BOJ không thay đổi lãi suất mặc dù lạm phát yếu
-Ngân hàng Nhật Bản kiềm chế không đưa ra kích thích tiền tệ hơn nữa vào thứ năm (16/6) bất chấp những cơn gió ngược bên ngoài và lạm phát giảm, đồng yên tăng lên mức cao hai năm, điều này khiến cho triển vọng kinh tế của nước này trở nên ảm đạm.
Trong khi, quyết định được đưa ra không có bất ngờ lớn, nó khuyến khích xu hướng tăng của đồng yên, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không tăng lãi suất vào thứ tư ngày 15/6.
Thống đốc Haruhiko Kuroda của BOJ nhấn mạnh rằng những tác động tích cực của chính sách kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương đã dần dần có hiệu quả đối với nền kinh tế.
"Nền kinh tế Nhật Bản có xu hướng tăng trưởng vừa phải" Kuroda phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi cuộc họp chính sách.
"Áp lực đối với giá cơ bản được cải thiện dần nên chúng ta sẽ nhìn thấy lạm phát tăng lên mức 2%," ông nói, đạt được mức giá mục tiêu đặt ra vào tháng 3/2018 và kết thúc năm tài chính 2017.
BOJ duy trì chương trình mua tài sản của mình tại buổi họp chính sách hai ngày kết thúc vào thứ Năm (16/6), theo đó tăng lượng cung tiền hàng năm lên 80 nghìn tỷ yên (753 tỷ USD).
Ngân hàng không thay đổi mức lãi suất 0,1%, lãi suất tiêu cực áp dụng cho một số tổ chức dự trữ tài chính dư thừa với các ngân hàng trung ương.
Đồng yên tăng mạnh sau quyết định của BOJ, chạm mức cao 22 tháng 1 lên 104,06 yên đổi 1 đô la, cũng như mức cao trong nhiều năm so với đồng euro và đồng bảng Anh. Chứng khoán trung bình Nikkei giảm 3%.
BOJ giữ quan điểm lạm phát tiêu dùng vừa phải, cho rằng giá có thể sẽ giảm nhẹ cho thời gian tới, cho thấy dường như Nhật Bản đang đi đúng hướng để đạt các mục tiêu đầy tham vọng tăng trưởng giá 2%.
Không có sự hỗ trợ từ Fed
Cuộc trưng cầu bỏ phiếu về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu là lo ngại lớn nhất ngắn hạn cho các quan chức BOJ và có nhiều lý do hơn để giữ lửa cho đến sau cuộc trưng cầu ngày 23/6.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy các nhà kinh tế dự báo một cơ hội cao hơn để BOJ nới lỏng chính sách tại cuộc họp vào ngày 28-29/7, khi phát hành dự báo tăng trưởng và lạm phát hàng quý mới, giả định rằng thị trường toàn cầu vẫn ổn định.
Mặc dù gần ba năm tích cực in tiền, lạm phát đã chạm đáy ngăn chặn xuất khẩu và tiêu thụ yếu.\
Ngoài ra, thời hạn tăng lãi suất của Mỹ lùi lại tác động hy vọng của BOJ rằng đồng yên sẽ tăng mạnh nhờ quyết định của Fed.
Fed giữ lãi không thay đổi vào thứ tư (15/6) và dự định vẫn tăng lãi suất hai lần trong năm 2016, mặc dù tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ ảnh hưởng tốc độ thắt chặt chinh sách tiền tệ chậm lại trong những năm tới.
Trong khi, thống đốc Kuroda lập luận ông có rất nhiều nguồn để nới lỏng hơn nữa, một số quan chức BOJ đã công khai lên tiếng nghi ngờ về khả năng của ngân hàng trung ương có thể cung cấp kích thích kinh tế hơn nữa và liệu ngân hàng có đạt được thành công hơn nữa so với những nỗ lực kích thích kinh tế trước đó.
Nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc từ Iran hơn gấp đôi trong tháng 5
Nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc từ Iran tăng khoảng 130% trong tháng 5 so với tháng 5/2015, sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế về chương trình hạt nhân gây tranh chấp của Iran được dỡ bỏ trong tháng 1.
Seoul đã mua 1,26 triệu tấn dầu thô của Iran trong tháng trước, hay 297.625 thùng mỗi ngày, so với 541.510 tấn đã nhập khẩu một năm trước.
Trong 5 tháng đầu năm nay, nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 thế giới này đã nhập khẩu 5,08 triệu tấn hay 244.917 thùng dầu mỗi ngày từ Iran, so với 2,46 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2015.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, Iran đang tìm cách bù đắp tổn thất thương mại sau khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đã áp đặt trong năm 2011 và 2012 về chương trình hạt nhân của mình, đã nổi lên là nước thuộc OPEC có tăng trưởng nguồn cung nhanh nhấp trong năm nay.
Tổng thể, Hàn Quốc đã nhập khẩu 12,43 triệu tấn dầu thô trong tháng 5 hay 2,94 triệu thùng mỗi ngày. Tổng cổng giảm 4% so với 13 triệu tấn đã nhập khẩu trong tháng 5/2015.
Số liệu cuối cùng về nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc trong tháng 5 sẽ được công bố bởi Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Hàn Quốc KNOC vào cuối tháng này. Số liệu của KNOC được xem như tiêu chuẩn đối với nhập khầu dầu của Hàn Quốc.(VITIC)
Sản xuất dầu của Venezuela lao dốc do khủng hoảng kinh tế tồi tệ hơn
Dân Venezuela đói bụng đang bạo loạn và cướp bóc trong bối cảnh thiếu lương thực tồi tệ hơn, nhưng các giếng dầu xa xôi của nước này cho đến nay đã được che chở khỏi bất ổn xã hội.
Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc của Venezuela đang ảnh hưởng tới tất cả.
Sản lượng dầu tại nước này, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã giảm xuống 2,37 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 5, theo số liệu Venezuela cung cấp cho OPEC.
Số liệu này đã giảm khoảng 5% so với tháng 4 và gần 11% so với mức trung bình của năm 2015, gây căng thẳng hơn cho nước phụ thuộc dầu mỏ Venezuela này do họ phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế. Sự sụt giảm này có thể cũng giúp làm giảm dư cung mà đã gây áp lực cho giá dầu.
Theo công nhân, lãnh đạo công đoàn và giám đốc điều hành nước ngoài, trong bối cảnh khủng hoảng tiền mặt, ngành dầu mỏ của Venezuela đang chịu đựng thiếu hụt phụ tùng thay thế, sự rút lui của các công ty dịch vụ dầu mỏ do các hóa đơn chưa thanh toàn, các vấn đề bảo trì và tội phạm.
Công nhân dầu mỏ chỉ kiếm được vài chục đô la mỗi tháng theo tỷ giá thị trường chợ đen do đồng nội tệ của Venezuela sụt giảm nhanh chóng. Cuộc sống của nhiều người hiện nay xoay quanh việc tìm kiếm thức ăn, khuyến khích công nhân nghỉ việc và chảy máu chất xám.
Francisco Luna, một lãnh đạo công đoàn tại khu vực sản xuất dầu Lake Maracaibo cho biết tâm trạng của công nhân là buồn chán. Mỗi ngày là tồi tệ hơn, bảo trì và thiết bị đang thiếu.
Các quan chức tại công ty dầu nhà nước PDVSA không bình luận. Công ty này đã đổ lỗi những vấn đề này cho chiến dịch phá hoại và bôi nhọ quốc tế.
Caracas đang đàm phán với Trung Quốc để đạt được một thời gian ân hạn trong thỏa thuận đổi dầu lấy khoản vay mà sẽ cải thiện khả năng của họ để thực hiện thanh toán trái phiếu trong bối cảnh khủng hoảng.
Do suy thoái kinh tế của Venezuela tồi tệ hơn, nhiều người tự hỏi sản lượng có thể giảm bao nhiêu và liệu bất ổn có thể gây thiệt hại cho hoạt động.
Công ty tư vấn năng lượng IPD Latin America đã gây ra các làn sóng hồi đầu năm nay khi họ dự báo sản lượng có thể giảm xuống 2,35 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, một số liệu ngang với sản lượng tháng trước.
Số liệu này thậm chí là thấp hơn sản lượng trung bình trong năm 2002 và 2003, khi Venezuela bị rung chuyển bởi một cuộc đình công dầu lớn.
Phố Wall cũng đang theo dõi sản lượng thấp hơn trong bối cảnh lo sợ vỡ nợ, mặc dù Tổng thống Nicolas Maduro khẳng định Venezuela sẽ trả đúng hẹn các khoản nợ.
Giá gạo châu Á tuần này vững, Thái Lan bán gần hết số gạo chào bán
Giá gạo Ấn Độ vững trước phiên Thái Lan bán đấu giá; gạo 5% tấm của Thái Lan giá vững ở 418-439 USD/tấn; gạo 5% tấm của Việt Nam giá giảm xuống 358-368 USD/tấn; Trung Quốc trở lại mua gạo tấm Việt Nam.
Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan tuần này vững trong bối cảnh Thái Lan sắp mở bán đấu giá phiên tiếp theo, trong khi gạo Việt Nam giảm giá bởi thiếu vắng khách hàng.
Giá gạo đã giảm khỏi mức cao kỷ lục nhiều tháng vào tháng 5/2016 do hoạt động mua mạnh từ các nhà xuất khẩu nội địa bởi lo ngại sản lượng làm giảm sản lượng của những nước sản xuất hàng đầu châu Á.
Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam – những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới – đóng góp tổng cộng 66% vào tổng mậu dịch gạo toàn cầu năm 2015, theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá vững ở mức 382-392 USD/tấn, FOB do nhu cầu giảm trước phiên bán đấu giá ở Thái Lan.
Giá gạo trên thị trường nội địa Ấn Độ tăng do nguồn cung suy giảm sau khi Chính phủ nâng giá thu mua tối thiểu thêm 4,3%, tương đương 60 rupee lên 1.470 rupee (21,89 USD)/100 kg, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Mohan Singh.
Quốc gia sản xuất gạo lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc này duy trì mua gạo từ người trồng lúa để đảm bảo thu nhập cho họ đồng thời dự trữ cho các chương trình nhân đạo.
Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu là gạo phi – basmati sang các nước châu Phi, và xuất khẩu gạo basmati chất lượng hảo hạng sang Trung Đông.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giá vững ở 418- 439 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 418 – 437 USD/tấn cách đây một tuàn, chủ yếu do nguồn cung thấp và nhu cầu cũng yếu.
Hạn hán đã gây thiệt hại khoảng 1,82 triệu tấn gạo Thái Lan kể từ tháng 10/2015, theo Bộ Nông nghiệp nước này.
Các thương gia cho biết đồng baht giảm giá có thể góp phần làm giảm giá gạo Thái.
Kasikornbank dự báo đồng baht có thể giảm giá xuống 37 THB/USD vào cuối năm nay, tức là giảm 2,8% so với cuối năm 2015.
Chính phủ Thái Lan mở bán 2,24 triệu tấn gạo trong phiên 15/6, là phiên bán đấu giá thứ 4 trong năm nay. 39 trong số 64 công ty tham gia đã trúng thầu mua tổng cộng 1,19 triệu tấn trong tổng số 2,24 triệu tấn gạo tồn trữ bán ra, trị giá mua tổng cộng 19,39 triệu baht (550 triệu USD), theo Bộ Thương mại Thái Lan.
Chính phủ quân sự Thái Lan đã bán tổng cộng trên 5 triệu tấn gạo trong chuỗi bán đấu giá kể từ khi lên nắm quyền tháng 5/2014. Họ kế hoạch giải phóng toàn bộ số gạo tồn trữ vào cuối năm 2017.
Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 4,6 triệu tấn gạo, trị giá 71 tỷ baht (2 tỷ USD) kể từ tháng 1, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Vụ trưởng Vụ Ngoại thương- Bộ Thương mại Thái Duangporn Rodphaya tin rằng Thái Lan sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 9,5 triệu tấn gạo trong năm nay.
Tại Việt Nam, giá gạo giảm do nhu cầu mua yếu, mặc dù Trung Quốc – khách hàng chủ chốt – đã trở lại thị trường.
Gạo 5% tấm làm từ lúa Đông Xuân giá hiện khoảng 370 – 375 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, so với 375 USD/tấn một tuần trước đây, trong khi gạo 5% tấm làm từ lúa Hè Thu giá giảm xuống 360 – 365 USD/tấn, từ mức 365 USD/tấn một tuần trước.
Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM Cho biết “Trung Quốc tuần này đã trở lại thị trường, hỏi mua gạo 100% tấm, nhưng chưa có thông tin về việc đã ký kết hợp đồng mua nào”.
Ngân hàng Mỹ đầu tiên phát hành thẻ tín dụng tại Cuba
Ngày 15/6, báo chí Mỹ cho biết một ngân hàng địa phương mang tên Stonegate ở bang Florida của Mỹ đã ghi tên vào lịch sử khi ấn hành thẻ tín dụng đầu tiên có thể dùng ở Cuba kể từ khi Washington và La Habana bình thường hóa quan hệ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Giám đốc điều hành (CEO) của Ngân hàng Stonegate, ông David Seleski, nhấn mạnh thay vì dùng tiền mặt, giờ đây, với thẻ tín dụng lưu hành tại Cuba, mọi người có thể dùng trong các chuyến công tác chi trả các loại chi phí... như ở những quốc gia khác.
Ông hy vọng sắp tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng Mỹ phát hành thẻ tín dụng dùng được ở Cuba để tạo điều kiện cho làn sóng du khách mới dự kiến sẽ ghé thăm đảo quốc này trong tương lai.
Thẻ tín dụng mới của Stonegate thuộc loại MasterCard và trước mắt, ngân hàng này sẽ phát hành khoảng 1.000 thẻ.
Chính phủ Cuba sẽ miễn 10% cước trao đổi ngoại tệ USD cho những người dùng thẻ của Stonegate.
Kể từ khi tuyên bố khôi phục lại quan hệ năm 2014, Cuba và Mỹ đã có hàng loạt bước tiến trong nhiều lĩnh vực như bảo vệ môi trường, hàng không dân sự, bưu điện, an ninh hàng hải, sức khỏe, nông nghiệp, trao đổi giáo dục và văn hóa cũng như các vấn đề về pháp lý.
Liên quan tới lĩnh vực ngân hàng-tài chính, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố biện pháp nới lỏng cấm vận cho phép người dân và các thể chế tài chính Cuba được thực hiện một số giao dịch bằng đồng USD qua các ngân hàng quốc tế.
(
Tinkinhte
tổng hợp)