Chuyên gia WB: “Phân phối tín dụng, đất đai dựa vào quan hệ thân hữu”
Hàng nghìn tấn dược liệu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
Rủi ro cho vay ngoại tệ
Chưa đầy 2 năm hoạt động, hãng Hàng không thủy phi cơ Hải Âu lỗ nặng
Có một dòng “lãi suất bèo” đang chảy
Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-06-2016
- Cập nhật : 04/06/2016
Cảnh giác với thông tin thương lái Trung Quốc mua cá tra quá lứa
Thời gian gần đây, nhiều vùng nuôi cá tra ở Đồng Tháp xôn xao trước thông tin thương lái Trung Quốc tìm đến tận ao nuôi cá tra của người dân để mua cá tra thương phẩm loại lớn, quá khổ, không thể sử dụng trong xuất khẩu.
Thông tin này mau chóng thu hút nhiều sự quan tâm của hộ nuôi trong bối cảnh giá cá tra trong nước đang xuống thấp.
Theo ông Kịch, không nhiều loại cá này trong ao được xuất bán do đây là loại cá vượt quá kích cỡ trong chế biến phi lê. Vì vậy, thông tin này dấy lên nhiều băn khoăn cho hộ nuôi.
"Thông tin này làm bà con người ta hoang mang, có nghĩa nếu cá quá size thì bà con chịu thiệt. Bà con nghi là tung tin vậy rồi hi vọng được mua. Nhưng nếu để quá size rồi thì sao? không mua thì sao? Do đó rất ý thức với không tin này. Chỉ khi nào công ty trong nước không mua thì mới bán cho thương lái khác thôi" – ông Kịch nói.
Có vài hộ bán cá quá lứa cho thương lái để xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, đó chỉ là những hộ nuôi ngoài HTX. Nguyên nhân là do các hộ này cố duy trì việc nuôi để chờ giá tăng. Cá lớn quá khổ, khó bán cho công ty chế biến nên giờ phải bán cho thương lái nước ngoài.
Huyện Châu Thành là một trong những vùng nguyên liệu cá tra lớn của tỉnh Đồng Tháp. HTX dịch vụ thủy sản Châu Thành có 8 hộ nuôi với sản lượng trên 2.000 tấn/năm, được liên kết chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX dịch vụ thủy sản Châu Thành, Đồng Tháp cho biết, thông tin này không ảnh hưởng đến các thành viên HTX: "Vừa qua cũng có thông tin thương lái Trung Quốc vào mua cá nguyên liệu của mình. Thông qua các doanh nghiệp để xuống hộ nuôi ngoài HTX mua, chứ trong thành viên HTX thì không ai bán cho thương lái Trung Quốc. Bởi vì chúng tôi đã có hợp đồng liên kết hẳn hoi rồi".
Ngoài việc luôn có được hợp đồng bao tiêu cá nguyên liệu, các thành viên HTX còn được sự tương trợ về vốn từ các thành viên. Nhờ vậy, chi phí sản xuất giảm hơn so với hộ nuôi cá thể, tự đầu tư và tự tìm đầu ra.
Vì thế, người nuôi không vì lợi ích trước mắt với lời mời mua cá quá lứa giá cao để rồi nhận lấy quả đắng như những thương vụ mà thương lái nước ngoài đã từng thực hiện tại ĐBSCL như mua lá mãng cầu xiêm, mua cau non, ốc bươu vàng, dừa non hay mua đỉa...
Ông Tăng Trình, người nuôi cá ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho rằng, xét về tính ổn định, rõ ràng, hợp đồng liên kết, bao tiêu nông sản hàng hóa sẽ giảm thiểu được những rủi ro, tránh tình trạng ăn xổi ở thì.
Thu mua hàng hóa nông sản không giống ai, đó là cách mà một số thương lái nước ngoài đã và đang thực hiện đối với nhiều mặt hàng nông sản, thủy hải sản của Việt Nam. Thực tế cho thấy, đã có không ít mặt hàng điêu đứng khi các thương lái nước ngoài đẩy giá lên cao để thu gom, xong đột ngột ngừng thu mua.
