tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-08-2016

  • Cập nhật : 02/08/2016

Uber Trung Quốc sẽ sáp nhập vào Didi Chuxing?

 

 
Thương vụ này có thể tạo ra một công ty trị giá tới 35 tỷ USD.

Trong một tin tức gây chấn động mới đây, chi nhánh của Uber tại Trung Quốc có thể sẽ được sáp nhập vào Didi Chuxing, dịch vụ gọi xe lớn nhất tại nước này. Nếu thương vụ này là thật, nó sẽ tạo ra một công ty trị giá tới 35 tỷ USD.

Theo nguồn tin của Bloomberg, Didi sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Uber, với mức định giá cho Uber là 68 tỷ USD. Như vậy, Didi sẽ sở hữu gần 1,5% cổ phần tại Uber. Đổi lại, các cổ đông của Uber Trung Quốc như Uber và Baidu sẽ sở hữu 20% cổ phần trong công ty mới. Các cổ đông lớn hiện nay của Didi gồm có Alibaba, Tencent và Apple. Hiện tại, Uber đã từ chối bình luận về tin này, còn Didi thì chưa trả lời.

Theo một bài viết blog của Travis Kalanick, nhà sáng lập kiêm CEO của Uber, thì: “Là một doanh nhân, tôi đã hiểu rằng muốn thành công là phải biết lắng nghe khối óc lẫn con tim. Uber và Didi đang đầu tư hàng tỷ USD vào Trung Quốc mà vẫn chưa sinh ra lợi nhuận. Sớm có được lãi là cách duy nhất để xây dựng một doanh nghiệp bền vững có khả năng phục vị tốt nhất các khách hàng, tài xế và đô thị tại Trung Quốc”.

Trong tuần qua, chính phủ Trung Quốc đã thông qua bộ luật mới để chính thức hợp pháp hóa hoạt động của các dịch vụ gọi xe online, sau khi cả Uber và Didi Chuxing đã tích cực vận động hành lang cho bộ luật này.

Trong thời gian qua, các nhà đầu tư của Uber đã kêu gọi công ty nên bán lại các tài sản ở Trung Quốc. Cả Uber và Didi Chuxing đã bỏ ra rất nhiều tiền để cạnh tranh tại nước này. Theo nguồn tin của Bloomberg, chỉ riêng Uber đã mất hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, Uber vẫn chỉ mới đạt được 1 triệu chuyến xe / ngày, so với gần 11 triệu của Didi.

Với quy mô tiềm năng 750 triệu người, thị trường dịch vụ gọi xe ở Trung Quốc là lớn nhất thế giới, to hơn gấp đôi so với toàn bộ dân số của nước Mỹ, cũng như có tới 15 thành phố hơn 10 triệu dân. Hiện tại, Didi đang có 14 triệu tài xế ở 400 thành phố trên khắp Trung Quốc, trong khi Uber đang đặt mục tiêu phủ sóng 100 thành phố trong năm nay. 

Theo nguồn tin của Bloomberg, dù Uber sẽ rút ra khỏi thị trường Trung Quốc, nhưng hãng vẫn sẽ có được một lượng cổ phần đáng kể tại Didi Chuxing. Bằng cách loại bỏ các khoản lỗ khổng lồ ở Trung Quốc, Uber sẽ chuẩn bị tốt hơn cho một đợt IPO tiềm tàng trong thời gian tới.(NCĐT)

Trung Quốc xem xét thành lập 2 “siêu tập đoàn” thép

Liệu Trung Quốc rồi sẽ sớm giảm sản lượng thép sau khi thực hiện xong kế hoạch này?
Theo các nguồn tin của Bloomberg, chính phủ Trung Quốc đang xem xét việc tái cơ cấu lại toàn bộ ngành thép nước này, thông qua việc hợp nhất các công ty thép lớn thành 2 siêu tập đoàn.

Theo đó, công ty thép lớn nhất Trung Quốc là Thép Hà Bắc sẽ được hợp nhất với Shougang Group để tạo thành Tập đoàn Thép Miền Bắc Trung Quốc. Công ty lớn thứ nhì là Shanghai Baosteel sẽ được hợp nhất với Thép Vũ Hán để tạo thành Tập đoàn Thép Miền Nam Trung Quốc. Quá trình tái cơ cấu này sẽ cho phép sự hình thành của các tập đoàn đủ lớn để cạnh tranh với những ông lớn toàn cầu như ArcelorMittal (Ấn Độ - Luxembourg).

Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản của chính phủ Trung Quốc không trả lời câu hỏi của Bloomberg, trong khi phía Baosteel thì từ chối trả lời.

Hiện tại, giá các cổ phiếu tăng mạnh nhất kể từ khi có tin đồn này là Thép Hà Bắc (2,8%) và Shougang (3,7%). Cổ phiếu của Baosteel và Thép Vũ Hán thì đã ngưng giao dịch từ tháng trước do các vấn đề tài cơ cấu nội bộ.

Kế hoạch sáp nhập khổng lồ này được đánh giá là một phần trong nỗ lực cắt giảm tình trạng dư thừa sản lượng tại Trung Quốc, vốn là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới. Trong năm 2015, ngành thép nước này đã có sản lượng đạt mức kỷ lục là 1,2 tỷ tấn.

Nhà phân tích Helen Lau của Argonaut Securities Asia bình luận: “Kế hoạch làm tăng tốc việc giảm sản lượng dư thừa, do các công ty sẽ loại bỏ những sản phẩm trùng lắp nhau. Nó cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, và triệt tiêu cơ hội của những nhà sản xuất nhỏ kém cạnh tranh hơn”.(NCĐT)

Vingroup lấy ý kiến cổ đông phát hành 484 triệu cổ phiếu tăng vốn

 
Sau đợt phát hành tăng vốn từ thặng dư vốn cổ phần, vốn điều lệ của VIC dự kiến tăng lên hơn 26.377 tỷ đồng.

Tập đoàn Vingroup - CTCP (mã VIC) vừa công bố tờ trình lấy ý kiến cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn thặng dư vốn cho cổ đông hiện hữu.

Theo phương án công bố, VIC dự kiến phát hành gần 484,5 triệu cổ phiếu, tương đương tổng vốn điều lệ tăng thêm gần 4.845 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện quyền là 1000:225, tức mỗi cổ đông sở hữu 1000 cổ phần được quyền nhận thêm 225 cổ phần.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young
Việt Nam, thặng dư vốn cổ phần lũy kế đến 31/3/2016 của Tập đoàn Vingroup là hơn
7.305 tỷ đồng.

Thời gian dự kiến phát hành tăng vốn là trong quý IV/2016. 

Hiện, vốn điều lệ của VIC là 21.532 tỷ đồng sau khi tập đoàn này mới phát hành cổ phiếu để trả cổ tức trong tháng 7 vừa qua. Sau đợt phát hành tăng vốn từ thặng dư vốn cổ phần, vốn điều lệ của VIC dự kiến tăng lên hơn 26.377 tỷ đồng.

Vinamilk báo lãi gần 5.000 tỷ đồng, hoàn thành 60% kế hoạch năm

 
Doanh thu Vinamilk sau 6 tháng đã vượt 1 tỷ USD.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016 soát xét.

Cụ thể, Vinamilk ghi nhận 12.449 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý này, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 2.815,4 tỷ đồng, tăng gần 29%.

Lũy kế 6 tháng, Vinamilk đạt 22.782 tỷ đồng doanh thu và 4.972,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 18,6% và 33%.

Kế hoạch năm 2016, Vinamilk đặt chỉ tiêu doanh thu 44.560 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.266 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, công ty hoàn thành lần lượt 51% và 60% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.

6 tháng đầu năm, Vinamilk chi hơn 1.418 tỷ đồng để hỗ trợ và hoa hồng cho nhà phân phối, đồng thời chi 891 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, tăng mạnh lần lượt 35% và 13% so với cùng kỳ.

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cho phép Vinamilk không giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Thanh khoản thừa mà lãi suất huy động vẫn tăng

Diễn biến tăng của lãi suất huy động đang đi ngược với quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khi cơ quan này đang chủ động duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp để kích thích kinh tế tăng trưởng.
 
Lãi suất huy động đã tăng bình quân khoảng 0,35%
 
Trong tháng 6 và 7-2016, một số ngân hàng đã tăng nhẹ lãi suất huy động trên thị trường doanh nghiệp và dân cư. Cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn từ ba đến sáu tháng tăng khoảng từ 5-7 điểm cơ bản, tương đương với khoảng 0,05-0,07%.
 
Theo tính toán của tác giả, lãi suất huy động đã tăng bình quân khoảng 0,35% từ đầu năm 2016 đến nay. Trong đó, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 0,3% trong quí 1-2016 và tăng khoảng 0,05% trong quí 2-2016. Kết quả này cũng khá trùng khớp với số liệu trong báo cáo của Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN công bố mới đây(1).
 
Diễn biến này khiến cho nhiều chuyên gia kinh tế cảm thấy khó hiểu, bởi lẽ, chính sách tiền tệ đang được NHNN điều hành theo hướng nới lỏng ngay từ đầu năm đến nay.
 
Ba nguyên nhân...
 
Trước khi trả lời câu hỏi trên, tác giả muốn nhấn mạnh rằng việc lãi suất huy động tăng trong quí 1-2016 là có tính hệ thống, tức là hầu hết các ngân hàng đều điều chỉnh tăng lên. Tuy nhiên, diễn biến tăng lãi suất suất huy động trong quí 2-2016 chỉ diễn ra ở một số ngân hàng. Kết quả này cho thấy mặc dù toàn hệ thống đang dư thừa thanh khoản, nhưng sự dư thừa đó không diễn ra ở tất cả ngân hàng.
 
Trong khi các ngân hàng có uy tín, quy mô lớn đang dư thừa thanh khoản thì các ngân hàng quy mô nhỏ lại đang đối mặt với áp lực về thanh khoản trong thời gian tới.
 
Tại sao lại là trong thời gian tới chứ không phải thời điểm hiện tại? Bởi lẽ, nếu thiếu thanh khoản thì các ngân hàng này đã tiến hành vay vốn của NHNN trên thị trường mở (OMO). Tuy nhiên, theo ghi nhận thì tính từ ngày 19-5-2016 đến nay số dư trên OMO luôn bằng 0. Điều này cho thấy chưa có ngân hàng nào gặp vấn đề về thanh khoản trong thời gian qua.
 
Để hệ thống ngân hàng được vận hành thông suốt, theo định hướng và theo tín hiệu của thị trường, NHNN cần tiếp tục triển khai tái cơ cấu một số ngân hàng mà gần như... không phải ngân hàng.
Vậy tại sao các ngân hàng nhỏ đó lại đối mặt với áp lực về thanh khoản trong thời gian tới?
 

 
Thứ nhất, người gửi tiền đang cảm thấy lo ngại khi những thông tin từ vụ án của Ngân hàng Xây dựng đang được công bố. Sự lỏng lẻo trong quản trị và liều lĩnh của một số cán bộ ngân hàng đang khiến cho người dân mất niềm tin vào các ngân hàng này. Do đó, khả năng người dân sẽ có xu hướng chuyển các khoản tiền gửi của mình sang các ngân hàng có uy tín hơn.
 
Thứ hai, thông thường khách hàng khi không vay được vốn ở những ngân hàng có uy tín thì mới chuyển sang tiếp cận các ngân hàng nhỏ hơn, với khẩu vị rủi ro lỏng hơn (Risk Appetite). Điều này cho thấy rủi ro về chất lượng tín dụng của những ngân hàng này đang là một dấu hỏi lớn. Sự minh bạch thông tin về quản trị, điều hành ở các ngân hàng này đang ở mức thấp lại càng khiến cho người dân e ngại. Có ngân hàng gần như chưa bao giờ công bố báo cáo tài chính, báo cáo thường niên cũng các tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên và báo cáo quản trị. Đây cũng sẽ là một nhân tố khiến cho người gửi tiền có xu hướng chuyển sang các ngân hàng tốt hơn ngay cả khi lãi suất tiền gửi thấp hơn.
 
Thứ ba, đó là việc các ông chủ của những ngân hàng này có lẽ đang chỉ coi ngân hàng là nơi huy động vốn để họ sử dụng vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Trong đó, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản hay các dự án mà có thời gian thu hồi vốn thường kéo dài. Do vậy, tỷ lệ nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã và đang chạm hoặc vượt giới hạn cho phép của NHNN. Do đó, họ buộc phải tìm cách đẩy mạnh huy động vốn ngay cả trong lúc thanh khoản của mình vẫn đang được đảm bảo.
 
