Khối nợ của Trung Quốc đang đe dọa cả thế giới
Sabeco bán vốn tại cao ốc trên 'đất vàng' TP HCM
Xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối ngoại
ADB lạc quan về kinh tế Việt Nam
Chủ tịch TP HCM: Sẽ có gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho khởi nghiệp
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-06-2016
- Cập nhật : 17/06/2016
Đồng yen tăng vọt vì Nhật Bản giữ lãi suất âm
BOJ sáng nay tuyên bố giữ nguyên chương trình mua lại tài sản trị giá 80.000 tỷ yen. Họ cũng sẽ tiếp tục duy trì lãi suất -0,1%. Mức này được áp dụng từ cuối tháng 1 năm nay, lên khoản dự trữ vượt mức mà các tổ chức tài chính đang gửi tại BOJ.BOJ sẽ tiếp tục đánh giá tác động kinh tế của chính sách lãi suất âm. Bên cạnh đó, triển vọng thị trường toàn cầu cũng còn chưa chắc chắn.
Thông tin này đã đẩy giá yen Nhật lên 104,53 yen đổi một USD - mạnh nhất từ tháng 9/2014. Đồng yen đã tăng 15% năm nay, bất chấp lãi suất xuống âm. Nếu Anh rời Liên minh châu Âu (EU), tiền tệ Nhật còn có thể tăng thêm 6 yen một USD nữa, còn chỉ số Nikkei 225 mất thêm 3.000 điểm, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Mizuho đầu tháng này.
Động thái của BOJ được đưa ra chỉ vài giờ sau tuyên bố không tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), do nguy cơ Anh rời Liên minh châu Âu (EU). Tuyên bố này đã khiến đôla Mỹ mất giá so với yen.
Săm lốp xe đạp VN tiếp tục bị Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế
Sau 12 năm, ngành sản xuất săm lốp xe đạp VN vẫn không “thoát” được án thuế tại Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 16-6, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) cho biết Tổng vụ Nhập khẩu (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) đã ban hành kết luận rà soát thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm săm lốp xe đạp nhập khẩu từ Việt Nam, Sri Lanka và Đài Loan.
Theo đó, săm lốp xe đạp xuất khẩu từ VN vào Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá ở mức 30-44% theo yêu cầu của nguyên đơn là Anatolia Rubber Ind. and Trade. Inc. company, với lý do “để ngăn chặn thiệt hại đáng kể do sản phẩm giấy nhập khẩu gây ra đối với ngành sản xuất nội địa Thổ Nhĩ Kỳ”.
Như vậy, sau 12 năm tính từ năm 2004 (thời điểm ra quyết định áp thuế đầu tiên), Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành rà soát thuế lần thứ nhất vào năm 2010, và giữ nguyên mức thuế sau lần rà soát thuế thứ hai vừa công bố này.
Các doanh nghiệp chỉ còn cơ hội cuối cùng để phản đối, hạn chót vào ngày 20-6 tới.
Lọc dầu Dung Quất sản xuất và tiêu thụ hơn 40 triệu tấn sản phẩm
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đạt tổng doanh thu hơn 745.000 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 129.000 tỷ đồng.
Đi vào hoạt động từ năm 2009 đến nay, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã sản xuất và tiêu thụ hơn 40 triệu tấn sản phẩm, chiếm hơn 30% sản phẩm xăng dầu tiêu thụ trong nước. Nhà máy đạt tổng doanh thu hơn 745.000 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 129.000 tỷ đồng.
Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, Nhà máy hoạt động gần 110% công suất thiết kế, sản xuất ra hơn 3,5 triệu tấn sản phẩm, vượt kế hoạch đề ra.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng Giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất luôn ý thức phải làm thế nào đóng góp nhiều cho tỉnh Quảng Ngãi, cho quốc gia, cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Trong tình thế giá dầu thấp như hiện nay, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất luôn luôn đàm phán để tiêu thụ tốt sản phẩm, hoạt động với công suất cao, đảm bảo 103 - 105% công suất
Formosa hoãn khai trương nhà máy tại Hà Tĩnh
Ngày 15-6, Tập đoàn nhựa Formosa của Đài Loan đã thông báo hoãn ngày dự kiến ra mắt các hoạt động tại một nhà máy gang thép của công ty con tại Việt Nam và cho biết vẫn chưa xếp lại lịch ra mắt.
Theo truyền thông Đài Loan, phó chủ tịch Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Chang Fu-ning cho biết lò số 1 của khu liên hợp gang thép tại khu kinh tế Vũng Áng tại Hà Tĩnh sẽ không đi vào hoạt động vào ngày 25-6 theo lịch trình đã định.
Thông tin được công bố khi truyền thông Đài Loan đưa tin FPG bị buộc hoãn việc đưa vào hoạt động một lò luyện gang thép tại nhà máy trên bởi Việt Nam yêu cầu tập đoàn này trả 70 triệu USD (khoảng 1.562 tỉ đồng) tiền thuế bị cáo buộc chưa nộp.
Taipei Times cho biết việc hoãn mở cửa do các nhà chức trách Việt Nam cần thêm thời gian để giải quyết giấy phép hoạt động nhà máy trên của FPG.
Trích dẫn các nguồn tin từ Việt Nam cho biết động thái trên cũng nhằm để các nhà chức trách theo dõi vụ trốn thuế của FPG.
Ông Chang cho biết FPG đã liên hệ với Bộ Tài chính Việt Nam về cáo buộc nợ thuế.
Anh có thể mất 43 tỷ USD một năm nếu rời EU
Osborne cho biết ông sẽ cần một ngân sách khẩn cấp để lấp đầy "lỗ hổng" khoảng 30 tỷ bảng (42,6 tỷ USD) một năm nếu Anh ra đi. Những người ủng hộ Anh rời EU cho rằng các quy định của EU đang bóp nghẹt doanh nghiệp Anh, và dòng người nhập cư đang hủy hoại xã hội nước này. Vì thế, rời EU sẽ thúc đẩy nền kinh tế.Trong khi đó, những người muốn ở lại vẽ ra bức tranh ảm đạm hơn khá nhiều. Họ cho rằng nó sẽ khiến thương mại và đầu tư giảm sút, đẩy nền kinh tế vào suy thoái, giảm số việc làm, khiến đồng bảng lao dốc và bất động sản sụt giá.
Osborne cho rằng trong trường hợp Anh rời EU, ông sẽ phải cân nhắc cắt đáng kể dịch vụ y tế quốc gia, quốc phòng, giáo dục, cũng như nâng thuế thu nhập, nhiên liệu và đồ uống có cồn.
Thủ tướng Anh - David Cameron cũng ủng hộ các đánh giá của ông Osborne. Ông Cameron cho biết đây là số liệu được đưa ra bởi Viện Nghiên cứu Tài khóa và Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Quốc gia. Tuy nhiên, gần 60 thành viên trong Quốc hội Anh lại ủng hộ rời châu Âu.
Việc Anh rời đi sẽ định hình lại tương lai của cả hai bên trong vài thập kỷ tới. Nó sẽ thay đổi cách mà nước này kinh doanh và giao thương với châu Âu. Thủ tướng Anh - David Cameron cũng sẽ đối mặt áp lực từ chức lớn. Theo kế hoạch, cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào ngày 23/6 tới