tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 18-06-2016

  • Cập nhật : 18/06/2016

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế Singapore chậm trong năm 2016

Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của ngân hàng trung ương Singapore đã vẽ lên một bức tranh ảm đạm  hơn cho nền kinh tế quốc đảo này trong năm 2016 so với dự báo ba tháng trước đây.
cac nha kinh te du bao tang truong kinh te singapore cham trong nam 2016

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế Singapore chậm trong năm 2016

Nền kinh tế của quốc gia này được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm nay, theo ước tính trung bình trong một cuộc thăm dò ccác nhà kinh tế nước ngoài bởi Cơ quan tiền tệ Singapore. Dự báo tăng trưởng GDP là 1,9% cùng kết quả với cuộc điều tra vào tháng 3 và tăng trưởng 2% trong năm 2015.

Các nhà kinh tế dự báo GDP cho năm tiếp theo đối với tăng trưởng 2,1%, điều chỉnh giảm hơn so với dự đoán tăng trưởng 2,5% trong cuộc khảo sát trước đó.

Dụ báo của  22 nhà kinh tế và các nhà phân tích, những người theo dõi nền kinh tế Singapore tham gia khảo sát của ngân hàng trung ương,  không đại diện cho quan điểm hay dự báo của ngân hàng trung ương, Cơ quan tiền tệ Singapore cho biết trong một tuyên bố.

Sụ sụt giảm thương mại trong khu vực và suy thoái ở Trung Quốc, khách hàng lớn nhất cho hàng xuất khẩu của một số quốc gia, đã làm tổn thương nhiều nền kinh tế châu Á. Singapore là một trong số các nước gặp khó khăn nhất do một số ngành công nghiệp lớn nhất của nước này như đóng tàu và thiết bị điện tử đối mặt với suy thoái.

Theo khảo sát mới nhất, hàng hóa xuất khẩu phi dầu mỏ chính của Singapore dự báo ​​sẽ giảm 2,1% trong năm 2016, trái ngược với mức tăng trưởng 0,2 % dự báo trong cuộc khảo sát tháng 3.

Chỉ số giá tiêu dùng được dự đoán giảm 0,4% trong năm nay, so với mức giảm 0,2% dự đoán trung bình trong cuộc khảo sát tháng 3. CPI của Singapore giảm trong 18 tháng qua.

Các nhà phân tích kỳ vọng mục tiêu lạm phát lõi của ngân hàng là 0,8% trong năm nay, giống như dự đoán của họ trong tháng 3. Chỉ số lạm phát lõi loại trừ chi phí vận tải đường và nhà ở, hai lĩnh vực không tạo thành một phần của ngân sách hộ gia đình hàng tháng của Singapore.

Trong quý I, chuyên gia phân tích dự đoán trung bình tăng trưởng kinh tế tăng 2,0% so với năm trước và xuất khẩu sẽ giảm 3,6%. Chỉ số giá tiêu dùng được dự đoán giảm 0,7% so với năm trước.(Vinanet)


Vàng quay đầu giảm khi cuộc trưng cầu dân ý tại Anh có thể bị hoãn

Sau khi tăng mạnh lên 1.316,8 USD/oz - cao nhất 2 năm, giá vàng thế giới lại quay đầu giảm nhanh xuống quanh 1.280 USD/oz do áp lực chốt lời cộng thêm thông tin cuộc trưng cầu dân ý tại Anh có thể bị hoãn sau khi một chính trị gia của nước này bị ám sát.

Hiện giá vàng kỳ hạn tháng 8 đang dừng ở 1.282,60 USD/oz; trong khi giá vàng giao ngay cũng đang dao động dưới 1.280 USD/oz.

Trên thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC cũng quay đầu giảm 450.000 đồng/lượng trong sáng nay sau khi đã tăng 570.000 đồng/lượng trong phiên hôm qua. Do giảm chậm hơn nên hiện giá bán ra vàng SJC của các DN chỉ cón thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi từ 120.000 – 170.000 đồng/lượng.

dien bien gia mua - ban vang sjc cua doji trong 7 ngay qua

Diễn biến giá mua - bán vàng SJC của DOJI trong 7 ngày qua

Theo đó, sáng nay Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã giảm cả giá mua và bán vàng SJC 450.000 đồng/lượng, đưa giá giao dịch tại TP.HCM xuống còn 34,06 – 34,36 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 34,06 – 34,38 triệu đồng/lượng. Hiện giá bán ra vàng SJC của DN này vẫn đang thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi 120.000 đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI cũng giảm giá mua - bán vàng SJC của mình xuống còn 34,20 - 34,30 triệu đồng/lượng, giảm 450.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán ra so với cuối giờ chiều qua. Giá bán ra vàng SJC của DOJI cũng chỉ còn thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 170.000 đồng/lượng.

