Xuất khẩu cà phê tăng 18% sau 7 tháng
Bio Ethanol Dung Quất đóng cửa do thua lỗ nghìn tỷ
Bùng nổ doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam thâu tóm
Yên lên cao nhất 1 tuần do đồn đoán Nhật Bản giảm quy mô kích thích
USD giảm so với yên nhưng tăng so với euro
Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-2016
- Cập nhật : 27/07/2016
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng qua ước đạt 17,8 tỷ USD
Những mặt hàng Trung Quốc nào vào Việt Nam nhiều nhất trong nửa năm nay?
Theo công bố của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016, các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày và sắt thép.
1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
Nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm đạt gần 13,09 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch 7,07 tỷ USD, chiếm 54,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Đáng chú ý, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng cho Việt Nam với trị giá gần 4,16 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 31,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo lần lượt là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…
2. Vải các loại
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch hơn 2,63 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tính chung về tình hình nhập khẩu vải các loại, tính đến hết tháng 6/2016, nhập khẩu vải các loại đạt gần 5,06 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 3,1 tỷ USD, chiếm 61,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
3. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy
Tính đến hết nửa đầu năm nay, nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 2,53 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu đạt gần 1,82 tỷ USD, chiếm 72% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Trong đó, thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch 920 triệu USD, chiếm 36,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đứng thứ 2 là Hàn Quốc đạt 392 triệu USD, chiếm 15,5%.
4. Sắt thép
Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam nửa đầu năm nay.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 5,63 triệu tấn, trị giá hơn 2,1 tỷ USD, chiếm 58,3% về lượng và 55,2% về trị giá. Theo sau là Nhật Bản với 1,47 triệu tấn, trị giá 592 triệu USD, chiếm 15,2% về lượng và 15,5% về trị giá.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 6/2016, nhập khẩu sắt thép các loại đạt 9,66 triệu tấn, trị giá 3,81 tỷ USD, tăng 43,9% về lượng, tuy nhiên chỉ tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.(Bizlive)
Startup Trung Quốc đặt cược vào khả năng bùng nổ dân số
Nhu cầu này xuất phát từ thực tế nhiều bà mẹ trẻ đang hoàn toàn phụ thuộc vào các ứng dụng công nghệ và thông tin trên internet để tìm kiếm những thông tin liên quan.
Việc Trung Quốc hủy bỏ chính sách một con vào năm ngoái đã khơi dậy hứng thú của giới đầu tư khi trong nửa năm đã có tới 10 vòng gọi vốn cho cho start up (khởi nghiệp) vào thị trường dịch vụ dành cho trẻ em và bà mẹ mang thai. Chính sách một con được bãi bỏ khiến nhiều chuyên gia dự đoán dân số sẽ bùng nổ kéo theo nhu cầu dịch vụ về trẻ em.
Những nhà đầu tư lớn như Soft Bank Capital tại Trung Quốc cũng nhận ra tiềm năng của thị trường này khi đầu tư 100 triệu NDT (15 triệu USD) cùng Morningside Ventures vào ứng dụng Mami Zhidao, một ứng dụng cung cấp thông tin tư vấn trực tuyến về sức khỏe trẻ sơ sinh.
Người tiêu dùng Trung Quốc luôn háo hức với những ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực từ ngân hàng đến y tế, khiến thị trường này trở đang trở thành gà đẻ trứng vàng. Trung Quốc có khoảng 450 triệu thiết bị di động với 7.350 doanh nghiệp cung cấp hơn 33 nghìn ứng dụng. Nhu cầu sử dụng ứng dụng liên quan đến chăm sóc sức khỏe và tập luyện tăng gần 130% vào năm ngoái, tăng nhanh thứ hai sau các ứng dụng chỉnh sửa ảnh.
Những doanh nghiệp Trung Quốc chuyên về cung cấp ứng dụng y tế trực tuyến (bao gồm cả dược phẩm và những ứng dụng cho bà mẹ mang thai) đã huy động được 1,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức cao nhất từ trước đến nay. Những star up chuyên về ứng dụng y tế cho bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh gọi được nhiều vốn nhất so với những hạng mục khác.
Việc chính phủ cho phép các gia đinh sinh hai có có khả năng khiến mỗi năm nước này đón thêm ba triệu trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khả năng bùng nổ dân số vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn do nhiều gia đình nhận thấy sinh thêm con thứ hai sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí. Ngoài ra, số lượng trẻ mới sinh năm 2015 giảm hơn 300 nghìn trẻ dù chính phủ đã bắt đầu thông báo hủy bỏ chính sách một con vào năm 2013.(NĐH)
Hậu Brexit: Anh cân nhắc giảm thuế để thu hút đầu tư
Do nước Anh dự định rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), giới chính trị gia nước này đang tìm kiếm những biện pháp duy trì vị thế một trong trung tâm tài chính trên thế giới. Một trong những ý tưởng được đề xuất là đưa Anh trở thành nơi tránh thuế (tax haven) sau Brexit.
Sau cuộc trưng cầu dân ý bỏ phiếu rời EU, nội các của Thủ tướng Cameron đã kêu gọi giảm thuế doanh nghiệp từ 20% xuống còn 15%. Mặc dù tân Thủ tướng Theresa May chưa đưa ra cam kết gì về đề xuất này nhưng nhiều thành viên quốc hội đang kêu gọi xem xét ý kiến này. Đây cũng là việc nhiều nhà kinh tế mong đợi với hy vọng Anh sẽ giành được nhiều điều khoản ưu đãi từ EU.
Tuy nhiên, với các bộ trưởng tài chính châu Âu, cạnh tranh thuế luôn là điều không hề vui vẻ. Lãnh đạo châu Âu hiện đã thống nhất về kế hoạch giảm thuế có thể khiến châu lục này mât 100 tỷ USD doanh doanh mỗi năm. EU đã phê chuẩn cho phép Ireland, Luxembourg, và the Netherlands có các mã thuế riêng – việc này cho phép những công ty như Starbucks và Apple có thể thu về lợi nhuận cao hơn. Điều khiến EU lo ngại là nếu Anh phê chuẩn việc cắt giảm thuế sẽ khiến các nước còn lại trong EU trở nên ít cạnh tranh hơn.
Nếu rời EU, Anh có thể tự do cắt giảm thuế nhưng nếu động thái này được xem là gây bất lợi cho các nước khác, EU có thể can thiệp hạn chế thương mại giữa Anh và EU.(NDH)