tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-07-2016

  • Cập nhật : 26/07/2016

Ngành xi măng: Xuất khẩu khởi sắc

Tiêu thụ xi măng nội địa tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2015; xuất khẩu khởi sắc ghi nhận sự nỗ lực của doanh nghiệp trong ngành 6 tháng đầu năm 2016. 

Tiêu thụ và xuất khẩu đều tăng

Theo thống kê của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), tiêu thụ xi măng 6 tháng đầu năm (cả xi măng và clinker) đạt 38,77 triệu tấn, bằng 112,4% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 51,01% kế hoạch năm 2016. Trong đó, tiêu thụ xi măng nội địa của cả nước đạt 29,92 triệu tấn, bằng 114,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Lý giải mức tiêu thụ xi măng nội địa tăng 14,8% so với năm 2015, ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng - khẳng định: Các dự án đầu tư không giảm, thị trường bất động sản sôi động trở lại, nhiều công trình được khởi công xây dựng là yếu tố khiến tiêu thụ xi măng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2015.

Không chỉ tiêu thụ nội địa khởi sắc, xuất khẩu xi măng và clinker 6 tháng đầu năm đạt 8,85 triệu tấn, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,61 triệu tấn; riêng xuất khẩu sản phẩm xi măng tháng 6 đạt 1,5 triệu tấn, bằng 100% so với tháng 5/2016 và bằng 117,2% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo ông Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam - dự báo năm 2016, cả nước sẽ tiêu thụ 59-60 triệu tấn xi măng nhưng đến nay, lượng xi măng tiêu thụ 6 tháng đầu năm đã đạt 29,92 triệu tấn. Do đó, mục tiêu đặt ra năm nay hoàn toàn khả quan.

Tối ưu hóa sản xuất, giữ vững thị phần

Đại diện Vụ Vật liệu xây dựng cho rằng, sắp bước vào “tháng ngâu”, tiêu thụ xi măng sẽ chậm hơn so với 6 tháng đầu năm. Vì vậy, việc giữ vững thị phần, tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các DN sản xuất xi măng.

Để khơi thông thị trường, giữ vững thị phần, Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch đã tiến hành sắp xếp lại hệ thống phân phối, các nhà phân phối trên cùng một địa phương được phân định rõ khu vực, hạn chế tình trạng cạnh tranh lẫn nhau. Ông Lê Thành Long - Giám đốc Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch - chia sẻ, Vicem Hoàng Thạch đang tập trung chuẩn hóa cấu trúc thương hiệu, hoàn thiện tổ chức hệ thống nhà phân phối chính, xây dựng lực lượng bán hàng chuyên nghiệp hơn với mục tiêu giữ vững thị phần tại các địa bàn cốt lõi, tiếp cận, mở rộng sang địa bàn mới.

Cùng với nỗ lực tìm kiếm thị trường, các DN sản xuất xi măng đang áp dụng nhiều giải pháp tiết giảm chi phí. Ông Trần Việt Thắng - Tổng giám đốc Vicem - cho biết, tổng công ty sẽ tập trung hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm 2016 ngay từ quý III, trong đó, giải pháp để giảm chi phí nhiên liệu là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, tiếp tục rà soát các chỉ tiêu, định mức tiêu hao năng lượng, xây dựng định mức mới nhằm vừa đảm bảo ổn định sản xuất, chất lượng sản phẩm vừa tối ưu hóa hoạt động thiết bị, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.

Đồng tình với quan điểm trên, theo ông Lê Văn Tới, các DN xi măng cần có những giải pháp sản xuất và tiêu thụ hợp lý, tránh gây thêm áp lực cho tiêu thụ trong nước. Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thúc đẩy chương trình sử dụng các sản phẩm xi măng như làm đường bê tông xi măng, vật liệu xây không nung… nhằm gia tăng sức tiêu thụ trong nước.

Đến năm 2018, công suất các nhà máy xi măng sẽ tăng lên đáng kể khi nhiều dây chuyền mới đi vào sản xuất. Vì vậy, để cân đối cung - cầu xi măng, cần có sự điều hành linh hoạt từ cơ quan quản lý nhà nước.(BCT)

Ngành giấy đang gặp nhiều khó khăn

Trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, có nhiều vấn đề các ngành kinh tế, các DN, các đơn vị sản xuất phải quan tâm để chọn được mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hiện nay, ngành giấy là một trong những ngành được Bộ công nghiệp, chính phủ hết sức quan tâm. Tuy nhiên, ngành giấy đang đứng trước nhiều những thách thức, khó khăn rất lớn.

