tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-06-2016

  • Cập nhật : 17/06/2016

Việt Nam xuất khẩu máy phát điện sang Campuchia

Mới đây, một doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu phiếu hơn 1.2 triệu USD xuất khẩu máy phát điện công suất lớn đầu tiên của cả nước sang thị trường Campuchia.

Hợp đồng trị giá hơn 1.2 triệu USD được công ty ký kết với Cty Primalis (Campuchia) bao gồm sản xuất và lắp đặt  hệ thống máy phát điện với tổng công suất 8.600KVA và được làm lễ bàn giao cho đối tác vào ngày 15/6.

Sau khi sản xuất, lắp ráp thành công tổ máy phát điện diesel công suất 2.500KVA phục vụ nhiều công trình quan trọng trong nước, Cty CP Sáng Ban Mai (SBM) đã nỗ lực hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean bằng việc ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm Tổ máy phát điện có công suất 1100VA đến 2.500KVA cho đối tác là Công ty Primalis Corporation tại Campuchia.

Toàn bộ các máy phát điện trên được SBM sản xuất, lắp ráp từ thiết bị chính của các Nhà sản xuất nổi tiếng như Perkins (Anh), Leroysomer (Pháp), Deepsea (Anh) và Mitsubishi (Nhật Bản), đạt tiêu chuẩn châu Âu CE và tuân thủ nghiêm ngặt qui trình thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3046 và tiêu chuẩn của Vương quốc Anh.

Lãnh đạo Cty CP Sáng Ban Mai chúc mừng tại buổi lễ xuất khẩu máy phát điện ra nước ngoài.Vượt qua nhiều nhãn hiệu máy phát điện nổi tiếng trên thế giới, SBM đã thuyết phục được khách hàng bằng công nghệ sản phẩm tiên tiến với giá bán hợp lý và đặc biệt là mời khách hàng thăm quan sản phẩm và công trình thực tế  tại Việt Nam.

Việc Cty CP Sáng Ban Mai xuất khẩu thành công đơn hàng hơn 1.2 triệu USD sang thị trường Campuchia đánh thành công bước đầu trong việc hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) đối với công ty nói riêng và ngành công nghiệp sản xuất máy phát điện Việt Nam nói chung.(XL)


Thêm 6 cơ sở chế biến thủy sản được xuất khẩu vào Hàn Quốc

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, Cơ quan Quản lý Chất lượng sản phẩm thủy sản quốc gia Hàn Quốc (NFQS) vừa thông báo chấp thuận bổ sung 6 cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam vào danh sách được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc, đồng thời điều chỉnh thông tin cho 8 cơ sở và xóa tên 1 cơ sở trong danh sách.

Cụ thể, các cơ sở được bổ sung vào danh sách lần lượt mang mã số: DL 633, DL 634, DL 813, DL 815, DL 816 và HK 819. 8 cơ sở được điều chỉnh thông tin gồm: DL 93, DL 532, DL 144, DL 120, DL 726, DL 756, DL 446, DL 798. Cơ sở bị xóa tên ra  khỏi danh sách là DL 93.

Việc bổ sung, điều chỉnh cũng như xóa tên như trên có hiệu lực kể từ ngày 15-6.

Nafiqad yêu cầu các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng tiếp nhận đăng ký, tổ chức kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc của các cơ sở mới được bổ sung và các cơ sở được điều chỉnh thông tin theo quy định.(HQ)


Pháp lần đầu xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam sau 25 năm

Lần cuối cùng nước này xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam là vào mùa vụ 1990-1991 với 13.750 tấn.

Hãng thông tấn Reuters cho biết, một lô hàng 66.000 tấn lùa mì từ Pháp đang trên đường tới Việt Nam. Theo bình luận của Reuters, khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới đã giúp Pháp giành được lô hàng lúa mì đầu tiên xuất sang Việt Nam trong vòng 25 năm qua.

Hiện nay, Pháp cũng là nước sản xuất lúa mì lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Lần cuối cùng nước này xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam là vào mùa vụ 1990-1991 với 13.750 tấn, theo số liệu chính thức của EU.

Còn số liệu của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam cho biết, khối lượng nhập khẩu lúa mì trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 1,44 triệu tấn với giá trị đạt 319 triệu USD, tăng 56% về lượng và 26% về giá trị so với cùng kỳ.

Úc hiện là nước xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm, khi chiếm trên 56% tổng kim ngạch nhập khẩu, còn đứng thứ hai là Brazil với 22%.


Brazil tăng nhập cá tra Việt Nam

Trong quý I/2016, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil tăng đột biến từ 391-2.100% so với cùng kỳ.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, tính đến nửa đầu tháng 5/2016, xuất khẩu cá tra sang Brazil đạt 29,12 triệu USD, tăng 189% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng dương đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại nhưng so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn còn khá tích cực, theo nhận định của Vasep.

Riêng trong quý I/2016, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil tăng đột biến từ 391-2.100% so với cùng kỳ.

Theo Vasep, sở dĩ, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil trong 3 tháng đầu năm nay tăng mạnh là do cùng kỳ năm ngoái, hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường này bị ngưng trệ do Bộ Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản Brazil (MPA) thông báo tạm ngừng nhập khẩu thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hay/hoặc sản phẩm đánh bắt có xuất xứ từ Việt Nam.

Tuy vậy, lệnh ngừng này đã được hủy từ tháng 4/2015. Giá trị xuất khẩu cá tra tháng 4/2016 sang thị trường này vẫn tiếp tục tăng trưởng khá tốt với 57%.

Brazil tang nhap ca tra Viet Nam

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc và Việt Nam là hai nguồn cung cá thịt trắng lớn nhất cho thị trường Brazil. Trong đó, Trung Quốc đang gia tăng xuất sản phẩm cá Alaska Pollack phile đông lạnh, cá Hake phile đông lạnh, cá Cod đông lạnh sang thị trường Brazil để cạnh tranh với cá tra Việt Nam.

Tuy nhiên, Vasep cho biết, trong thời gian qua, giá trị nhập khẩu của cá tra và cá da trơn của Brazil tăng mạnh trong khi giá trị của hầu hết các sản phẩm khác đều giảm mạnh.(NCĐT)

Mặc dù giá trị xuất khẩu cá tra sang Brazil có tăng và triển vọng có thể tươi sáng hơn, tuy nhiên, theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn chưa thực sự ổn định, bởi nền kinh tế Brazil vẫn đang tiếp tục lún sâu vào suy thoái, triển vọng tài chính cũng theo đà tiêu cực. Cùng với đó, đồng real so với USD đã giảm 70% trong vòng hơn 1 năm. Tác động kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu thụ và kinh doanh của doanh nghiệp nước này.


Xuất khẩu dầu của Iran hướng lên mức cao 4 năm rưỡi

 Xuất khẩu dầu mỏ của Iran theo xu hướng đạt mức cao nhất trong gần 4 năm rưỡi vào tháng 6, do xuất khẩu sang châu Âu phục hồi lên gần mức trước khi bị trừng phạt.
Doanh số bán dầu mỏ của Tehran gần gấp đôi kể từ tháng 12, tháng cuối cùng trước khi các lệnh trừng phạt nhằm vào chương trình hạt nhân gây tranh chấp được dỡ bỏ, và doanh thư tăng lên này nên bù cho sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu hiện nay.
Iran đang lấy lại thị phần với tốc độ nhanh hơn giới phân tích dự đoán kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ trong tháng 1, bằng cách bảo đảm cho nhiều tàu chở dầu hơn thông qua một quy định bảo hiểm vận chuyển tạm thời.
Việc nạp dầu thô và sản phẩm ngưng tụ lên tàu trong tháng 6 tăng khoảng 100.000 thùng mõi ngày so với tháng trước lên 2,31 triệu thùng mỗi ngày.
Theo EIA Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, số liệu tổng thể là hơn gấp đôi so với tháng 6/2015, và cao nhất kể từ tháng 1/2012, trước khi các lệnh trừng phạt phương Tây được đưa ra.
Xuất khẩu sang châu Âu trong tháng 6 đã phục hồi lên khoảng 580.000 thùng/ngày, tăng từ 530.000 thùng/ngày trong tháng 5 và gần 6 lần trước khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Trước khi các lệnh trừng phạt này được thi hành vào giữa năm 2012, Iran đã xuất khẩu khoảng 2,2 triệu thùng dầu thô/ngày, với châu Âu chiếm khoảng 600.000 thùng/ngày.
Việc tái thâm nhập của Iran vào thị trường dầu mỏ đã làm tăng căng thẳng với đối thủ Saudi Arabia và cản trở những nỗ lực của OPEC hạn chế sản lượng để tăng giá dầu.
Iran đã chống lại những lời kêu gọi đóng băng sản lượng của Saudi Arabia, trong khi Riyadh đã tích cực tăng doanh thu trước khi IPO công ty dầu nhà nước của họ.
Iran đã xuất sang châu Á 1,62 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 6, tăng nhẹ so với tháng 5 nhưng giảm so với mức cao 1,71 triệu thùng trong tháng 4 năm nay.
Xuất khẩu sang Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của irna, là gần 610.000 thùng/ngày trong tháng 6, mức thấp nhất trong ba tháng. Nhập khẩu của Ấn Độ khoảng 406.000 thùng/ngày, trong khi Hàn Quốc ở mức 323.000 thùng/ngày, cao nhất trong nhiều năm. Nhật Bản đang nhập khoảng 290.000 thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 4.
Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ tất cả đang nhập dầu của Iran. Ba Lan cũng nâng lên khoảng 67.000 thùng/ngày trong tháng này, nhập khẩu lần đầu tiên kể từ tháng 8/2015.
Hy Lạp và Tây Ban Nha mỗi nước sẽ nhập 67.000 thùng mỗi ngày trong tháng này, trong khi Italy nâng lên một nửa số đó.
Royal Dutch Shell khôi phục nhập khẩu dầu Iran vào cuối tháng 5, lên khoảng 1,1 triệu thùng và trở thành công ty dầu lớn thứ hai sau Total mua dầu thô từ Iran.(Vinanet)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục