Kinh tế Nhật giảm tốc mạnh lại thúc ép nới lỏng chính sách
Gỡ khó cho xuất khẩu nông sản
Thách thức AEC
Xuất khẩu hơn 2,9 triệu tấn gạo trong 7 tháng đầu năm, trị giá gần 1,27 tỷ USD
Tin kinh tế đọc nhanh 04-06-2016
- Cập nhật : 04/06/2016
Thanh toán điện tử góp 880 triệu USD cho GDP
Theo nghiên cứu phân tích của Moody, việc gia tăng sử dụng các sản phẩm thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước đóng góp 880 triệu USD vào tổng giá trị GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.
Bản báo cáo với tên gọi “Ảnh hưởng của thanh toán điện tử đến sự tăng trưởng kinh tế” đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh và chi tiết về ảnh hưởng của thanh toán điện tử đến hơn 70 nền kinh tế trong vòng 4 năm qua.
Nhìn chung, sự gia tăng của thanh toán điện tử đã tạo ra trung bình 2,6 triệu việc làm mới mỗi năm và đóng góp 298 tỷ USD vào giá trị GDP, đồng thời, giúp mức chi tiêu gia đình cho hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 0,18% mỗi năm.
Trong số các nước được khảo sát trong khu vực, Việt Nam là nước có chỉ số tăng trưởng GDP nhờ vào sự tăng trưởng của thanh toán điện tử cao thứ 2 (0,14%), chỉ đứng sau Thái Lan (0,19%) và xếp trên Singapore (0,1%).
Ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết, thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm vừa qua. Tổng lượng giao dịch của Visa tăng 34% và mạng lưới chấp nhận thẻ cũng được mở rộng với 38% tăng trưởng trong tổng số điểm bán lẻ (POS) khắp cả nước. Đồng thời, mua sắm trực tuyến thông qua thẻ Visa đã tăng đáng kể, đạt 47%, cùng với tần suất sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay ước lượng đã vượt hơn 45 triệu người dùng.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, Chính phủ của các nước sẽ được hưởng lợi khi điện tử hóa phương thức thanh toán và môi trường kinh doanh cũng sẽ trở nên ổn định và cởi mở hơn. Bên cạnh đó, thanh toán điện tử giúp lợi nhuận thuế của chính phủ các nước tăng lên, đồng thời cắt giảm chi phí lưu trữ tiền mặt, đảm bảo thanh toán và tạo ra hệ thống tài chính tốt hơn cho người tiêu dùng.
Cuộc đua mở rộng mặt bằng bán lẻ
Trước làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của các nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây, các nhà bán lẻ trong nước đã và đang có những áp lực nhất định vì thị phần bị chia nhỏ và nguy cơ thu hẹp hoạt động kinh doanh có thể diễn ra.
Thị trường bán lẻ tại TP. HCM vừa chào đón một trung tâm thương mại (TTTM) mới trong quý đầu tiên của năm 2016, đó chính là Vincom Lê Văn Việt (Quận 9). TTTM này nằm trong chiến lược mở rộng chuỗi TTTM Vincom và siêu thị Vinmart của Vingroup trên toàn quốc. Trong năm qua, sau khi mua lại Maximark cũng như một vài thương hiệu bán lẻ khác, Vingroup bắt đầu mở rộng sang các thành phố khác ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Với chiến lược tận dụng các mặt bằng có sẵn từ các dự án bất động sản của Vingroup, Vinmart đã nắm trong tay rất nhiều vị trí đẹp, ở trong trung tâm. Diện tích các mặt bằng bán lẻ của Vingroup thường có diện tích trung bình trên 1.000m2, đủ để cung cấp các mặt hàng thiết yếu, gần khu dân cư và tận dụng được bãi đỗ xe, khu vui chơi, mua sắm trong quần thể.
Hiện, hệ thống Vincom Retail cũng đã có 12 TTTM Vincom và Vincom Mega Mall đã đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tăng lên gần 40 TTTM vào năm 2016 và tiến tới phát triển 100 TTTM trên toàn quốc vào năm 2020.
Bà Nguyễn Ngọc Trâm, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường, JLL Việt Nam cho biết, trước làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của các nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây, các nhà bán lẻ trong nước đã và đang có những áp lực nhất định vì thị phần bị chia nhỏ và nguy cơ thu hẹp hoạt động kinh doanh có thể diễn ra. Chính vì vậy, họ cũng đang có chiến lược nâng cao sự hiện diện nhằm củng cố vị thế của mình thông qua việc mở rộng mặt bằng bán lẻ theo chuỗi hệ thống.