Những rào cản…

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, ngành giấy nước nhà đang có nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Giấy của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonexia, Malaixia và của các nước trên thế giới sẽ tràn vào Việt Nam đe dọa sự sống còn của ngành giấy Việt Nam.

Giấy loại đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy. Tuy nhiên, một nghịch lý tồn tại nhiều năm qua, đó là mỗi năm toàn ngành phải dùng tới 70 -80% nguyên liệu phế thải để sản xuất giấy, 50% trong số đó là nhập khẩu. Nguồn thu gom trong nước chủ yếu qua đồng nát là những người thu gom riêng lẻ, các Cty vệ sinh, những người bới rác, các trạm thu mua trung gian.

Hiện nay chưa có Cty chuyên doanh giấy thu hồi do đó việc thu gom và tái chế diễn ra khá tự phát. Hơn nữa nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thu gom cũng như chưa có hành lang pháp lý điều hành hoạt động này do đó tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ở Trung Quốc hay 65% ở Thái Lan.

Bên cạnh đó, một yêu cầu khó đáp ứng, đó là những người thu mua ve chai, đồng nát phải có hóa đơn thì DN mua gom giấy phế thải mới được khấu trừ thuế đầu vào. DN kiến nghị đã nhiều năm vẫn chưa được tháo gỡ.

Trớ trêu hơn, Việt Nam đã vượt qua Australia để trở thành nước xuất khẩu dăm mảnh với khối lượng lớn sang Nhật Bản, Trung Quốc nhưng giá trị thu được rất thấp. Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu sản xuất giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu với giá cao từ nước ngoài về để sản xuất giấy. Với cung cách làm ăn như vậy, từ cơ quan quản lý đến DN, khi nào ngành giấy Việt Nam mới vươn lên cạnh tranh ngang bằng với các nước trong khu vực?

Khi sử dụng giấy loại làm nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất rất lớn để hạ giá thành sản phẩm. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Tính trung bình sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiết kiệm được 17 cây gỗ và 1.500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy. Hơn nữa, chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy.

Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại lại có tác động bảo vệ môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên thủy (Theo Tạp chí công nghiệp tháng 12/2008). Bởi vậy, hiệu quả từ việc sử dụng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy là vô cùng lớn so với việc chế biến giấy từ cây nguyên liệu. Chính vì vậy đối với giai đoạn hiện nay việc sử dụng giấy thu hồi được coi là vấn đề sống còn của các DN giấy.

Tuy nhiên, Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy cho biết, giấy đã qua sử dụng là nguồn nguyên liệu sống còn của ngành giấy Việt Nam nhưng hiện nay vấn đề này chưa được các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho DN phát triển sản xuất, mà lại rất “chặt chẽ”với loại nguyên liệu này, nhất là khi nguồn nguyên liệu ngành giấy Việt Nam lại đang gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu thì công văn của Tổng cục môi trường lại cho rằng: “Phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất nói chung và phế liệu giấy nhập khẩu là loại hàng hóa đặc biệt, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao…”.

Chính vì thế, Tổng cục Hải Quan lại áp dụng luôn quy định tại công văn “6037/TCHQ-GSQL ngày 1/7/2015” để thực hiện kiểm tra 100% các lô hàng phế liệu nhập khẩu, việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện tại hải quan cửa khẩu nhập khẩu, không được chuyển về nhà máy, cơ sở sản xuất để kiểm tra. Điều này đã gây rất nhiều cản trở và khó khăn cho DN khi làm thủ tục nhập khẩu. Nếu DN không muốn kiểm tra thì phải “trải thảm” với số tiền không hề nhỏ đối với mỗi container giấy đã qua sử dụng.

Đồng thời, các DN sản xuất giấy đều phải ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu, theo đó đơn vị có sản lượng thấp nhất mỗi tháng nhập khoảng 1.000 tấn thì phải ký quỹ tới 800 triệu đồng/tháng. Với quy định này DN sản xuất giấy nhập khẩu 2.500 tấn/tháng thì phải ký quỹ tới 2 tỉ đồng. Điều này thực sự là một khó khăn rất lớn đối với các DN Giấy nói chung.

Hiện nay các DN đã hết nguồn nguyên liệu nhập khẩu, có nguy cơ đóng máy, hàng trăm lao động không có công ăn việc làm. Ảnh hưởng lớn đến cuộc sống gia đình và xã hội….

Cần có giải pháp hỗ trợ kịp thời

Ngành giấy đang đứng trước những khó khăn rất lớn. Để đứng vững và phát triển đòi hỏi ngành giấy phải có những biện pháp mang tính tổng lực nhằm tận dụng thời cơ và sức mạnh, khắc phục khó khăn, thách thức.

Giấy là mặt hàng đặc biệt mang tính xã hội cao, ngành sản xuất giấy có những đặc trưng riêng về công nghệ, dây chuyền thiết bị, vì vậy, trong thời gian tới cần rà soát lại và chấn chỉnh việc thực hiện quy hoạch ngành giấy, tránh tình trạng đầu tư thiếu khoa học, chú trọng lợi ích trước mắt như hiện nay.

Các DN trong nước muốn cạnh tranh phải nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định dưới hình thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng rừng.

Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho nghành giấy, nhà nước cần có chính sách ưu đãi trong việc tiếp cận vốn để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đồng bộ, đào tạo, nghiên cứu thị trường, thuế…và tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư tín dụng, vốn ODA để phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy…

Đặc biệt, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cũng đã kiến nghị, Nhà nước cần miễn thuế VAT cho các DN sản xuất giấy từ giấy phế liệu, miễn thuế cho hoạt động thu gom, buôn bán giấy đã qua sử dụng, giấy loại. Xây dựng chính sách cụ thể về hoạt động thu gom, tái chế, sử dụng từ giấy loại. Giảm ký quỹ xuống mức tối thiểu nhất với các lô hàng giấy thu hồi… khuyến khích các cơ quan nhà nước sử dụng giấy sản xuất trong nước; coi cây nguyên liệu giấy là cây công nghiệp để có chính sách hỗ trợ hợp lý. Có như vậy ngành giấy mới tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.(DDDN)

Xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 10 tỷ USD

Theo Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2016 đạt gần 10,85 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 13,2% trong tổng kim xuất khẩu của cả nước.

Trong đó, doanh  nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch gần 6,6 tỷ USD, chiếm 60,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016: thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 5,42 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 49,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; Nhật Bản đạt kim ngạch gần 1,28 tỷ USD, tăng 5,5%, chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may; thị trường Hàn Quốc đạt 876 triệu USD, tăng 16%, chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy trong 6 tháng đầu năm đạt gần 2,53 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu đạt gần 1,82 tỷ USD, chiếm 72% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 gồm: Trung Quốc đạt kim ngạch 920 triệu USD, chiếm 36,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; đứng thứ 2 là Hàn Quốc đạt 392 triệu USD, chiếm 15,5%; Đài Loan đạt 237 triệu USD, chiếm 9,4%; ...

6 tháng, gần 50 nghìn ô tô được nhập về Việt Nam

Thông tin Tổng cục Hải quan công bố chiều 21/7 cho thấy, đã có gần 50 nghìn ô tô được nhập về Việt Nam chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Riêng trong tháng 6, lượng xe nhập khẩu đạt gần 8.700 chiếc, giảm 29,1% so với tháng trước nhưng tăng 4,9% về trị giá nhập khẩu.
Tính chung đến hết tháng 6, cả nước nhập khẩu 49.900 xe, trị giá hơn 1,21 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi đạt 20.400 chiếc, trị giá 375 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và 69,4% về trị giá so với với cùng kỳ năm 2015.

Ô tô tải các loại đạt 21.900 chiếc, trị giá 458 triệu USD, tăng 2,3% về lượng nhưng giảm 19,8% về trị giá. Các loại xe ô tô khác đạt 7.600 chiếc, trị giá 379 triệu USD, giảm mạnh 46,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi được nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản với 3.700 chiếc, trị giá 143 triệu USD, tăng 62% về lượng và tăng 103,3% về trị giá. Đứng thứ 2 là Đức với 1.600 chiếc, trị giá 51 triệu USD, tăng 83,8% về lượng và  65%.

Lượng xe nhập từ Thái Lan cũng tăng mạnh với 3.600 chiếc, trị giá 41 triệu USD, tăng 79,5% về lượng và 93,5% về trị giá... Trong khi đó, nhập khẩu ô tô từ Hàn Quốc chỉ đạt 3.200 chiếc, trị giá 20 triệu USD, giảm 24,6% về lượng và 16,3% về trị giá. Xe nhập khẩu từ Ấn Độ cũng giảm 19,2% về lượng và 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015, với 5.400 chiếc, trị giá 21 triệu USD...

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-2016

    Google thống trị thị trường quảng cáo tìm kiếm
    Nhật Bản: xuất khẩu giảm ít hơn so với dự kiến
    Sản lượng thép toàn cầu trong tháng 6 không thay đổi
    'Vua' cá tra tăng lãi 17 lần
    Dệt Long An vướng bê bối nợ nần

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-2016

    Lãi suất hay kết quả kinh doanh sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán?
    Hòa Phát lãi sau thuế 6 tháng 3.050 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch năm
    Bảo Việt rót hàng trăm tỉ đồng vào Phú Quốc
    Bộ Xây dựng 'bêu tên' hàng loạt doanh nghiệp làm ăn yếu kém

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-2016

    Deutsche Bank vẫn thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới
    Đánh giá rủi ro Việt Nam giảm đáng kể, khối ngoại mua ròng 17.100 tỷ TPCP từ đầu năm
    Châu Á đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ
    Ngân hàng Ấn độ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-2016

    Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng qua ước đạt 17,8 tỷ USD
    Những mặt hàng Trung Quốc nào vào Việt Nam nhiều nhất trong nửa năm nay?
    Startup Trung Quốc đặt cược vào khả năng bùng nổ dân số
    Hậu Brexit: Anh cân nhắc giảm thuế để thu hút đầu tư

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-2016

    Khó khăn vẫn rình rập dù xuất khẩu tăng
    Tăng cường sản xuất dầu từ các mỏ dầu sắp cạn kiệt bằng cách bơm CO2
    Dệt may, xuất khẩu than mất dần lợi thế cạnh tranh do chính sách tỷ giá
    Chubb Life Việt Nam nâng vốn chủ sở hữu lên 1.550 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-2016

    Mặt hàng nông, thủy sản đối mặt nhiều thách thức
    Xuất khẩu điện thoại, dệt may đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam
    Cán cân thương mại đảo chiều: xuất siêu
    Saudi Arabia lấy lại vị trí hàng đầu về cung cấp dầu thô cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-2016

    Nợ công Trung Quốc vượt xa tất cả các quốc gia đang phát triển
    Fed có thể giữ nguyên chính sách lãi suất trong cuộc họp tuần tới
    Từ nay đến cuối năm: Đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá
    Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 6,5% trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-2016

    Brexit có thể làm thị trường tiền tệ thiệt hại 35 đến 40 tỷ USD
    Xuất khẩu trên 1 triệu lít nước dừa đóng hộp
    Doanh nghiệp VN chưa “mặn” với trọng tài quốc tế
    Dòng tiền lại ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-2016

    Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay
    Đại gia Thái hứa xây dựng dự án hóa dầu Long Sơn cuối 2017
    “Tử huyệt kinh tế” của Philippines phụ thuộc vào Trung Quốc thế nào?
    Nhà đầu tư Nhật “săn” dự án bất động sản
    Xuất khẩu da giày hụt hơi

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-2016

    Yahoo có thể “bán mình” cho đại gia viễn thông Mỹ với giá 5 tỷ USD
    Gang thép Thái Nguyên: Lãi lớn nhất trong vòng nhiều năm, sắp xóa hết lỗ lũy kế
    2 doanh nghiệp dược Imexpharm, Vimedimex: Lợi nhuận quý 2/2016 giảm sút so với cùng kỳ
    FPT đạt 1.258 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm