Sợ nhân viên "phát điên" vì công việc, ngân hàng Credit Suisse vừa đưa ra chính sách mới mà ai cũng thèm muốn
BIDV và VietinBank sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay?
HDBank tung gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất 6,8%
Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp đều hạ dự báo tăng trưởng GDP
Chứng khoán Mỹ đỏ sàn, kỳ vọng Fed tăng lãi suất tháng 6 mong manh
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-06-2016
- Cập nhật : 04/06/2016
VASEP: Chất lượng hải sản xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi cá chết
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết vụ việc cá chết bất thường tại ven biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) không gây ảnh hưởng đến nguồn cung và mức độ an toàn cho nguyên liệu hải sản xuất khẩu. Vì vậy, chất lượng các mặt hàng hải sản xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cá chết.
Theo VASEP, thực tế, các ngư trường khai thác chính nguyên liệu hải sản phục vụ cho xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ được khai thác bằng các tàu công suất lớn, đánh bắt xa bờ.
Nguồn nguyên liệu của các địa phương này cung cấp hầu hết nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các mặt hàng hải sản chính như cá ngừ, cua ghẹ, surimi cá khô và cá biển khác. Nhiều doanh nghiệp cũng đang chế biến xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác.
Hơn nữa, trong thời gian qua Bộ NN và PTNT đã chỉ đạo khảo sát, lấy mẫu và khẳng định các khu vực khai thác xa bờ (vùng biển xa bờ ngoài 20-30 hải lý) thuộc 4 tỉnh có hiện tượng cá chết đều an toàn.
Bộ NN & PTNT đã có công văn ngày 2/5/2016, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai các biện pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm tại địa phương tăng cường giám sát hoạt động khai thác, tổ chức lấy mẫu sản phẩm hải sản cập cảng để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế.
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQA) cũng đã gửi công văn ngày 11/5/2016, yêu cầu các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản tuyệt đối không thu mua cá chết để chế biến xuất khẩu, chủ động lấy mẫu giám sát tăng cường các chỉ tiêu ô nhiễm (thủy ngân, chì, cadimi, arsen) trong các lô hải sản nguyên liệu.
Cho đến nay, cùng với sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của NAFIQAD, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đã và đang nghiêm túc thực hiện việc kiểm soát các chỉ tiêu trên cũng như tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu ổn định.
Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 3 thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 20% và Nhật Bản 16% và đang có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc (9,4%) và ASEAN (7,6%).
Năm 2016, xuất khẩu các mặt hàng hải sản đều được dự báo sẽ tăng so với năm ngoái, nhờ nguồn cung ổn định, nhu cầu hồi phục trên các thị trường chính. Trong đó dự báo xuất khẩu cá ngừ sẽ tăng 12%, mực, bạch tuộc tăng 10%, cua ghẹ, surimi, các loại cá biển và cá khô tăng 13%.
Saigon Food bác thông tin xuất khẩu cá điêu hồng nhiễm kháng sinh sang Úc
Công văn nêu rõ, ngày 30-5-2016, công ty có nhận công văn từ Nafiquad số 1030-QLCL-CL1 với nội dung sản phẩm cá điêu hồng của công ty cổ phần Saigon Food xuất khẩu vào thị trường Úc bị cảnh báo do nhiễm kháng sinh Enrofloxacine.
Tuy nhiên, công ty cổ phần Saigon Food không hề biết nhà nhập khẩu Alway Fresh trading co.ltd.
Theo ông Lê Quang Vũ, Phó tổng giám đốc công ty cổ phần Saigon Food, cho biết đối với thị trường Úc, công ty chỉ xuất khẩu các sản phẩm tôm sú Úc đông lạnh, cua tuyết đông lạnh. Chúng tôi đã lập tức tổ chức rà soát tất cả các hồ hơ liên quan đến sản xuất và xuất khẩu. Và khẳng định công ty không sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá điêu hồng như thông tin đã nêu.
Trước đó Nafiquad nhận được thông báo của Bộ nông nghiệp và tài nguyên Úc về lô hàng cá điêu hồng đông lạnh của công ty cổ phần Saigon Food xuất khẩu vào Úc bị nhiễm kháng sinh Enrofloxacine. Theo yêu cầu của Nafiquad, công ty phải tiến hành rà soát kiểm tra lập báo cáo giải trình cho Nafiquad trước ngày 20-6.
Đi kiện, chuyện của nhà giàu?
Đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) tại hội thảo Tổng kếtthực thi pháp luật PVTM do Bộ Công Thương và VCCI tổ chức ngày 2/6.
Số liệu của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho thấy, kể từ khi những quy định pháp luật về PVTM được hình thành (năm 2002) nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước đối với hàng nhập khẩu, đến nay mới chỉ có 6 vụ việc PVTM bao gồm 4 vụ việc điều tra tự vệ và 2 vụ việc điều tra chống bán phá giá. So sánh con số này với gần 100 vụ hàng hóa Việt Nam bị áp dụng điều tra PVTM ở nước ngoài, đại diện Cục QLCT cho rằng quá ít ỏi.
Vụ việc đầu tiên khởi xướng điều tra tự vệ là của Tổng công ty Viglacera về mặt hàng kính nổi năm 2009. Trong vụ việc này, kính xây dựng chủ yếu từ ASEAN tràn vào Việt Nam do Việt Nam giảm thuế từ 5% xuống 0%. Điều tra cho thấy nhập khẩu tăng trưởng gần gấp đôi trong vòng một năm và Viglacera phải giảm sản xuất đến 50%. Tuy nhiên, kết luận nguyên nhân chính gây thiệt hại cho DN không phải do hàng nước ngoài ồ ạt tràn vào mà do thuế dầu. Sau khi thuế dầu giảm thì sản xuất đã ổn định. Do đó không áp được thuế tự vệ.
Đại diện Cục Quản lý cạnh cho biết, Luật ra đời từ năm 2002, đến 2009 mới có vụ kiện PVTM đầu tiên nhưng cuối cùng vẫn không áp được thuế. Việc này gây ‘chùn bước’ cho doanh nghiệp trong nước
Theo bà Trang, xét về số lượng vụ việc phòng về thương mại (PVTM), Việt Nam ít sử dụng nhưng đang có xu hướng tăng lên. Trong 10 năm 2002 – 2014 mới có 3 vụ việc nhưng trong 2 năm 2015 – 2016 đã có 3 vụ việc được khởi xướng.
Tuy nhiên, đáng lo ngại, trong số 6 vụ việc khởi xướng thì có 4 vụ là kiện tự vệ. Đây cũng là biện pháp thường được áp dụng tại các nước đang phát triển bởi dễ thực hiện nhưng “phải trả giá”.
Bởi khi áp dụng biện pháp tự vệ, chúng ta có thể sẽ phải đền bù cho các doanh nghiệp nước ngoài về những thiệt hại mà họ gặp phải. Đây là biện pháp dễ với doanh nghiệp nhưng khó với nhà nước về cân bằng lợi ích. Do đó phải hết sức cân nhắc khi sử dụng biện pháp này.
Theo bà Trang, về đối tượng thì thép là sản phẩm bị kiện nhiều nhất, có 3 vụ trên tổng 6 vụ. Trong đó, đặc điểm nguyên đơn phần lớn là các doanh nghiệp đang chiếm vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường.
Như trong vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với dầu thực vật, nguyên đơn chiếm 100% thị phần, còn vụ điều tra với sản phẩm kính nổi, nguyên đơn chiếm 90,11% thị phần.
Năm 2015, tự vệ sản phẩm phôi thép, nhóm nguyên đơn chiếm đến 50% thị phần.
Câu chuyện nêu trên khiến bà Trang đặt dấu hỏi, liệu phòng vệ thương mại có phải là công cụ của nhà giàu?
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục QLCT khẳng định: Số lượng yêu cầu điều tra PVTM của các doanh nghiệp tăng nhanh chóng cho thấy việc sử dụng các công cụ pháp lý là cần thiết để bảo vệ hàng hóa Việt Nam tại thị trường nội địa trước những hành vi cạnh tranh không công bằng của doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, để việc áp dụng các biện pháp PVTM được thuận lợi, các doanh nghiệp cần tập hợp nhau lại thông qua các hiệp hội ngành hàng để tạo sức mạnh tổng thể.
Phó Thống đốc NHNN: Thị trường tài chính đang bị mất cân bằng
Nguyên nhân được Phó Thống đốc NHNN lý giải vì vốn phụ thuốc nhiều vào ngân hàng nhưng vốn chưa tạo cho doanh nghiệp vay.
“Tạo kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp là vấn đề Thủ tướng rất quan tâm. NHNN trong nhiều năm qua liên tục có những cải cách mạnh mẽ để cải thiện môi trường kinh doanh; liên tục cải cách thủ tục hành chính trong cấp tín dụng. Một điểm đáng mừng là nguồn vốn NHNN cho vay trước đây tập trung vào doanh nghiệp nhà nước tương đối cao, giờ chuyển sang khối tư nhân rất nhiều”, bà Hồng cho hay.
Trong giai đoạn doanh nghiệp khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN rất quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiên quyết kiểm soát lạm phát. NHNN đã tổ chức một số giải pháp tháo gỡ khó khăn và xác định không chủ quan với diễn biến lạm phát.
Phó Thống đốc NHNN khẳng định, trong thời gian tới, NHNN vẫn giữ vững mục tiêu kiểm soát, giữ vững ổn định thị trường.
Kinh tế tư nhân phát triển với 3 làn sóng mới
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng kinh tế tư nhân đang đứng ở một tâm thế mới, đang đứng trước những áp lực mới cũng như trước các vận hội mới.
“Không chỉ có tâm thể mới mà kinh tế tư nhân còn có áp lực mới, vận hội mới. Kinh tế tư nhân đang đứng trước 3 làn sóng, một là làn sóng cải cách thể chế lần thứ 2; hai là làn sóng hội nhập để các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có không gian và thị trường toàn cầu với điều kiện thuận lợi nhất của chúng ta. Thứ ba là làn sóng của nền kinh tế số. Tôi nghĩ tác động cộng hưởng của 3 làn sóng cải cách này sẽ tạo nên làn sóng mạnh mẽ cho kinh tế tư nhân trong thời gian tới”, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.
Đầu tư nước ngoài buộc DN Việt phải mạnh lên
Với lợi thế tài chính, khoảng cách địa lý và sự am hiểu về tập quán tiêu dùng, cộng với việc tiếp cận những thương hiệu lớn, vốn đã có uy tín tại Việt Nam đã giúp người Thái đi trước một bước trong việc tìm cách chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Các nhà đầu tư (NĐT) Thái Lan đã nhận thức được những thuận lợi mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp mang lại cho Việt Nam. Luật Đầu tư của Việt Nam quy định khung pháp lý chung cho cả đầu tư nước ngoài và trong nước.
Trong thương vụ mua lại hệ thống siêu thị Big C, Central Group (Thái Lan) vượt qua Saigon Co.op đã thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) nước ta còn hạn chế. Các nhà đầu tư Thái có tiềm lực hơn, có kinh nghiệm hơn, có sức cạnh tranh cao hơn các DN Việt. Thực ra, cách thức đầu tư của NĐT Thái Lan không có gì mới so với NĐT đến từ Nhật Bản hay Hàn Quốc. Cạnh tranh toàn cầu, những NĐT Thái Lan buộc phải tối ưu hóa chuỗi sản xuất, tối thiểu hóa chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Thay vì lo lắng bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều NĐT nước ngoài tại thị trường Việt Nam nói chung và NĐT của Thái Lan nói riêng, DN Việt nên có cái nhìn lạc quan. Thứ nhất là môi trường đầu tư của Việt Nam đang hấp dẫn. Thứ hai là sự góp mặt của họ về lâu về dài không chỉ có lợi cho người tiêu dùng trong nước, mà bản thân DN Việt Nam sẽ lớn mạnh dần.
Đầu tư đến từ Thái Lan cũng như từ các nước khác vào Việt Nam buộc DN nước ta phải tạo ra sự liên kết. Tuy nhiên, đầu tư của Thái Lan tăng mạnh cũng phản ánh những cái yếu kém nội tại của nền kinh tế nước ta. Cụ thể, khả năng cạnh tranh của các DN nội địa chưa cao, chưa tận dụng được lợi thế "sân nhà".
Trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và DN Việt Nam, dĩ nhiên không thể đưa ra những rào cản hành chính. Các DN lớn của Việt Nam phải được xem là đầu tàu thúc đẩy năng lực cạnh tranh. Muốn vậy, Nhà nước phải có giải pháp phát triển DN lớn, đặc biệt là Top 500 DN lớn nhất. Bên cạnh đó là những chính sách hỗ trợ về ngoại giao, pháp lý, hỗ trợ đầu tư cho các DN này để họ phát triển ra thị trường các nước.
Vẫn có quan điểm trái chiều về đầu tư của người Thái tại Việt Nam, nhưng về dài hạn, nền kinh tế sẽ tốt hơn khi cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư thể hiện được sự minh bạch, công bằng. Nhà nước cần có những tiêu chí cho các NĐT, không phân biệt quốc tịch, đảm bảo loại bỏ những công trình sử dụng nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường hay tác động đến việc làm của lao động Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào khu vực và thế giới. Đầu tư bây giờ không còn phân biệt quốc gia, nhất là với những chính sách cởi mở về thuế quan của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ranh giới về các NĐT đang dần bị xóa nhòa; nguồn gốc của một DN cổ phần hóa, có vốn từ nhiều NĐT nước ngoài, người nắm quyền chi phối, người nắm quyền quản lý cũng không có sự phân định rõ ràng.
Việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hay DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang ngày càng mở rộng. Đây là một xu hướng, dù mỗi một xu hướng đều có điểm tốt và điểm chưa tốt tác động đến nền kinh tế, nhưng xã hội và cộng đồng DN cần chấp nhận như một thực tế, từ đó cải thiện, hoàn thiện mình để hòa nhập vào xu thế chung ấy.(TS. ĐINH TRỌNG THẮNG - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)