Các chuyên gia nhận định, nhà bán lẻ nước ngoài đã hiện diện tại thị trường Việt Nam đã và đang nhanh chóng mở rộng thêm các TTTM, còn những tên tuổi mới thì tích cực tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Quan điểm về vị trí mở mặt bằng bán lẻ của các nhà đầu tư ngoại bao giờ cũng là diện tích lớn và nằm tại những trục giao thông chính.
Trong khi đó, các nhà bán lẻ trong nước cũng không chịu thua kém, tận dụng mọi cơ hội, thậm chí sẵn sàng bắt tay với đối tác liên danh để mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng số lượng trung tâm mua sắm nhằm duy trì thị phần bán lẻ trong nước.
Các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế mặc dù cùng có chung mong muốn tìm kiếm những TTTM quy mô lớn, chất lượng cao tại những vị trí đắc địa, nhưng trên thực tế những trung tâm này chưa có nhiều trên địa bàn thành phố. Vì vậy, cuộc chạy đua để có được những mảnh đất đẹp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng vẫn đang ngấm ngầm diễn ra.
Ông Yoon Byung Soo, Giám đốc hành chính của Lotte Mart Việt Nam cho biết, hiện nay Lotte Mart đã sở hữu 10 TTTM tọa lạc tại TP. HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, Vũng Tàu....
Theo quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị và TTTM của Bộ Công Thương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua mạng lưới siêu thị cũng như TTTM đến năm 2015 chỉ chiếm 30% và đạt 45% đến năm 2020. Hiện nay các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại các địa bàn không thuộc Hà Nội và TP. HCM. Do đó, các nhà bán lẻ vẫn còn nhiều cơ hội để phát huy năng lực cạnh tranh của mình.
“Nhà bán lẻ trong nước có điểm mạnh là am hiểu nền văn hóa vùng miền cũng như thói quen tiêu dùng của người Việt Nam hơn nhà bán lẻ nước ngoài, chính vì vậy nên tập trung phát huy ưu điểm này để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất thay vì chỉ chú trọng đến phô trương tiềm lực qua vị trí của mặt bằng bán lẻ”, bà Trâm phân tích..
Giữ biện pháp quản lý với giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi tới cuối năm
Nhấn mạnh lại thông tin này trong phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tổ chức tối 2/6, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, Thủ tướng đã chỉ đạo không tăng giá điện, các loại phí, lệ phí.
Với phí trong lĩnh vực giáo dục, y tế, Thủ tướng đã chỉ đạo việc tăng giá phải có lộ trình, không tăng đồng loạt.
Với riêng giá sữa, đây là vấn đề trước đó đã được lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định sẽ xem xét bỏ chính sách giá trần với mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi từ đầu tháng Bảy.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, Thủ tướng đã chỉ đạo giữ biện pháp quản lý với giá sữa tới cuối năm.
Trước đó, việc bỏ giá trần với sữa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhắc tới trong buổi làm việc với Đại diện Thương mại Mỹ, Đại sứ Michael Froman. Cuộc gặp nằm trong chuỗi sự kiện hoạt động kinh tế-ngoại giao của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Việt Nam.
Giá sữa là một trong những vấn đề được đại diện phía Mỹ quan tâm. Về phía mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ xem xét việc bỏ chính sách giá trần với mặt hàng sữa nhưng ông cho rằng, việc này cũng cần đảm bảo cạnh tranh, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, Nhà nước và người tiêu dùng. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp cũng phải đảm bảo sự minh bạch và cần chứng minh điều này.
Trung Quốc: Các biện pháp kích thích đã phát huy tác dụng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm thứ Tư 1/6, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất tháng 5 của nước này đạt 50,1 điểm, bằng mức của tháng 4 và ghi nhận tháng thứ 3 liên tiếp trên mốc 50 điểm.
Chỉ số này cũng cao hơn so với dự báo 49,9 điểm của 11 nhà kinh tế học trong khảo sát Wall Street Journal.
“Sẽ lắng nghe ý kiến hai chiều về lập Sở giao dịch vàng”