có khoản thu đã hoàn thành dự toán năm như: Thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 88,4 nghìn tỷ đồng, bằng 74%; thuế thu nhập cá nhân 40,7 nghìn tỷ đồng, bằng 79,3%; lệ phí trước bạ 15,4 nghìn tỷ đồng, bằng 99,9%; thuế bảo vệ môi trường 15,1 nghìn tỷ đồng, bằng 117,1%; thu tiền sử dụng đất 39,4 nghìn tỷ đồng, bằng 101%.
Tuy nhiên còn một số khoản thu có tiến độ chậm như: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 145,1 nghìn tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 94,2 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1%.
Về chi ngân sách, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2015 ước tính đạt 776,4 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm.
Trong đó chi đầu tư phát triển 116,6 nghìn tỷ đồng, bằng 59,8% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 113,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính ước tính đạt 542,8 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8%; chi trả nợ và viện trợ 110,4 nghìn tỷ đồng, bằng 73,6%.