Cẩn trọng trước thông tin và lời mời hấp dẫn trước mắt nhưng có thể gây thiệt hại lâu dài, đó là khuyến cáo dành cho người nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp cũng như ở các địa phương khác vùng ĐBSCL.(VOV)
Phó Thủ tướng Nga: “FTA giữa EAEU - Việt Nam có hiệu lực vào mùa hè 2016”
“Chúng tôi đang ở giai đoạn hoàn thiện các thủ tục phê chuẩn, và chúng tôi hy vọng thỏa thuận này sẽ có hiệu lực trước cuối mùa hè năm nay”, Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov cho hay.
Các Chủ tịch của EAEU đã thông qua tài liệu tạo điều kiện cho thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam vào ngày 31/5, ông cho biết thêm.
Trong bài phỏng vấn với Russia Beyond The Headlines, Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov nói ông dự kiến FTA EAEU - Việt Nam sẽ có hiệu lực trước các thỏa thuận thương mại tự do khác của Việt Nam, như FTA EU – Việt Nam và TPP.
Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga được kỳ vọng sẽ đạt mức 10 tỷ USD trong năm 2020 so với mức 2,2 tỷ USD trong năm 2015.
Theo tin từ Sputnik, Tổng thống Kyrgyzstan Almazbek Atambayev đã ký luật về việc phê chuẩn FTA EAEU - Việt Nam vào ngày 29/5.
Hàng Thái: Từ đầu tư đến thương mại
Cùng với những thương vụ thâu tóm doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam của 2 tỷ phú Chirathivat (Tập đoàn Central Group) và Charoen Sirivadhanabhakdi (TCC Holdings), gần đây, nhiều mặt hàng từ Thái Lan đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều này được dự báo sẽ mở đầu cho cuộc chinh phục thị trường Việt Nam của hàng hóa "made in Thailand".
Chưa đầy nửa đầu năm 2016, chuỗi bán lẻ Big C Việt Nam (33 trung tâm thương mại, siêu thị và đại siêu thị), hệ thống bán sỉ Metro Cash & Carry (19 trung tâm), trang thương mại điện tử Zalora Việt Nam đã rơi vào tay người Thái. Trước đó, chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim (21 siêu thị), chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart (đổi tên thành B's mart) cũng đã thuộc về doanh nghiệp (DN) Thái. Song song với đầu tư, quan hệ thương mại Việt - Thái cũng tăng trưởng mạnh, chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa từ Thái.
Thay vì lo lắng thị trường nội địa bị hàng Trung Quốc chi phối, giờ đây DN Việt Nam bắt đầu e ngại sự lớn mạnh của hàng Thái. Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan đã lần lượt "soán ngôi" hàng Trung Quốc, dẫn đầu về giá trị nhập khẩu vào Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, quý I/2016, kim ngạch nhập khẩu rau quả Việt Nam đạt 156,8 triệu USD, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng nói, rau quả từ Thái đã vượt lên Trung Quốc để dẫn đầu thị phần tại Việt Nam, với kim ngạch đạt gần 60 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, trong nhóm 10 thị trường lớn cung cấp rau quả cho Việt Nam, Thái Lan từ 24,13% thị phần năm 2015 đã vươn lên chiếm 38,18% thị phần trong năm nay. Ngược lại, thị phần của rau quả Trung Quốc tại Việt Nam giảm từ 27,7% xuống còn 24,98%, dù thực tế, giá rau quả Thái cao hơn.
Nhìn chung trong quý I/2016, Việt Nam nhập siêu từ khối ASEAN với mức hơn 1,72 tỷ USD. Một trong số đối tác có mức thâm hụt thương mại lớn nhất của Việt Nam là Thái Lan, Singapore. Được biết, 3 tháng đầu năm 2016, kim ngạch hai chiều Việt - Thái đạt 2,65 tỷ USD (mức này chiếm đến 28% tổng kim ngạch chung giữa Việt Nam - ASEAN), trong đó giá trị nhập khẩu từ Thái đạt 1,818 tỷ USD, tăng gần 8,3% so với cùng kỳ 2015.
Cùng với rau quả, trong quý I/2016, lượng xe Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam đạt 7.814 chiếc, trị giá 141,6 triệu USD, chiếm đến 39,7% tổng lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước và chiếm 29,1% về giá trị. Chỉ tính riêng ô tô nhập khẩu từ Thái, con số này đã tăng gần gấp đôi về số lượng và giá trị so với lượng nhập khẩu chung của cả nước ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái.
Với kết quả này, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và dẫn đầu thị trường xe nhập khẩu tại Việt Nam. Số liệu từ Tổng cục Hải quan gần đây cũng cho thấy, 4 tháng đầu năm, Thái Lan vẫn giữ vững ngôi đầu về xe nhập khẩu, với 10.155 xe, chiếm 35% lượng xe nhập khẩu của cả nước.
Một trong những lý do khiến ô tô nhập khẩu từ Thái vào Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay được lý giải là từ ngày 1/1/2016, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các quốc gia ASEAN đã giảm từ mức 50% xuống còn 40%, theo lộ trình từ đầu năm 2017 sẽ tiếp tục giảm còn 30% và sang đầu năm 2018 là 0% khi thực thi hiệp định thương mại Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, chưa bao giờ làn sóng đầu tư, hàng hóa từ Thái Lan lại diễn ra mạnh mẽ như trong 2 năm trở lại đây. DN Thái Lan không "kèn trống" nhưng vào Việt Nam đúng thời điểm và nắm giữ đúng những lĩnh vực có tác động đến sản xuất, kinh doanh của DN trong nước và tiêu dùng thiết yếu của người dân (lĩnh vực F&B, hàng tiêu dùng nhanh, xây dựng...).
Điển hình tỷ phú giàu thứ ba Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, song song với việc thâu tóm một số hệ thống phân phối tại thị trường Việt Nam, thông qua công ty thành viên là ThaiBev (DN bia lớn nhất ở Thái với thương hiệu Chang Beer), nhà Sirivadhanabhakdi đã gián tiếp nắm giữ 11% vốn điều lệ của Vinamilk.
Đồng thời tỷ phú này từng bày tỏ ý định mua 40% cổ phần của Sabeco (tương ứng với giá trị gần 1 tỷ USD). Việc mua cổ phần Sabeco không chỉ có ThaiBev mà cả Singha Asia (thành viên của Tập đoàn đa ngành Boon Rawd Brewer) của tỷ phú giàu thứ 7 Thái Lan, Santi Bhirombhakdi cũng đã "đánh tiếng".
Vào cuối tháng 12/2015, Singha Asia đã chi 1,1 tỷ USD để sở hữu 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings (hàng tiêu dùng) và 33,3% cổ phần của Masan Brewery (đồ uống) thuộc Tập đoàn Masan.
Masan Consumer được xem là một trong những nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam và DN này đã thực hiện nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) với Nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafé, Saigon Nutri Food (sản xuất thực phẩm đóng hộp, xúc xích), Cholimex Food (sản xuất tương ớt, nước chấm...). Thương vụ này theo như công bố hồi tháng 12/2015 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay.
Theo StoxPlus, năm 2014, Thái Lan dẫn đầu hoạt động M&A tại Việt Nam, với giá trị các thương vụ trên 800 triệu USD. Đến năm 2015, Thái Lan vẫn nằm trong 3 quốc gia dẫn đầu về M&A (cùng với Hong Kong và Nhật Bản) với giá trị giao dịch đạt 209 triệu USD và chủ yếu là nắm giữ cổ phần chi phối.
Doanh nghiệp phải mua khống hoá đơn khi quảng cáo qua Google
“Gần đại công trường như Trung Quốc, không ngành nào Việt Nam có thể trụ được”
Tại hội nghị Tổng kết thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại và đề xuất giải pháp diễn ra sáng 2/6, bà Phạm Châu Giang, Trưởng phòng điều tra Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, không chỉ Việt Nam, mới đây, Malaysia cũng đã áp dụng tự vệ với mặt hàngthép dài. Con số tổng hợp từ 5 năm trở lại đây cho thấy, các biện pháp phòng vệ thương mại, mặt hàng thép chiếm 80%.
“Điều này dễ hiểu khi Trung Quốc rơi vào khủng hoảng, suy thoái, các nhà máy thép đã vận hành không thể ngừng sản xuất vì ngừng và sản xuất lại chi phí ngang với chi phí xây mới, Trung Quốc có 300 triệu tấn thép thừa. Có đến 4-5 vụ việc Việt Nam mới áp dụng đều là thép. 6 tháng gần đây nhiều doanh nghiệp đến tham vấn, đặt câu hỏi với số liệu như vậy, đã đủ điều kiện áp dụng tự vệ không và 90% doanh nghiệp là doanh nghiệp thép”, bà Giang thông tin.
Cũng theo bà Giang, Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại, bên cạnh điểm tích cực là thuế giảm, tiêu cực nếu cộng đồng doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ lưỡng, biện pháp nâng cao hiệu quả, khi thuế giảm 5%, biện pháp phòng vệ thương mại có thể là biện pháp dn nghĩ đến.
Tuy nhiên, hồ sơ và điều kiện khởi xướng áp dụng không đơn giản. Dẫn chứng về trường hợp thép, bà Giang cho biết, nhập khẩu phôi thép năm 2014 là 700.000 tấn, năm 2015 con số này lên đến 1,9 triệu tấn, gấp 1,5 lần.
“Trong khi nhu cầu cho phôi thép là 6,2 triệu tấn, công suất ngành sản xuất nội địa là 7,5 triệu tấn, vượt 1 triệu tấn so với nhu cầu cộng gần 2 triệu nhập khẩu không doanh nghiệp nào chịu được nếu không bảo vệ và đây là bảo vệ có điều kiện, có thời hạn”, bà Giang cho hay.
Trưởng phòng điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng cho biết, sau khi quyết định áp dụng thuế tự vệ tạm thời trong thời gian 200 ngày kể từ ngày 22/3 vừa qua, bà nhận hơn 20 cuộc điện thoại của các cơ quan báo chí, doanh nghiệp kêu vì sao cơ quan quản lý “bảo vệ” một nhóm doanh nghiệp, hàng Trung Quốc giá thấp sao doanh nghiệp trong nước không hạ chi phí, tăng hiệu quả…“Chúng tôi không biết làm cách nào, không bảo vệ cũng bị kêu, bảo vệ cũng bị kêu”, bà Giang chia sẻ.
“Bộ Công Thương giống như trọng tài ở giữa 2 bên, biện pháp phòng vệ đưa ra người tiêu dùng ít nhiều chịu thiệt hại nhưng nếu không có biện pháp nào “bảo vệ”, như chúng ta biết gần đại công trường như Trung Quốc, không có ngành nào Việt Nam trụ được, trừ một số ngành thủ công nhỏ lẻ”, bà Giang nói thêm.
Đồng quan điểm với bà Giang, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, nếu không bảo vệ doanh nghiệp trong nước, ngành sản xuất trong nước sẽ bị tiêu diệt.
“Hàng nước ngoài từng bán giá thấp vào thị trường Việt Nam nhưng khi tiêu diệt xong họ sẽ nâng giá, chiếm lĩnh thị trường. Sản phẩm thép của Trung Quốc gần như xuất khẩu đi thị trường lớn nào trên thế giới đều bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chỉ có Việt Nam áp dụng quá chậm”, ông Nam cho hay.
Tại hội nghị, TS Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm WTO và hội nhập VCCI, hội đồng tư vấn phòng vệ thương mại cũng cho biết, năm 2015 thế giới có 41 vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến thép, Việt Nam nằm trong xu hướng này.