Tồn kho bất động sản còn gần 41.500 tỷ đồng
IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong 2016
Chi mạnh cho quảng cáo, khuyến mãi, Vinacafe lần đầu tiên báo lỗ
Yêu cầu doanh nghiệp Thái Lan giải trình vụ mua Metro
Một loạt sản phẩm thịt từ Nga sắp tràn vào Việt Nam
Tin kinh tế đọc nhanh 29-09-2015
- Cập nhật : 29/09/2015
Lo ngại tỉ giá thiếu ổn định khi hội nhập
TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nói: “Khi hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính khu vực rộng lớn. Từ đó đón nhận được nhiều hơn các nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn của khu vực, đáp ứng nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, ông Ngoạn cũng cảnh báo dòng vốn “đổ bộ” vào Việt Nam có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng quá mức, áp lực tăng giá nội tệ và lạm phát. Đồng thời làm chệch hướng hoặc thiếu nhất quán với các mục tiêu chính sách của Nhà nước như tỉ giá ổn định và tăng trưởng xuất khẩu.
Hai sếp ngân hàng tham gia vào Hội đồng quản trị Cảng Sài Gòn
Đại hội cổ đông lần đầu tiên của Công ty cổ phần cảng Sài Gòn (Saigon Port, CSG) hôm nay đã thông qua bầu 9 thành viên Hội đồng quản trị và 3 thành viên ban kiểm soát. Ông Huỳnh Văn Cường (sinh năm 1974) - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn được bầu làm Chủ tịch.
Các thành viên hội đồng quản trị gồm lãnh đạo của Cảng Sài Gòn trước đó và 2 sếp ngân hàng là bà Bùi Như Ý - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) và bà Lê Thu Thủy - Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Thương mại Đông Nam Á (SeABank). Riêng bà Thủy do cổ đông cá nhân Vũ Thị Lan, người nắm giữ 13% vốn điều lệ của công ty đề cử.Cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch cổ phần hóa, trong đó, công ty sẽ hợp tác với Tập đoàn Vingroup thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông (Cảng Sài Gòn nắm 26% vốn điều lệ) nhằm thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng Khánh Hội có quy mô 32,1 ha với tổng vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng. Công ty Ngọc Viễn Đông dự kiến bán sản phẩm của dự án từ năm 2018 và mang lại cổ tức cho cổ đông 10% một năm. Ngoài ra, cổ đông cũng nhất trí chi hơn một tỷ đồng để trả thù lao cho hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Cảng Sài Gòn hiện có vốn điều lệ 2.162 tỷ đồng, tương ứng với trên 216 triệu cổ phần, trong đó Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chiếm 65,45% vốn điều lệ; nhà đầu tư chiến lược nắm 16,51%; đấu giá công khai 16,51%; số cổ phần còn lại thuộc về công đoàn và người lao động. Riêng về nhà đầu tư chiến lược có 2 ngân hàng tham gia là Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (7%), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (9%).
Năm nay công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 992,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 64,2 tỷ đồng. Báo cáo tài chính năm 2014 của Cảng Sài Gòn cho thấy, doanh thu thuần đạt 1.073 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 65,4 tỷ, lần lượt tăng 100% và 72% so với 2013.
Cảng Sài Gòn là công ty con của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines, hiện quản lý 4 khu cảng trực thuộc tại quận 4 và quận 7 (TP HCM) gồm: cảng Nhà Rồng Khánh Hội, cảng Tân Thuận, cảng Tân Thuận 2, cảng Hành khách tàu biển và thuê khai thác cầu cảng Nhà máy Thép Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu) của Tổng công ty Thép Việt Nam. Ngoài ra, Cảng Sài Gòn còn tham gia góp vốn liên doanh tại một số cảng liên doanh khu vực Cái Mép - Thị Vải như: SSIT (34%), SP-PSA (36%), CMIT (15%).
Doanh thu khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 110 tỷ USD
Thông tin trên được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra trong báo cáo về tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh doanh thu tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tại đây 9 tháng đầu năm tăng 33% so với cùng kỳ, đạt hơn 47,6 tỷ USD, đóng góp hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trong 9 tháng, cả nước có thêm 4 khu công nghiệp mới được thành lập và mở rộng là Thành Hải (Ninh Thuận), Chu Trinh (Cao Bằng), Chấn Hưng (Vĩnh Phúc), Mông Hóa (Hòa Bình) và thành lập, điều chỉnh mở rộng 3 khu kinh tế là Đông Nam Quảng Trị, Đông Nam Nghệ An và Nghi Sơn (Thanh Hóa). Đến nay, 299 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó 212 trường hợp đi vào hoạt động và 87 khu đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên 26.000 ha, tỷ lệ lấp đầy 48%.
Tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế vẫn có chuyển biến tích cực, có mức tăng trưởng khá, đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong 9 tháng, tổng vốn FDI vào đây đạt 8,72 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo.
Đối tác Malaysia rót 2,4 tỷ USD vào nhà máy điện Duyên Hải 2
Theo tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2 với tổng vốn 2,4 tỷ USD, được triển khai theo hình thức BOT (Thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao) vừa được cấp phép đầu tư.
Nhà máy có công suất khoảng 1.200 MW, do công ty Janakuasa (Malaysia) làm chủ đầu tư. Đây được đánh giá là một trong những nhà sản xuất điện tiên phong tại quốc gia Đông Nam Á này. Janakuasa được chỉ định làm nhà phát triển Duyên Hải 2 năm 2009, và sau hơn 5 năm, doanh nghiệp mới hoàn tất các chủ tục để được cấp phép đầu tư, như đàm phán hợp đồng mua bán điện, hợp đồng BOT hay cam kết bảo lãnh của Chính phủ...
Dự án nhiệt điện Duyên Hải 2 là một thành phần của trung tâm Điện lực Duyên Hải, gồm 4 nhà máy tổng công suất trên 4.200 MW, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2020, cung cấp thêm cho hệ thống điện quốc gia khoảng 30 tỷ kWh điện hàng năm. Trung tâm có vai trò bảo đảm cung cấp điện cho khu vực miền Nam giai đoạn 2015 - 2020 và sau năm 2020.
Tính từ đầu năm đến nay, đây là dự án nước ngoài lớn nhất được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam và là dự án thu hút vốn ngoại lớn thứ hai, chỉ sau tổ hợp Samsung Display tại Bắc Ninh được tăng vốn đầu tư thêm 3 tỷ USD.
Kido chi gần 1.200 tỷ mua lại cổ phiếu quỹ
Nghị quyết Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (Mã CK: KDC) vừa cho biết, đã đăng ký mua 40 triệu cổ phiếu KDC làm cổ phiếu quỹ, chiếm 17,01% cổ phiếu niêm yết. Tổng giá trị cổ phiếu được mua lại lên đến 1.200 tỷ đồng (không quá 30.000 đồng mỗi cổ phiếu). Nguồn vốn thực hiện giao dịch này được lấy từ thặng dư vốn của KDC.
Theo Kido, việc mua cổ phiếu quỹ trên nhằm sử dụng vốn một cách linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của KDC. Đơn vị này sẽ mua cổ phiếu quỹ trực tiếp trên sàn giao dịch với thời gian dự kiến từ 12/10 đến 12/11 sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tháng 7 vừa qua, KDC cũng đã hoàn thành chuyển giao 80% mảng bánh kẹo để đối tác nước ngoài tiếp tục phát triển. Công ty đang trong quá trình đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Kido và tập trung phát triển lĩnh vực thực phẩm thiết yếu.