Để hệ thống ngân hàng được vận hành thông suốt, theo định hướng và theo tín hiệu của thị trường, NHNN cần tiếp tục triển khai tái cơ cấu một số ngân hàng mà gần như... không phải ngân hàng. Đó là những ngân hàng mà các ông chủ đang đem tiền gửi của người dân để đầu tư, kinh doanh vào các dự án riêng hay dự án của một nhóm lợi ích nào đó.(TBKTSG)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-06-2016

    Anh rời EU ảnh hưởng đến bán lẻ trực tuyến Bắc Mỹ
    Hậu Brexit, chứng khoán Việt vẫn đà rớt điểm 
    Cần tính lại các chính sách thuế, phí đối với than
    Thị trường bất động sản TP.HCM: Hé lộ những bất ổn
    Xuất khẩu trái cây vào Mỹ, Nhật... tăng trên 80%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-06-2016

    Sau Brexit, kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái năm 2017
    Nhà cái Anh kiếm trăm triệu USD nhờ Brexit
    Bao giờ nước mắm Phú Quốc thôi dán mác 'made in Thailand'
    Brexit ảnh hưởng ra sao tới kinh tế châu Á
    Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-06-2016

    Bất động sản giải trí Đà Nẵng hút giới đầu tư
    Đổi ngoại tệ thành VND ngay tại ATM của VietinBank
    Goldman Sachs: Anh có rơi vào suy thoái vì Brexit
    Hàn Quốc cần cải cách cơ cấu dựa vào hỗ trợ bởi chính sách tài chính và tiền tệ
    Kế hoạch điện gió ngoài khơi của Trung Quốc chậm trễ, mục tiêu 2020 bị đe dọa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-06-2016

    Vàng tiếp tục tăng nhẹ khi dư âm “cú sốc” Brexit chưa tan
    Hậu Brexit: Nên tránh xa công ty năng lượng và trái phiếu
    Tỷ giá trung tâm bật tăng mạnh ngay phiên đầu tuần
    Thị trường chứng khoán: âm thầm tăng
    Nhật Bản sẽ đơn phương can thiệp thị trường tiền tệ thời hậu Brexit

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-06-2016

    Xuất khẩu nông sản Việt sẽ gặp khó
    Anh rời khỏi EU: Tin buồn cho cả ngành công nghệ?
    Trung Quốc là kẻ thắng lớn khi Brexit?
    Thương nhân nước ngoài săn tìm gạo Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-06-2016

    VCBS: Ngân hàng Nhà nước không còn dư địa để giữ ổn định tỷ giá
    Bất động sản Anh nguy cơ giảm tốc vì Brexit
    Trong ngắn hạn, tỷ giá USD/VND sẽ phản ánh Brexit thế nào?
    Brexit: Lửa thử vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-06-2016

    IMF: Kinh tế Mỹ dần phục hồi, nhưng vẫn nhiều người nghèo đói
    Tencent vung 8,57 tỷ USD mua 'cha đẻ' Clash of Clans
    KHCN đóng vai trò quyết định trong sự thành công của Rạng Đông
    CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,72%
    Có sự chồng chéo trong quản lý hàng hóa XNK tại cửa khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-06-2016

    Hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam đang giảm dần
    Pháp vượt Anh trở thành nền kinh tế thứ 5 thế giới
    Nhà đầu tư chứng khoán sắp không được chuyển khoản nội bộ
    Doanh nghiệp thêm cửa vay ngoại tệ
    Ngân hàng Trung ương Anh hứa tung ra 250 tỷ bảng để bình ổn thị trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-06-2016

    Anh sẽ mất hàng ngàn việc làm ngành tài chính ngân hàng
    Người giàu nhất châu Âu mất 6 tỷ USD một ngày vì Brexit
    Indonesia ngưng xuất khẩu than tới Philippines sau vụ bắt cóc thủy thủ
    Tương lai bất định của trung tâm tài chính London
    400 người giàu nhất thế giới mất 127 tỉ USD vì nước Anh ra đi

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-06-2016

    Sài Gòn Food khẳng định không xuất khẩu cá diêu hồng sang Úc
    Vì sao Foody.vn đầu tư vào JAMJA.vn ?
    Danapha đầu tư 1.500 tỷ đồng sản xuất thuốc công nghệ Nano
    Mitsubishi tăng vốn góp trong liên doanh VinaStar
    Thị trường vàng chao đảo vì Anh rời EU