Theo các nhà phân tích, dư âm kết quả cuộc họp của FOMC sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng duy trì đà tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hiện thị trường đang ngóng đợi thông tin từ cuộc trưng cầu dân ý tại Anh diễn ra ngày 23/6 tới. Bởi nếu Anh chia tay EU, đó sẽ là một cú sốc lớn không chỉ với đảo quốc sương mù và EU, mà cả thế giới. Lẽ đương nhiên đó là một nhân tố tích cực đối với vàng.(TBNH)


IFC đầu tư 340 tỷ đồng vào Công ty thức ăn chăn nuôi Anova

IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã tài trợ Tập đoàn Anova xây dựng thêm các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm hỗ trợ ngành chăn nuôi của Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm và tạo ra hàng trăm việc làm mới.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Cụ thể, IFC đã đầu tư 340 tỷ đồng (tương đương khoảng 15 triệu USD) dưới hình thức trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 5 năm để hỗ trợ một trong những công ty trực thuộc tập đoàn là Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Anova (Anova Feed) mở rộng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Khoản đầu tư này sẽ giúp công ty  xây dựng thêm hai nhà máy mới tại tỉnh Đồng Nai và Hưng Yên, cùng một kho trung chuyển tại tỉnh Long An trong vòng hai năm tới. Các nhà máy và kho trung chuyển thức ăn chăn nuôi trên khi đi vào hoạt động sẽ tạo thêm 500 việc làm mới và phân phối sản phẩm cho gần 40.000 nông dân trên cả nước.

Nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước đang ngày càng tăng cao do dân số cũng như mức sống của Việt Nam tiếp tục tăng. Ngành Nông nghiệp Việt Nam hiện vẫn mang đặc thù sản xuất nhỏ, và người nông dân đang tìm kiếm các giải pháp chăn nuôi bền vững như bảo đảm an toàn sinh học và chất lượng thức ăn chăn nuôi.

“Khoản đầu tư của IFC sẽ giúp Anova Feed nâng công suất lên gấp ba lần, cung cấp nhiều hơn các loại thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao và ổn định cho ngành chăn nuôi đang phát triển nhanh của Việt Nam”- ông Nguyễn Hiếu Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn Anova cho biết.

“Chúng tôi cũng mong muốn được IFC tư vấn về mở rộng thị trường ra nước ngoài cũng như nâng cao các tiêu chuẩn về quản trị công ty để chuẩn bị tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán”.

Song song với hỗ trợ tài chính, IFC còn giúp Anova Feed xây dựng các quy trình sản xuất bền vững bằng cách áp dụng Bộ Tiêu chuẩn Hoạt động của IFC và Hướng dẫn môi trường, sức khỏe và an toàn của Nhóm Ngân hàng Thế giới.

Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết: “Thông qua việc hỗ trợ những doanh nghiệp như Anova Feed, chúng tôi khuyến khích sự phát triển hiệu quả và bền vững của các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong chuỗi cung ứng nông nghiệp, từ đó thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nông sản trên thị trường nội địa”.


EIA: Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo dự báo của chính phủ Mỹ, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ được dự kiến giảm trong tháng 7, tháng thứ 7 liên tiếp mặc dù giá dầu tăng lên mức cao 11 tháng trên 51 USD/thùng.

Tổng sản lượng được dự kiến giảm 118.000 thùng/ngày xuống 4,723 triệu thùng/ngày trong tháng 7, theo báo cáo hoạt động khoan dầu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, EIA.

Sản lượng tại Bakken, Bắc Dakota được dự báo giảm 32.000 thùng/ngày, trong khi sản lượng từ Eagle được dự kiến giảm 63.000 thùng/ngày.
Sản lượng từ lưu vực Permian tại tây Texas được dự kiến giảm 7.000 thùng/ngày, sụt giảm tháng thứ 3 liên tiếp.
Công nghiệp dầu đá phiến và khí đốt của Mỹ, dẫn đầu bởi các nhà khai thác người đã lật lại trật tự năng lượng toàn cầu sau khi bắt đầu cuộc cách mạng đá phiên năm 2005, đã bị bao vây, đẩy tới bờ vực bởi gánh nặng nợ khổng lồ và đợt sụt giảm giá dài nhất, lớn nhất trong lịch sử.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm từ trên 107 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống gần mức thấp 13 năm khoảng 26 USD/thùng vào tháng 2. Kể từ đó, giá gần như tăng gấp đối, phá vỡ mức 51 USD/thùng trong tuần trước do tồn kho của Mỹ sụt giảm và lo lắng nguồn cung tại Nigeria.
Tổng sản lượng khí đốt tự nhiên được dự báo sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 7, xuống 45,8 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd), mức thấp nhất kể từ tháng 7/2015.
Số liệu đó sẽ giảm gần 0,5 bcfd so với tháng 6, đánh dấu tháng sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2013.
Sự sụt giảm tính theo khu vực lớn nhất được dự kiến tại Eagle Ford, giảm 0,2 bcfd so với tháng 6 xuống 6,1 bcfd trong tháng 7, mức sản lượng thấp nhất tại lưu vực này kể từ tháng 5/2014.
Tại Marcellus, giếng khí đốt đá phiến lớn nhất của Mỹ, sản lượng tháng 7 được dự kiến giảm khoảng 0,1 bcfd so với tháng 6 xuống 17,5 bcfd. Đây sẽ là tháng sụt giảm thứ tư liên tiếp. Tại Marcellus, sản lượng ban dầu trong cả tháng đầu tiên của một giếng mới được dự kiến tăng lên mức cao kỷ lục 11,2 triệu feet khối mỗi ngày trong tháng 6.
Nếu đúng, đó sẽ là tháng tăng thứ 15 liên tiếp đối với sản lượng ban đầu của một giếng mới tại Marcellus. Tuy nhiên mức độ tăng trường theo xu hướng sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 7.(Vinanet)

EIA: Doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của OPEC giảm năm thứ 3 liên tiếp

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết doanh thu xuất khẩu dầu mỏ cả năm 2016 của OPEC sẽ có thể giảm 15%, giảm năm thứ ba liên tiếp và khả năng thấp nhất trong hơn một thập kỷ trước khi tăng trong năm 2017.

Các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ OPEC, gồm Iran, sẽ kiếm được 341 tỷ USD trong năm 2016, thấp hơn khoảng 15% so với những mức năm 2015, dựa theo các dự đoán giá dầu toàn cầu và mức sản lượng của tổ chức này.
Giai đoạn gần nhất doanh thu xuất khẩu của OPEC giảm ba năm liên tiếp là 1983 – 1986.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của OPEC sẽ là thấp nhất kể từ năm 2004, khi thu được khoảng 295 tỷ USD.
Trong đầu năm 2016, giá dầu đã chạm mức thấp 12 năm trước khi phục hồi lên khoảng 50 USD/thùng trong hai tháng qua. Sau khi dư cung một thời gian dài, thị trường dầu được dự kiến trở lại cân bằng, bởi sản lượng sụt giảm.
Gián đoạn nguồn cung khắp thế giới, gồm ở Canada và Nigeria, đã làm tăng tốc phục hồi giá.
Đối với năm 2017, doanh thu của OPEC được dự kiến là 427 tỷ USD, do giá dầu thô được dự kiến tăng lên, sản lượng của OPEC cao hơn và xuất khẩu mạnh hơn.
Tổ chức này đã thu được khoảng 404 tỷ USD trong doanh thu xuất khẩu ròng dầu thô năm 2015, giảm 46%, giảm mạnh nhất kể từ khi EIA bắt đầu theo dõi số liệu này vào năm 1975.
Trong năm 2015, giá dầu thô Brent lao dốc khoảng 35%, hay 20 USD/thùng, do các nhà sản xuất chủ chốt vật lộn với một trong những đợt dư cung tồi tệ nhất lịch sử.
Những nỗ lực trong thỏa thuận giữa OPEC và các nước sản xuất ngoài OPEC để hỗ trợ giá bằng cách đóng băng sản lượng đã thất bại một phần trong năm nay khi Saudi Arabia yêu cầu Iran, đối thủ chính của họ trong khu vực này, phải tham dự.
Trong năm 2015, Saudi Arabia đã chiếm được thị phần lớn nhất, khoảng 1/3 tổng doanh thu dầu mỏ của OPEC hay 130 tỷ USD.
Iran cho biết một cách rõ ràng họ không có kế hoạch đóng băng mức sản lượng và xuất khẩu dầu của họ do nước này cố gắng nâng xuất khẩu dầu của mình lên những mức trước khi bị trừng phạt.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục